Branding marketing được nhắc đến như một thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng doanh nghiệp. Vậy branding marketing là gì? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Branding Marketing là gì?
Branding marketing (tiếp thị thông qua quảng bá thương hiệu) là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, giá trị và danh tiếng của một thương hiệu (brand) nhằm tạo dựng lòng tin, nhận diện và sự trung thành từ khách hàng.
Khi thực hiện branding marketing, doanh nghiệp tập trung vào việc xác định các yếu tố độc đáo của thương hiệu, bao gồm logo, slogan, giá trị cốt lõi, thông điệp, màu sắc, hình ảnh và cảm xúc. Những yếu tố này giúp tạo nên bản sắc và nhận thức đặc biệt trong tâm trí khách hàng, giúp họ nhớ đến và có ấn tượng tích cực về thương hiệu.
Mục tiêu của branding marketing là gì? Đó là tạo dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tạo lòng trung thành từ khách hàng. Khi thương hiệu trở nên đáng tin cậy và độc đáo, nó có thể giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh, tăng doanh số bán hàng và xây dựng một quan hệ bền vững với khách hàng.
Một thương hiệu thường xuyên thay đổi “tính cách”, không có được sự đồng nhất đó là một thương hiệu chưa tốt. Ngược lại, một thương hiệu có thể tạo ra sự đồng nhất xuyên suốt hành trình sẽ là một thương hiệu mạnh
Bạn có thể thấy rằng, các thương hiệu lớn như Apple, Vinamilk, Adidas,… có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, các chiến lược được phát triển cho từng dòng sản phẩm, tuy nhiên “tính cách của thương hiệu mẹ” thì vẫn được giữ xuyên suốt.
Branding marketing là gì
2. Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Branding Marketing
Trade marketing và branding marketing là hai khái niệm khác nhau trong lĩnh vực tiếp thị và quảng bá thương hiệu, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh. Vậy sự khác nhau giữa trade marketing và branding marketing là gì:
- Trade Marketing (Tiếp thị thương mại)
Trade marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng quan hệ và tạo lợi ích cho các đối tác kinh doanh, như nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ và các nhà cung cấp khác. Mục tiêu của trade marketing là thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh để tăng cường hiệu quả phân phối sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng.
Các hoạt động trade marketing bao gồm thương thảo hợp đồng, chương trình khuyến mãi và giảm giá cho đại lý và nhà phân phối, cung cấp tư liệu quảng cáo và bán hàng, hỗ trợ trưng bày sản phẩm tại cửa hàng, tổ chức sự kiện và chương trình hội nghị cho các đối tác kinh doanh.
- Branding Marketing (Tiếp thị thông qua quảng bá thương hiệu)
Như định nghĩa branding marketing là gì đã nói, đây là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, giá trị và danh tiếng của một thương hiệu (brand) đối với khách hàng. Mục tiêu của branding marketing là tạo dựng lòng tin, nhận diện và lòng trung thành từ khách hàng đối với thương hiệu.
Các hoạt động branding marketing bao gồm quảng cáo, marketing trực tuyến, quan hệ công chúng (PR), sự kiện và tài trợ, và các chiến lược tạo dựng nhận thức về thương hiệu thông qua các kênh truyền thông và nội dung truyền thông đa dạng.
Tóm lại, trade marketing tập trung vào tối ưu hóa mối quan hệ kinh doanh với các đối tác cung ứng và phân phối, trong khi branding marketing tập trung vào xây dựng hình ảnh và giá trị của thương hiệu để thu hút và giữ chân khách hàng cuối cùng. Cả hai loại tiếp thị đều quan trọng để phát triển doanh nghiệp và thương hiệu mạnh mẽ.
Xem thêm: NHÂN VIÊN SALE LÀ GÌ? CHI TIẾT CÔNG VIỆC, KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT NHÂN VIÊN SALE
Mô hình thể hiện sự khác biệt giữa hai mô hình
3. Các yếu tố cần biết trong branding marketing là gì?
3.1. Brand ambassador
Yếu tố đầu tiên chúng ta tìm hiểu đó là brand ambassador hay đại sứ thương hiệu. Vậy brand ambassador là gì?
Đây có thể là một người hoặc một nhóm người được thương hiệu (brand) tuyển chọn hoặc hợp tác với mục tiêu quảng bá, đại diện, và chia sẻ thông điệp tích cực về thương hiệu với khách hàng và cộng đồng. Đây là một chiến lược tiếp thị phổ biến để tạo sự nhận diện và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu.
Các đại sứ thương hiệu có thể là các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên, người nổi tiếng, hoặc bất kỳ cá nhân nào có ảnh hưởng trong lĩnh vực liên quan đến thương hiệu. Họ thường được lựa chọn vì có sự tương thích với giá trị và hình ảnh của thương hiệu, và có khả năng tạo liên kết sâu sắc và tích cực với đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
So với KOL marketing thì việc sử dụng đại sứ thương hiệu tốn kém hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng mà các đại sứ thương hiệu mang lại là vô cùng lớn, bên cạnh đó, lợi nhuận thu về cũng thường rất cao. Chính vì vậy, trong các chiến dịch lớn, các nhãn hàng luôn có một brand ambassador chính.
Các tiêu chí để lựa chọn một đại sứ thương hiệu sẽ bao gồm độ tin cậy, sức hấp dẫn và mức độ phù hợp với thương hiệu. Thường các doanh nghiệp sẽ phải xem xét định hướng của họ khi triển khai chiến dịch branding marketing là gì để lựa chọn đại sư thương hiệu.
Công việc của brand ambassador có thể bao gồm:
- Tham gia vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá sự kiện, triển lãm hoặc hội thảo để đại diện cho thương hiệu và giao tiếp với khách hàng.
- Đăng tải các bài viết, ảnh, video trên mạng xã hội hoặc các nền tảng truyền thông để giới thiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
- Giao tiếp với người hâm mộ, khách hàng, và cộng đồng qua các kênh truyền thông xã hội hoặc sự kiện để truyền đạt thông điệp tích cực về thương hiệu.
- Tạo các nội dung kỹ thuật số hoặc sáng tạo để chia sẻ trải nghiệm với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
- Đóng vai trò là người đại diện của thương hiệu trong các hoạt động PR (quan hệ công chúng), hội nghị, phỏng vấn hoặc các buổi họp báo.
- Hỗ trợ trong việc tạo nội dung tiếp thị như video, hình ảnh, bài viết, để chia sẻ thông điệp và giá trị của thương hiệu.
Đại sứ thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong branding marketing
3.2. Brand engagement
Bạn đã biết brand engagement là gì chưa? Brand engagement (tương tác với thương hiệu) là một khái niệm trong lĩnh vực tiếp thị và quảng bá thương hiệu, chỉ sự tương tác và gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.
Nó đo lường mức độ mà khách hàng tương tác, tham gia và tạo liên kết với thương hiệu thông qua các hoạt động, nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.
Tìm hiểu branding marketing là gì sẽ thấy brand engagement giúp thương hiệu tạo mối quan hệ dài hạn với khách hàng, tăng cường lòng trung thành, tạo sự nhận diện, và đóng góp vào tăng doanh số bán hàng và thành công kinh doanh.
Các loại engagement chính bao gồm:
- Active Engagement: Đây là loại gắn kết nhằm vào việc thúc đẩy sự tương tác của người tiêu dùng với các kênh của doanh nghiệp. Ví dụ, bạn xin phản hồi của khách hàng sau trải nghiệm hay sử dụng.
- Ethical engagement: Hiện nay, đạo đức thương hiệu là điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm. Về cơ bản, đây là việc doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, xã hội, thể hiện sự cam kết với nhân viên và khách hàng. Khi doanh nghiệp định nghĩa chiến lược branding marketing là gì thì đây là một yếu tố quan trọng.
- Contextual engagement: Đây là một hình thức tương tác mà doanh nghiệp có thể nhận ra dựa trên phân tích hành vi của người tiêu dùng. Tiếp sau đó, doanh nghiệp sẽ xác định và cho ra ra những nội dung hấp dẫn khách hàng dựa trên thông tin thu thập được.
- Convenient engagement: Hình thức này tạo ra trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho khách hàng, nhằm giúp họ có thể mua nhiều hơn, tương tác với thương hiệu nhiều hơn. Việc tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch sẽ giúp khách hàng cảm giác dễ dàng hơn.
- Emotional engagement: Có một điều không thể phủ nhận đó là cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Emotional engagement là những hoạt động gắn kết khách hàng và thương hiệu thông qua cảm xúc. Thương hiệu sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.
3.3. Brand performance
Trong mô hình xây dựng thương hiệu của Kevin Keller, ông có đề cập đến brand performance là đề cập đến những thành phần hữu hình của thương hiệu. Chủ yếu liên quan đến nhu cầu về đặc tính và chức năng được thỏa mãn bởi thương hiệu.
Theo Keller, thương hiệu tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Và chỉ khi nào những nhu cầu đó được đáp ứng, doanh nghiệp mới nhận được sự hài lòng của khách hàng, từ đó, phát triển thành lòng trung thành.
Ông đã đề cập đến các một vài thành phần của brand performance như sau:
- Đặc điểm chính và tính năng phụ
- Độ tin cậy, khả năng phục vụ và độ bền của sản phẩm
- Hiệu quả dịch vụ và sự đồng cảm
- Phong cách và thiết kế
- Giá
Xem thêm: MBO LÀ GÌ? QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MỤC TIÊU MBO HIỆU QUẢ
3.4. Brand purpose
Bất cứ một thương hiệu nào được xây dựng cũng cần có mục đích riêng, và đó được gọi là brand purpose. Vậy cụ thể brand purpose là gì?
Brand purpose (mục đích thương hiệu) là một tuyên bố hoặc sứ mệnh cốt lõi mô tả mục tiêu cao cả và ý nghĩa của một thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Nó không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, mà hướng đến một mục tiêu lớn hơn, chung cho xã hội và cộng đồng.
Brand purpose thường bao gồm giá trị đạo đức và ý nghĩa, thể hiện cam kết của thương hiệu đối với sự cải thiện trong xã hội và cuộc sống của khách hàng. Mục tiêu này thể hiện ý định cao cả và sâu sắc của thương hiệu khi triển khai chiến lược branding marketing là gì, cũng như trong việc mang lại lợi ích đối với mọi người và giải quyết các vấn đề đáng kể trong cộng đồng.
Một trong những cái tên khởi xướng ra thuật ngữ “brand purpose” đó chính là Simon Sinek, tác giả của cuốn sách bán chạy “Start with Why – Bắt đầu bằng câu hỏi Tại sao”. Ông đã nhắc đến thuật ngữ này trong buổi TED talk của mình vào năm 2009.
Một số ví dụ về brand purpose có thể là:
- Nike: "To bring inspiration and innovation to every athlete in the world." (If you have a body, you are an athlete.)
- Coca-Cola: "To refresh the world in mind, body, and spirit, and inspire moments of optimism."
- Google: "To organize the world's information and make it universally accessible and useful."
Brand purpose giúp thương hiệu tạo dựng một hình ảnh tích cực và giá trị đối với khách hàng. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm từ khách hàng, mà còn thu hút nhân viên, đối tác và cộng đồng đồng cảm với mục tiêu và giá trị của thương hiệu.
Điều này góp phần xây dựng lòng tin và trung thành đối với thương hiệu và có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực và bền vững trong việc phát triển kinh doanh.
3.5. Co – branding
Để tìm hiểu Co – branding là gì thì trước tiên chúng ta cần hiểu được nghĩa của từ này. Co – branding hay còn được biết đến là hợp tác thương hiệu, đây là một hình thức hợp tác phổ biến để thúc đẩy thương hiệu và gia tăng sự cạnh tranh.
Co-branding (kết hợp thương hiệu) là một chiến lược tiếp thị trong đó hai hoặc nhiều thương hiệu độc lập hợp tác với nhau để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch tiếp thị mới dưới một thương hiệu chung.
Mục tiêu của co-branding là kết hợp sức mạnh, giá trị và danh tiếng của các thương hiệu riêng lẻ để tạo ra một giá trị hấp dẫn hơn cho khách hàng và tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.
Co-branding có thể xảy ra trong nhiều hình thức, bao gồm:
- Ingredient co-branding: Đây là loại hình hợp tác mà hai hoặc nhiều thương hiệu đồng tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ chung, mang tên thương hiệu chung hoặc đề cập đến cả hai thương hiệu.
- Same company co-branding: Đây là hình thức mà trong đó, một công ty sẽ quảng bá cho nhiều thương hiệu. Ví dụ điển hình đó là Masan quảng bá cho nước tương Chinsu kết hợp với nước mắm Nam Ngư
- Joint-venture co-branding: Hình thức này được biết đến là hai hoặc nhiều công ty hợp tác quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ chung đến một đối tượng khách hàng mục tiêu. Một ví dụ cụ thể là khi Sacombank và Viễn Thông A hợp tác để tạo ra sản phẩm thẻ, cho phép người tiêu dùng sử dụng thẻ của Sacombank để mua hàng ở siêu thị của Viễn Thông A với những ưu đãi đặc biệt.
- Multi-sponsors co-branding: Đối với hình thức này, các công ty và thương hiệu sẽ hợp tác với nhau theo cách tài trợ để có thể quảng bá hình ảnh và thương hiệu. Ví dụ như các chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ cùng nhau đưa hàng về nông thôn.
Co-branding có thể tạo ra lợi ích kinh doanh cho cả hai hoặc nhiều thương hiệu, bởi vì nó giúp tăng cường sức hấp dẫn, tiếp cận mới và đánh thức sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mới.
Co-branding - Hình thức hợp tác thương hiệu có lợi cho đôi bên
4. Branding Marketing là làm gì
Sau khi đã tìm hiểu branding marketing là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu vậy rốt cục branding marketing là làm gì. Hiện nay, tuỳ vào mô hình công ty, mà sẽ có các cấp độ khác nhau cũng như công việc khác nhau. Tuy nhiên, có hai cấp độ chúng ta thường thấy:
4.1. Chuyên viên Brand Marketing
Ở cấp độ này, người làm công việc liên quan đến brand marketing sẽ tập trung vào các công việc về giao tiếp nội, hay các công việc về phát triển thương hiệu. Những công việc đó có thể bao gồm:
- Tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu liên quan đến cả đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng mục tiêu, từ đó đề xuất các chiến lược phát triển thương hiệu cho giai đoạn tiếp theo lên cấp trên.
- Theo dõi và tạo báo cáo về ngân sách được sử dụng cho chiến lược thương hiệu, thường theo dõi từng tháng, quý hoặc năm trong giai đoạn ngắn hạn.
- Xây dựng thành phần chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, gam màu, hình ảnh, gương mặt thương hiệu,... (Brand Architecture) cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các kênh truyền thông chính của sản phẩm hoặc doanh nghiệp như các trang mạng xã hội (Fanpage, Instagram, TikTok,...), trang web,...
- Thiết lập và duy trì liên hệ với các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, đài phát thanh,... để thực hiện các hoạt động trong kế hoạch branding marketing là gì đã được thông qua từ cấp trên.
Xem thêm: 9+ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ TRONG CUỘC SỐNG
4.2. Cấp độ Brand Manager
Đây được coi là cấp độ quản lý, do đó ở cấp này, người chịu trách nhiệm sẽ tập trung vào các công việc liên quan đến điều hành và quản lý cấp dưới nhiều hơn. Các công việc cụ thể có thể bao gồm:
- Trình bày và thông báo trực tiếp các kế hoạch và kết quả liên quan đến thương hiệu với ban giám đốc hoặc các đối tác quan trọng của doanh nghiệp.
- Đề ra mục tiêu dài hạn và định rõ hướng phát triển cho thương hiệu, đồng thời là người định rõ hướng cuối cùng cho các hoạt động liên quan.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch branding marketing là gì, sau đó báo cáo và thực hiện triển khai các kế hoạch sau khi được thông qua bởi ban giám đốc.
- Đảm bảo rằng tiến độ thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu được tuân theo đúng tiến độ, bao gồm cả việc tương tác với các phòng ban nội bộ và đối tác, khách hàng.
- Quản lý nguồn ngân sách cho các hoạt động thương hiệu trong tương lai.
- Quản lý và phân chia nguồn nhân lực cho phòng ban mình.
Xem thêm: KỸ NĂNG QUAN SÁT LÀ GÌ? Ý NGHĨA & CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT
5. Những kỹ năng về Branding Marketing bạn cần có
Những công việc liên quan đến branding marketing cũng vốn dĩ không ít và cũng không hề là những công việc đơn giản. Vậy những kỹ năng cần có để làm branding marketing là gì? Dưới đây là 5 kỹ năng cần có để làm branding marketing
5.1. Kỹ năng phân tích đối thủ
Kỹ năng phân tích đối thủ trong branding marketing là gì? Đó là khả năng nắm bắt được những ưu điểm, nhược điểm của đối thủ của mình, hiểu được những chiến lược và định hướng của đối thủ, để từ đó có được những ý tưởng cho chính doanh nghiệp của mình.
Để có thể thành công trong việc nghiên cứu đối thủ, người làm branding marketing cần phải có cái nhìn tổng quan đến các hoạt động quản trị thương hiệu của họ. Thường có ba loại chính như sau:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Những công ty có sản phẩm tương đương trong cùng lĩnh vực với sản phẩm của doanh nghiệp, một ví dụ điển hình là Coca Cola và Pepsi, hai ông lớn trong ngành nước giải khát, cùng cạnh tranh chung một sản phẩm là nước giải khát có ga.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những sản phẩm khác có khả năng giải quyết vấn đề cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, Coca-Cola là sản phẩm đồ uống có ga đóng chai dùng để giải khát, trong khi các chuỗi cửa hàng cà phê như Starbucks và sản phẩm trà đóng gói như Lipton cũng có khả năng đáp ứng nhu cầu tương tự của khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm thức: Thường phụ thuộc vào quan điểm của người tiêu dùng. Ví dụ, một số người có thể cho rằng thay vì mua cam tươi để cung cấp vitamin C, họ có thể sử dụng thực phẩm chức năng để thay thế.
5.2. Định vị thương hiệu
Nếu đã chọn làm branding marketing thì không thể nào không biết định vị thương hiệu trong branding marketing là gì. Việc định vị thương hiệu chính là việc tạo ra một thông điệp ngắn gọn, trực quan nhưng có khả năng in sâu vào tâm trí khách hàng.
Mục tiêu chính của việc định vị thương hiệu là tạo ra một ấn tượng đặc biệt và nhất quán về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Điều này giúp thương hiệu nổi bật, dễ nhớ và tạo được ấn tượng sâu sắc trong việc tạo ra giá trị và gắn kết với khách hàng.
Việc định vị thương hiệu được xem xét và cấu thành từ 3 yếu tố chính bao gồm:
- Audience: Khán giả hay còn được xem như là khách hàng mục tiêu, là nhóm người mà thương hiệu muốn tiếp cận
- Value props: Chính là giá trị mà thương hiệu muốn cung cấp và mang đến cho khách hàng.
- Voice and persona: Chính là cách mà thương hiệu giao tiếp và tương tác với khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu bền vững.
Người làm branding marketing cần có kỹ năng định vị thương hiệu
5.3. Kỹ năng xây dựng chiến lược
Một người làm branding marketing cần biết chính xác chiến lược phù hợp với định hướng branding marketing là gì. Nó không chỉ đơn giản là các yếu tố trước mắt, mà cần được xây dựng từ các nguyên tắc tổng thể.
Từ đó, đảm bảo được các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được thực hiện một cách hiệu quả, nhằm hỗ trợ cho vị thế thương hiệu của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Một chiến lược thương hiệu điển hình đó là Dove với các dòng sản phẩm hướng đến vẻ đẹp đích thực. Họ đã sử dụng hình ảnh các vẻ đẹp khác nhau của người phụ nữ. Điều này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.
5.4. Quản lý dự án
Việc xây dựng chiến lược thương hiệu là một công việc không hề dễ dàng, do đó, để đảm bảo nó thật sự thành công thì phải có sự quản lý chặt chẽ. Đó là lý do vì sao người làm branding marketing cần có kỹ năng quản lý dự án.
Người làm branding marketing cần phải đảm bảo được tính xuyên suốt của chiến dịch từ giai đoạn lên kế hoạch cho đến lúc đo lường các thông số về hiệu quả.
Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì những người hoạt động trong lĩnh vực branding marketing thường tương tác với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm từ nhân viên thiết kế đồ họa, chuyên viên nội dung cho đến đối tác quảng cáo và khách hàng của thương hiệu.
5.5. Quản lý thương hiệu
Việc quản lý thương hiệu là một việc làm không thể bỏ qua. Gây dựng một thương hiệu là việc khó, và việc quản lý và duy trì thương hiệu đó cũng là một việc không hề dễ.
Không chỉ đơn giản hiểu branding marketing là gì, mà người thực hiện còn phải có tư duy tổng thể, cùng những cái nhìn chi tiết trong từng công việc để nắm bắt rõ tình trạng thương hiệu, quản lý sát sao việc thực hiện các nguyên tắc thương hiệu ở từng cấp độ.
Các câu hỏi cụ thể mà một người làm branding marketing thường giải quyết bao gồm:
- KOL hay Brand Ambassador này có thực sự phù hợp với thương hiệu hay không? Họ sẽ mang lại lợi ích gì?
- Những diễn viên được lựa chọn có phù hợp với thông điệp quảng cáo của công ty hay không?
- Logo, màu sắc đã phù hợp với thông điệp chưa? Thông điệp đã đủ mạnh để tạo ra được dấu ấn trong khách hàng hay không?
6. Mức thu nhập khi làm Branding Marketing
Trong quá trình tìm hiểu branding marketing là gì, ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc mức thu nhập trung bình của người làm branding marketing là bao nhiêu. Thực tế là tuỳ vào tính chất công việc, mô hình hay quy mô công ty mà mức thu nhập của người làm branding marketing cũng có sự khác nhau.
Dưới đây sẽ là mức thu nhập tham khảo dành cho vị trí branding marketing:
- Vị trí thực tập sinh: Mức thu nhập trong khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
- Sinh viên mới tốt nghiệp, người chưa có kinh nghiệm: Dao động trong khoảng 8 – 10 triệu đồng.
- Chuyên viên branding marketing với 1 – 2 năm kinh nghiệm: Mức thu nhập trong khoảng từ 10 – 15 triệu đồng.
- Brand Manager với 3 - 5 năm kinh nghiệm: Mức thu nhập trong khoảng từ 14 – 22 triệu đồng.
- Brand Manager có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm: Mức thu nhập có thể đạt mức 27 triệu đồng.
Xem thêm: INTERN MARKETING LÀ GÌ? THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ INTERN MARKETING
Qua bài viết trên, Langmaster hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về branding marketing là gì cũng như những thông tin xung quanh lĩnh vực này. Từ đó, bạn có thể xác định cũng như định hướng được hướng đi của bản thân.