Theo Philip Kotler (cha đẻ của marketing hiện đại) thì bất kỳ sản phẩm nào sinh ra đều đáp ứng nhu cầu của một khách hàng nào đó. Theo đó, cấp độ sản phẩm ra đời nhằm đánh giá các góc nhìn về mức độ nhu cầu khác nhau của khách hàng. Vậy cấp độ sản phẩm là gì? Mô hình 5 cấp độ sản phẩm trong marketing xây dựng như thế nào? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Cấp độ sản phẩm là gì?
1.1 Khái niệm cấp độ sản phẩm
Cấp độ sản phẩm là tập hợp các đặc điểm, thuộc tính mà khách hàng mong đợi đối với sản phẩm kỳ vọng nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng theo thời gian.
1.2 Giới thiệu mô hình 5 cấp độ sản phẩm
Mô hình 5 cấp độ sản phẩm (Five Product Level Model) là mô hình cung cấp góc nhìn về 5 mức độ nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm cụ thể. Mô hình được phát triển vào những năm 1960 bởi Philip Kotler (Cha đẻ của Marketing hiện đại).
Theo ông, bất kỳ sản phẩm nào sinh ra đều đáp ứng nhu cầu của một khách hàng nào đó, bao gồm giá trị hữu hình và trừu tượng. Từ đó, mô hình 5 cấp độ sản phẩm ra đời nhằm cho thấy giá trị mà người tiêu dùng “gắn” cho các sản phẩm. Bao gồm:
- Sản phẩm cốt lõi (Core Product)
- Sản phẩm cơ bản/ sản phẩm chung (Generic Product)
- Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product)
- Sản phẩm bổ sung (Augmented Product)
- Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)
Mô hình 5 cấp độ sản phẩm (Five Product Level Model)
Xem thêm: USP SẢN PHẨM LÀ GÌ? CÁCH THIẾT LẬP USP SẢN PHẨM HIỆU QUẢ
1.3 Ví dụ về mô hình 5 cấp độ sản phẩm
Dưới đây là chi tiết về mô hình 5 cấp độ sản phẩm của Coca Cola để bạn có thể tham khảo:
- Sản phẩm cốt lõi: Coca Cola đem đến sản phẩm cốt lõi là dòng nước uống có gas giúp giải khát hiệu quả.
- Sản phẩm chung: Coca Cola đem đến hương vị ngọt, mát mẻ và cảm giác tươi mới khi uống, dễ dàng tìm thấy ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
- Sản phẩm kỳ vọng: Coca Cola đáp ứng kỳ vọng về sản phẩm có gas, mát lạnh, dung tích vừa đủ và giá cả phải chăng.
- Sản phẩm gia tăng: Coca Cola cho ra mắt thêm dòng Coke Zero hay Coca Light - dòng Coca ít hoặc không calo mà hương vị không đổi. Hướng đến các tập khách hàng giảm cân, kiêng đường.
- Sản phẩm tiềm năng: Sự sáng tạo nổi bật của Coca chính là in tên khách hàng trên lon Coca bằng tên cá nhân mỗi người, tạo nên sự thành công lớn. Đây là chiến dịch marketing thành công của Coca Cola, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng tập khách hàng mục tiêu.
Ví dụ về mô hình 5 cấp độ sản phẩm
2. Tại sao cần phân chia cấp độ của sản phẩm trong marketing?
Việc phân chia cấp độ sản phẩm trong marketing đem đến vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: Việc chia cấp độ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về mong muốn của khách hàng, điều khách hàng kỳ vọng, mong muốn ở một sản phẩm. Từ đó, đưa ra các sản phẩm bổ sung với các tính năng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của từng tệp khách hàng riêng biệt.
- Tối ưu hoá chiến lược tiếp thị: Thông qua việc phân loại cấp độ sản phẩm thì doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng, nắm bắt nhu cầu của họ. Từ đó tối ưu hoạt động chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng phân khúc thị trường.
- Xây dựng thương hiệu: Phân loại sản phẩm thành 5 cấp độ riêng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả. Bởi mỗi cấp độ sản phẩm có thể được liên kết với một giá trị và tầm nhìn riêng, giúp tăng cường vị thế thương hiệu trên thị trường.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: Việc có các sản phẩm phù hợp với đa dạng phân khúc khách hàng khác nhau giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhất định.
Xem thêm: THÁP NHU CẦU MASLOW LÀ GÌ? ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU TRONG MARKETING
Tại sao cần phân chia cấp độ của sản phẩm trong marketing?
3. Chi tiết về mô hình 5 cấp độ sản phẩm trong marketing
3.1 Sản phẩm cốt lõi (Core Product)
Sản phẩm cốt lõi (Core Product) là những sản phẩm nhằm giải quyết nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng, đôi khi nhu cầu này sẽ không được thể hiện rõ nét mà cần phân tích Insight của khách hàng. Vì thế, có thể cùng một ngành nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm với đặc tính, lợi ích khác nhau nhằm tạo sự khác biệt hoá.
Ví dụ, khi bạn khát nước, thì bạn sẽ có nhu cầu mua nước ép, nước khoáng để giải khát, đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.
Sản phẩm cốt lõi (Core Product)
3.2 Sản phẩm cơ bản/ sản phẩm chung (Generic Product)
Sản phẩm chung (Generic Product) là những sản phẩm bao hàm các đặc tính được thể hiện ra bên ngoài dựa vào sản phẩm cốt lõi như: chất lượng, tên thương hiệu, kiểu dáng, tính năng,... Từ nhu cầu cốt lõi, khách hàng sẽ có sự so sánh giữa các sản phẩm/dịch vụ vào các khía cạnh cơ bản để đưa ra quyết định mua.
Ví dụ, nếu ở cấp độ sản phẩm cốt lõi của bạn là muốn cung cấp dòng sữa tươi ra thị trường. Thì sản phẩm cơ bản mà bạn có thể cung cấp như thương hiệu TH True Milk, Vinamilk, Dalat milk, Nestle,...
3.3 Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product)
Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product) là những điều người tiêu dùng kỳ vọng vượt qua những đặc tính chung của một sản phẩm thông thường. Nghĩa là, nếu sản phẩm cốt lõi đáp ứng nhu cầu nhất thời thì sản phẩm kỳ vọng sẽ mang tính chất lâu dài hơn.
Ví dụ khi mua một chiếc laptop thì bạn sẽ kỳ vọng về độ bền, RAM của máy, màn hình máy tính, thương hiệu, giá cả,... để đáp ứng về nhu cầu làm việc hoặc học tập.
Xem thêm: AIDA LÀ GÌ? CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA TRONG MARKETING HIỆU QUẢ
Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product)
3.4 Sản phẩm bổ sung (Augmented Product)
Sản phẩm bổ sung (Augmented Product) là những thuộc tính, đặc điểm hoặc yếu tố của sản phẩm cốt lõi được bổ sung vào nhằm tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chúng thường được thể hiện thông qua thương hiệu, hình ảnh và vị thế của một công ty.
3.5 Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)
Sản phẩm tiềm năng (Potential Product) là sản phẩm có thể cải tiến, mở rộng hoặc chuyển đổi trong tương lai. Nghĩa là, sản phẩm tiềm năng cần có bước tiến mới chưa từng có nhằm thu hút khách hàng.
Ví dụ điện thoại Iphone thường ra mắt các phiên bản mới mỗi năm với các thay đổi về cấu hình, camera, màu sắc, kích thước,.. thu hút người tiêu dùng.
Xem thêm: TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)
Phía trên là toàn bộ về mô hình cấp độ sản phẩm để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình marketing này. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!