USP là phương tiện giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng và sở hữu lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Vậy USP sản phẩm là gì? Vai trò của USP đối với sự thành công của một thương hiệu là gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật các kiến thức liên quan đến USP qua bài viết sau đây nhé!
1. USP sản phẩm là gì?
1.1 Khái niệm USP sản phẩm là gì?
USP (viết tắt của Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition) – một thuật ngữ đề cập đến những giá trị độc nhất của một doanh nghiệp, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. USP của một doanh nghiệp có thể là điểm khác biệt về chi phí, chất lượng, sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường,...
Trong marketing, việc truyền đạt USP một cách ngắn gọn, dễ hiểu là cách thức tốt nhất giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Gắn liền với đó là cung cấp cho người tiêu dùng những thứ mà các sản phẩm cạnh tranh khác không có, hơn thế nữa là đủ sức hấp dẫn để lôi kéo khách hàng mới.
1.2 Ví dụ về USP của một số thương hiệu
Sau đây sẽ là một số ví dụ giúp bạn hiểu hơn khái niệm USP sản phẩm là gì:
- USP của Domino’s Pizza: “Khách hàng sẽ nhận được Pizza nóng, được vận chuyển miễn phí trong vòng 30 phút”. USP của Domino’s Pizza là câu khẩu hiệu tập trung vào chất lượng sản phẩm, chính là Pizza tươi, nóng sẽ được vận chuyển miễn phí chỉ trong vòng 30 phút tới tay khách hàng.
- USP của Coca-Cola: Lợi điểm bán hàng độc nhất của Coca-Cola là lấy màu đỏ và biểu tượng cánh én làm biểu tượng thương hiệu.
- USP của Tiki: Tập trung vào việc giao hàng một cách nhanh nhất, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm trong quá trình mua sắm. Với chương trình giao hàng “Siêu nhanh – Siêu tiết kiệm” của Tiki, khách hàng có thể nhận được sản phẩm một cách nhanh chóng chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Xem thêm:
=> MÔ HÌNH 4P LÀ GÌ? QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING
=> PHỄU MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHỄU MARKETING HIỆU QUẢ
2. Vai trò của USP đối với doanh nghiệp
2.1 Tạo lợi thế dẫn đầu cho doanh nghiệp
Trong môi trường đầy tính cạnh tranh hiện nay, USP đóng vai trò trong việc giúp một doanh nghiệp xác định chính xác đâu là điều tạo nên sự khác biệt của mình với đối thủ cạnh tranh khác. Từ đó, doanh nghiệp mới nắm bắt được lợi thế và sử dụng các chiến dịch Marketing hiệu quả để quảng bá “sự độc nhất” với khách hàng.
2.2 Thu hút khách hàng, tạo dựng thương hiệu
USP là một lời quảng cáo tích cực, tập trung vào những điểm độc đáo, khác biệt trong sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp. Với thế mạnh của riêng mình, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng, từ đó giúp khẳng định giá trị và vị thế trên thị trường trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Khi đã tìm được một chỗ đứng vững chắc, doanh nghiệp ngược lại cũng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tối ưu hiệu suất chuyển đổi và tăng doanh thu bán hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.3 Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Khi đã phát triển hoàn chỉnh một USP, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xác định đâu là yếu tố quan trọng chủ chốt. Từ đó lên ý tưởng cho chiến dịch quảng cáo marketing sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) được xem là nhân tố cốt lõi đóng vai trò truyền đạt thông tin đến người tiêu dùng. Qua đó, khách hàng có thể nhận biết và ghi nhớ sản phẩm đến từ thương hiệu của doanh nghiệp. Đây chính là hiệu quả mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng muốn đạt được khi triển khai các chiến dịch quảng cáo.
Xem thêm:
=> BRANDING MARKETING LÀ GÌ? TÌM HIỂU SÂU VỀ BRANDING MARKETING
=> QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING BỨT PHÁ DOANH SỐ
3. Đặc điểm của một USP sản phẩm hiệu quả
Một USP sản phẩm hiệu quả cần bao gồm những đặc điểm nào? Khi xây dựng và phát triển USP trong marketing, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng USP của mình sẽ mang một số đặc điểm chính sau đây:
3.1 USP cần độc đáo
Một đặc điểm hiển nhiên cần có ở một USP sản phẩm là tính độc đáo. Nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp không có bất kỳ điểm đặc biệt nào thì sẽ rất khó để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.
Chính vì thế, một Unique Selling Proposition trước tiên cần có yếu tố độc đáo, riêng biệt để thu hút khách hàng và tạo dấu ấn thương hiệu. Từ đó thuyết phục họ mua sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thay vì lựa chọn bên đối thủ.
3.2 USP cần dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu
USP của sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải được xác định dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Điểm độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ nếu không mang lại lợi ích hay giá trị nào đó cho khách hàng thì sẽ không được coi là một USP hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu, để xây dựng USP phù hợp đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu.
3.3 USP là điểm khó có thể bắt chước
Đây cũng là đặc điểm rất quan trọng đối với USP của một doanh nghiệp. Khi xác định và phát triển hoàn chỉnh USP khiến các đối thủ khác khó có thể bắt chước, doanh nghiệp đã khẳng định được sự thành công khi định vị được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời sở hữu lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà không một ai có.
Xem thêm:
=> THÁP NHU CẦU MASLOW LÀ GÌ? ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU TRONG MARKETING
=> AIDA LÀ GÌ? CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA TRONG MARKETING HIỆU QUẢ
4. Các bước thiết lập USP sản phẩm hiệu quả
Ngoài nắm được khái niệm USP sản phẩm là gì, để phát triển hoàn thiện USP, doanh nghiệp cần áp dụng quy trình thực hiện sau đây:
4.1 Hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ
Trước tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ mà mình cung cấp, thông qua quá trình phân tích, nghiên cứu, tự đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa.
Ngoài ra, để xác định được USP phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ, doanh nghiệp có thể tham khảo và trả lời một số câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì?
- Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
- Tính năng chính của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- Những tính năng đó có điểm gì nổi bật so với đối thủ?
- Sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mang đến giá trị như thế nào?
4.2 Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo của việc xây dựng và phát triển USP là vẽ chân dung khách hàng mục tiêu. Chân dung khách hàng (Buyer persona) bao gồm các thông tin về khách hàng lý tưởng như sở thích, nhân khẩu học, đặc điểm hành vi và những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của đối tượng.
Bằng việc xây dựng chân dung và hiểu rõ về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược phân bổ các nguồn lực hợp lý, đồng thời xây dựng chiến lược marketing và thúc đẩy bán hàng hiệu quả.
Để có thể phát triển USP qua việc vẽ chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai?
- Những đặc điểm chính của khách hàng là gì (nhân khẩu học, sở thích,…)?
- Vấn đề mà khách hàng thường gặp phải là gì?
- Nhu cầu của khách hàng là gì?
- Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng được những nhu cầu đó?
4.3 Nghiên cứu thị trường khi xây dựng USP sản phẩm
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là một quá trình thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến thị trường mục tiêu, khách hàng, đối thủ. Mục đích là giúp doanh nghiệp có thể triển khai được các chiến lược marketing phù hợp hơn, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Có 2 phương pháp phổ biến chính mà doanh nghiệp có thể tham khảo khi nghiên cứu thị trường:
- Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Market Research): Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp sẽ tự tiếp cận khách hàng hoặc sử dụng một bên thứ ba để thu thập thông tin về khách hàng hay những phản hồi, đánh giá của khách hàng liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Market Research): Là phương pháp mà doanh nghiệp thực hiện thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn. Những nguồn này có thể đến từ các tổ chức chính phủ, hiệp hội thương mại, phòng thương mại và các tổ chức khác.
4.4 Xây dựng USP cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển USP sản phẩm. Doanh nghiệp cần hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, sản phẩm hay dịch vụ của họ có tính năng gì đặc biệt, khách hàng của họ là ai. Từ đó xác định được điểm bán hàng độc nhất của mình là gì và giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phân tích những thông tin chính như:
- Thông tin tổng quan về đối thủ: Đội ngũ lãnh đạo, thị phần và quy mô công ty, đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp, số lượng khách hàng,...
- Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ: Tính năng sản phẩm/ dịch vụ, định giá sản phẩm/ dịch vụ, ưu và nhược điểm của sản phẩm/ dịch vụ,…
- Các kênh truyền thông của đối thủ: Định vị thương hiệu của đối thủ, xác định nền tảng truyền thông, chiến lược nội dung của đối thủ, thông điệp truyền thông trong các chiến dịch, các hoạt động marketing của đối thủ,…
- Khách hàng của đối thủ: Đối thủ đang tập trung vào thị trường nào, hướng đến phân khúc nào, khách hàng của đối thủ thường xuất hiện ở đâu, những đánh giá của khách hàng về đối thủ,…
4.5 Tổng hợp và chọn lọc thông tin để xác định USP của doanh nghiệp
Sau quá trình tìm hiểu về sản phẩm, khách hàng mục tiêu, thị trường cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần tổng hợp và chọn lọc ra các thông tin để xác định được điểm bán hàng độc nhất của mình.
Khi tổng hợp và chọn lọc thông tin để phát triển USP, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau đây:
- Khách hàng mục tiêu đang có nhu cầu gì?
- Sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp có thể giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ như thế nào?
- Những tính năng trong sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có ưu điểm nào nổi trội so với đối thủ?
- Đối thủ cạnh tranh đang áp dụng những chiến lược nào để thu hút khách hàng? Họ có những điểm bán hàng đặc biệt nào không?
Doanh nghiệp cũng nên chọn lọc 1-2 điểm USP phù hợp nhất để tập trung triển khai các chiến lược xây dựng thương hiệu và Marketing hiệu quả.
4.6 Đánh giá tính hiệu quả
Đây là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng và phát triển USP. Hãy luôn đánh giá tính hiệu quả và cập nhật USP một cách kịp thời. Doanh nghiệp cần xem xét liệu USP đưa ra có phải là điểm bán hàng độc nhất giúp mình sở hữu lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng hay không.
Ví dụ, với khẩu hiệu “Giao hàng nhanh chỉ trong 30 phút”, doanh nghiệp cần xem xét đánh giá của khách hàng để kịp thời điều chỉnh chiến lược nếu như không thật sự thu hút hay nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh khác.
Trên đây là bài viết tổng hợp khá chi tiết các kiến thức xoay quanh khái niệm USP trong kinh doanh. Hy vọng qua những chia sẻ của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster , các bạn đã phần nào hình dung được USP sản phẩm là gì, cũng như biết cách để xây dựng cho mình điểm bán hàng độc nhất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.