Social media marketing đang là một trong những kênh marketing quan trọng được chú ý đến nhiều nhất trong vũ trụ marketing. Timg hiểu social media marketing là gì để có thêm kiến thức về loại hình tiếp thị vô cùng độc đáo này.
Bài viết dưới đây của Langmaster sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực này. Hãy cùng tham khảo nhé.
1. Social media marketing là gì
Social media marketing là gì? Social Media Marketing (SMM) là quá trình sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn và nhiều nền tảng khác để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Social Media Marketing là tạo dựng và duy trì mối quan hệ tương tác với khách hàng hiện tại và tiềm năng thông qua việc chia sẻ nội dung hấp dẫn và tương tác với cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội.
Các hoạt động Social Media Marketing có thể bao gồm việc tạo nội dung đa dạng như bài viết, hình ảnh, video, livestream, và gửi thông điệp đến đúng đối tượng khách hàng thông qua quảng cáo mục tiêu. SMM cũng thường sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả chiến dịch và hiểu rõ khách hàng hơn.
Social Media Marketing có nhiều lợi ích như tăng tương tác và nhận diện thương hiệu, tăng lượng khách hàng tiềm năng, nâng cao mức độ tín nhiệm và lòng tin của khách hàng, tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và tăng doanh số bán hàng.
Social media marketing là gì?
2. Lợi ích của Social media marketing
2.1. Tăng tương tác và nhận diện thương hiệu
Lợi ích đầu tiên của social media marketing là gì? Đó là giúp doanh nghiệp tạo dựng một mặt hàng và tương tác tích cực với khách hàng thông qua nền tảng mạng xã hội. Điều này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.
Theo như Statista, sẽ có khoảng 4,4 tỷ người sử dụng các mạng xã hội đến năm 2025. Như vậy, doanh nghiệp có chiến lược social media marketing tốt sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo công chúng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
2.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng
Bằng cách chia sẻ các thông tin hữu ích, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ. Với các chức năng của mạng xã hội như share, comment, doanh nghiệp có cơ hội được lan tỏa nhờ vào khách hàng.
Như vậy, nắm vững social media marketing là gì cho phép doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội phổ biến. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn và tăng khả năng thu hút khách hàng mới.
Không chỉ vậy, việc có thêm khách hàng tiềm năng, sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, đồng thời có thể tăng lượng tương tác với website chính.
2.3. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Theo như định nghĩa social media marketing là gì, SMM tạo điều kiện cho doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua việc đăng bài, trả lời bình luận, thảo luận và gửi thông điệp cá nhân. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài, tăng cường sự tín nhiệm và lòng tin từ khách hàng.
Thực tế là, thông qua việc phản hồi tin nhắn và bình luận nhanh chóng, công ty cho khách hàng thấy họ được tôn trọng, quan tâm, đó chính là gia tăng trải nghiệm. Như vậy, doanh nghiệp có thể từng bước gia tăng độ thân thiết với khách hàng.
Social media marketing giúp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
2.4. Tiết kiệm chi phí quảng cáo
So với các hình thức truyền thống như quảng cáo truyền thông và truyền hình, social media marketing thường có chi phí thấp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo và vẫn đạt được mục tiêu tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
3. Phân loại social media marketing phổ biến
3.1. Content Marketing
Tìm hiểu social media marketing là gì bạn sẽ thấy đây là một hình thức đi kèm chủ đạo của kênh tiếp thị này. Content Marketing thường dựa trên nền tảng nội dung đa dạng như bài viết, hình ảnh, video, podcast, infographic, bài viết blog và nhiều hình thức khác.
Nội dung được tạo ra phải liên quan đến ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng các nhu cầu, quan tâm và vấn đề của đối tượng khách hàng.
Với Content Marketing, doanh nghiệp xây dựng tương tác tích cực với khách hàng thông qua việc chia sẻ thông tin hữu ích, tạo dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và làm tăng khả năng tương tác và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: CONTENT MARKETING LÀ GÌ? 5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ CONTENT
3.2. Quảng cáo
Quảng cáo là một phương tiện truyền thông sử dụng âm thanh, hình ảnh và nguồn tài trợ cộng đồng hoặc phi cá nhân để quảng bá hoặc bán sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội.
Trong quảng cáo, doanh nghiệp thường trả tiền để kiểm soát thông điệp quảng bá. Có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo trên TV, trên báo chí, trên website và trên mạng xã hội.
Người tài trợ trên mạng xã hội là một loại hình kết hợp, nhằm mục đích quảng cáo và bán hàng, thương hiệu sẽ đồng ý cung cấp sản phẩm hoặc tiền cho một tài khoản người dùng. Người tài trợ có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức.
3.3. Influencer Marketing
Sử dụng người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng nhất định trong một lĩnh vực đang là một cách làm được nhiều đơn vị áp dụng. Các influencer thường là những người có một tệp khách hàng ổn định khá lớn, họ đã xây dựng được uy tín cá nhân riêng.
Do đó, khi sử dụng influencer để quảng bá hình ảnh thương hiệu, công ty có thể thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ của người nổi tiếng đó. Đồng thời đây cũng là một cách khẳng định uy tín của công ty.
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến influencer cũng là một vấn đề mà công ty cần lưu ý trong việc quản lý rủi ro. Hiện nay, các influencer nhiều, và thường có nội dung dễ bị cộng đồng tẩy chay, do đó, việc hiểu social media marketing là gì và lựa chọn influencer đúng đắn là rất quan trọng.
Influencer marketing
3.4. Quản trị mạng xã hội
Đây được coi là một phương pháp tiếp cận tự nhiên của doanh nghiệp trong những nỗ lực tương tác với công chúng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu về lợi ích như tăng dần lượt tương tác, số lượng người theo dõi và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa công chúng và thương hiệu.
3.5. Truyền thông marketing trả tiền
Để quảng cáo tới nhiều khách hàng hơn, bạn cần có nhiều không gian quảng cáo hơn, để có được điều đó, bạn cần phải trả phí. Truyền thông trả phí vẫn được coi là một phần quan trọng trong việc bán hàng online, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một vài loại hình truyền thông marketing trả tiền thường được nhắc đến bao gồm:
- Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm
- Quảng cáo bằng banner
- Truyền thông trả phí trên mạng xã hội
Xem thêm: MARKETING MIX LÀ GÌ – TỔNG HỢP CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
4. Nhược điểm của social media marketing
4.1. Mất nhiều thời gian để triển khai
Một trong những nhược điểm không thể phủ nhận về social marketing đó là việc triển khai thường tốn rất nhiều thời gian. Không chỉ về lên kế hoạch, mà còn về việc thực hiện chiến lược như nào.
Từ các công đoạn lên nội dung, ý tưởng, hay thậm chí là việc sắp xếp và phân bổ nội dung cũng đều là những vấn đề đòi hỏi cần có một khoảng thời gian nhất định. Do đó, đây chính là điều gây khó khăn cho các nhóm tiếp thị khi triển khai và khai thác toàn bộ khả năng của social media marketing.
4.2. Cần nguồn lực “đủ tiêu chuẩn”
Bên cạnh việc tốn nhiều thời gian để triển khai, một bất cập nữa mà các công ty gặp phải đó là về “nguồn lực”, bao gồm cả nhân lực và vật lực. Thực tế, để triển khai các chiến dịch social media marketing một cách hiệu quả nhất, cần phải có những người thực sự có tài năng để hiểu rõ social media marketing là gì.
Những nhân vật này sẽ biết chính xác những gì họ cần phải làm, và có thể đưa ra những sáng tạo mới giúp khai thác tối ưu các nguồn lực khác nhau để đem đến thành công cho chiến dịch. Bên cạnh đó, việc có đủ nguồn ngân sách để triển khai các chiến dịch SMM cũng là rất quan trọng.
4.3. Cần thời gian dài để tối ưu ROI
Thực tế, việc đầu tư vào SMM được coi như là một khoản đầu tư dài hạn. Các bạn có thể nhận thấy một cách rõ ràng là chúng thường mang lại ROI cao. Tuy nhiên, trên thực tế đó lại không phải ở dạng kết quả ngay lập tức.
Chính vì vậy, đo lường hiệu quả và tính toàn vẹn của SMM có thể là một thách thức. Việc liên kết hành vi người dùng trên mạng xã hội với doanh số bán hàng thực tế có thể khó khăn và phức tạp. Điều này khiến việc đo lường ROI trở nên khó khăn và không chính xác.
Xem thêm: CHIẾN LƯỢC MARKETING LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
4.4. Sự tận dụng nội dung từ đối thủ
Có một sự thật bạn phải chấp nhận rằng khi triển khai các chiến dịch SMM thì việc đối thủ tận dụng nội dung của bạn là điều không thể tránh khỏi. Thực tế là, các mạng xã hội là một không gian mở, do đó, các nội dung trên đó thường rất dễ tiếp cận và không có bản quyền.
Không chỉ dừng lại ở đó, các đối thủ thậm chí có thể quảng cáo nội dung của họ ngay trên bài đăng của bạn. Do đó, việc đối đầu với các đối thủ tận dụng nội dung của bạn chính là một trong những vấn đề mà bạn được nhắc nhở khi tìm hiểu social media marketing là gì.
4.5. Tổn hại danh tiếng
SMM có thể mang lại thành công và danh tiếng một cách dễ dàng nhưng nó cũng có thể huỷ hoại danh tiếng một cách nhanh chóng. Hiệu ứng lan truyền phát huy sức mạnh cực mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, do đó, một khi doanh nghiệp gặp scandal, rất dễ để đánh mất danh tiếng nếu không có chiều hướng giải quyết nhanh chóng.
Chính vì lý do đó, việc quản lý nội dung hay quy trình tiếp cận khách hàng trong các chiến lược social media marketing là gì đều cần được kiểm soát một cách cẩn thận. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu tối đa rủi ro về danh tiếng.
5. Cách thực hiện chiến dịch social media marketing
5.1. Nghiên cứu và định hình mục tiêu
Bước đầu tiên là nghiên cứu và hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp. Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua Social Media Marketing, chẳng hạn như tăng tương tác, tăng lượng người theo dõi, tăng doanh số bán hàng, hoặc xây dựng thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và lựa chọn các nền tảng mạng xã hội phù hợp.
5.2. Xác định chiến lược nội dung
Xác định loại nội dung mà bạn sẽ chia sẻ trên mạng xã hội để thu hút và tương tác với khách hàng trong chiến lược social media marketing là gì. Tạo ra nội dung hấp dẫn, giá trị và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video, bài viết, câu chuyện, livestream, và các hình thức tương tác khác để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp.
5.3. Lập kế hoạch và quản lý nền tảng mạng xã hội
Xác định các nền tảng mạng xã hội phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng của bạn. Tạo lịch đăng bài và quản lý các kênh mạng xã hội để duy trì sự liên tục và nhất quán trong việc chia sẻ nội dung. Lựa chọn các công cụ và phần mềm quản lý mạng xã hội để quản lý và theo dõi hiệu quả chiến dịch.
Lập kế hoạch
5.4. Tương tác và tạo mối quan hệ
Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội là một phần quan trọng của chiến lược. Trả lời bình luận, thảo luận, và hỗ trợ khách hàng. Xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo dựng lòng tin với khách hàng thông qua việc tương tác tích cực và đáp ứng nhanh chóng.
5.5. Đo lường và tối ưu hoá
Bước cuối cùng trong triển khai chiến lược social media marketing là gì? Đó là theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch SMM thông qua các công cụ phân tích và số liệu thống kê.
Xem xét các chỉ số như tương tác, lượng tiếp xúc, lượt tương tác, lượng người theo dõi, và doanh số bán hàng. Dựa trên những số liệu này, điều chỉnh chiến lược và nội dung để tối ưu hoá hiệu quả và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Xem thêm: AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ
6. Kinh nghiệm khi làm social media marketing
6.1. Hình ảnh mang tính quyết định
Khi lựa chọn xây dựng một chiến lược Social Media Marketing cho doanh nghiệp của bạn, việc tập trung vào hình ảnh là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng chuyên nghiệp đối với khách hàng mục tiêu.
Đồng thời họ cũng trở thành yếu tố kích thích khách hàng và thúc đẩy họ chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Vì vậy bạn nên nắm rõ hình ảnh trong social media marketing là gì để trước khi tiến hành chiến dịch
6.2. Cách tiếp cận nhất quán
Để thu hút và giữ chân nhóm khách hàng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng, bạn cần giữ cho mình tính nhất quán. Thông qua việc xây dựng và định hình phong cách nhất định, bạn sẽ tạo ra được được dấu ấn riêng và sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Để làm được điều đó, cần có sự chỉn chu và nhất quán trong mọi bước tiếp cận khách hàng. Đó có thể là phong cách, tone of voice, hình ảnh thương hiệu, phong cách nội dung….
Một chút đổi mới đôi lúc sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, bạn không nên làm nó nhiều lần vì khách hàng có thể hiểu nhầm hoặc thậm chí unfollow vì cảm thấy không phù hợp.
6.3. Quan tâm đến tần suất
Tần suất trong social media marketing là gì? Đó chính là số lần bạn xuất hiện trước công chúng trong một khoảng thời gian. Một điều thường thấy ở nhiều doanh nghiệp khi triển khai SMM đó là cho rằng đăng càng nhiều bài càng tốt. Đúng là việc xuất hiện trước khách hàng càng nhiều thì càng có được cơ hội chú ý nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc dồn quá nhiều bài đăng với tần suất liên tục sẽ khiến khách hàng nhầm thành quảng cáo, và điều đó sẽ được coi là spam. Chính vì vậy, không phải cứ đăng nhiều bài là tốt.
Đối với các lĩnh vực khác nhau, nên nghiên cứu kĩ để có một tần suất đăng bài hợp lý, có thể là 1- 2 bài một ngày.
6.4. Cung cấp giá trị trước, bán hàng sau
Một điểm thường thấy ở các chiến dịch social media marketing là gì, đó là các thương hiệu thường hấp tấp tìm kiếm các đơn hàng đầu tiên từ Social Media. Thương hiệu hường đăng tải nhiều bài viết với những lời khen ngợi về sản phẩm của họ, tôn vinh sự mạnh mẽ và độc đáo của thương hiệu mà quên rằng đó không phải thứ thu hút khách hàng.
Thực tế, khách hàng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ chứ không tìm kiếm những bài viết PR. Do đó, thay vì chỉ tập trung vào thương hiệu hay sản phẩm, bạn cần có thông tin hữu ích cho khách hàng trước. Có một công thức mà bạn có thể tham khảo đó là 8:2
- 8 bài viết về thông tin hữu ích
- 2 bài viết giới thiệu bán hàng
Cung cấp giá trị cho khách hàng
6.5. Quan tâm đến các đối thủ khác
Trong lĩnh vực này, nếu bạn không để ý chiến lược đối thủ social media marketing là gì, thì bạn đang tự đánh mất cơ hội tiến xa hơn. Để chiến dịch của bạn trở nên hiệu quả hơn, việc biết rõ các thương hiệu đối thủ đang triển khai như thế nào, liệu khách hàng của bạn có bị lôi cuốn bởi họ hay không, là rất quan trọng.
Nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược nội dung fanpage hiệu quả hơn, và cung cấp những ý tưởng mới sáng tạo cho chiến lược truyền thông của mình.
Xem thêm: SALE ADMIN LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ SALE ADMIN
Social media marketing thực sự là một kênh marketing chiến lược mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, việc bám sát social media marketing sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến social media marketing là gì của Langmaster. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về kênh marketing này và giúp bạn có thêm thông tin để vận hàng chiến dịch social media marketing một cách hiệu quả.