MARKETING MIX LÀ GÌ – TỔNG HỢP CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
Nội dung [Hiện]

Marketing mix là một khái niệm mà bất kỳ một dân chuyên ngành hay một marketer nào cùng phải nắm rõ. Hiện nay, đây có thể coi là chiến lược marketing phổ biến và thường dùng nhất.

Vậy chiến lược marketing mix là gì, hãy cùng Langmaster tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Marketing mix là gì

Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp, là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp áp dụng để đạt được những thành tựu về doanh số và thương hiệu. Nó là một tập hợp các yếu tố mà một công ty sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và đạt được mục tiêu tiếp thị.

Marketing mix bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm, chúng có vai trò quan trọng đối với các kế hoạch quảng cáo toàn diện. Thuật ngữ này thường đề cập đến các yếu tố chính bắt đầu bằng chữ P trong tiếng Anh được dùng trong chiến lược tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm.

Người đầu tiên đưa ra định nghĩa marketing mix là gì là ông Neil Borden, được đăng lên báo “The Concept of Marketing Mix” vào năm 1960. Ông cũng được coi là người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của marketing mix.

Sau này, E. Jerome McCarthy – chuyên gia marketing của Đại học Michigan đã tái định nghĩa về marketing mix là gì, đồng thời ông cũng đưa ra chiến lược marketing mix đầu tiên - marketing 4P.

Chiến lược marketing hỗn hợp vốn được phân theo mô hình 4P gồm có các yếu tố chính bao gồm: Product (sản phẩm), Price (phân phối), Promotion (quảng cáo) và Place (phân phối). Tuy nhiên, theo thời gian, ngành marketing ngày càng phát triển và phức tạp, mô hình nay cũng ngày càng nâng cao hơn.

null

Marketing mix là gì

2. Vai trò của marketing mix là gì

Đối với một doanh nghiệp, marketing mix đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thương hiệu và phát triển sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn vai trò của marketing mix là gì qua phần dưới đây nhé.

2.1. Định hình sản phẩm

Vai trò đầu tiên của marketing mix là gì? Đó chính là định hình sản phẩm. Marketing mix giúp công ty hình dung và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 

Để chiến lược thành công, các marketer không chỉ hiểu marketing mix là gì mà phải nghiên cứu khách hàng tiềm năng một cách kỹ lưỡng. Do đó, marketing mix liên quan đến việc quyết định về tính năng, chất lượng, thiết kế, thương hiệu và đóng gói sản phẩm, nhằm mục đích phát triển một sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu.

2.2. Xác định giá cả

Một trong các yếu tố quan trọng của marketing mix là gì chính là giá cả. Do đó, nó đóng vai trò hỗ trợ công ty trong việc định giá sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hợp lý. 

Qua các nghiên cứu về tiêu dùng của khách hàng, các chiến lược marketing mix có thể cho bạn biết mức giá nào sẽ giúp sản phẩm thu hút khách hàng. Chính vì thế, marketing mix liên quan mật thiết đến việc xác định mức giá phù hợp để tạo ra giá trị cho khách hàng và đồng thời đáp ứng mục tiêu lợi nhuận của công ty.

2.3. Quản lý địa điểm

Phân phối hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành bại của một công ty, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Việc phân phối hiệu quả mới có thể đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng, đảm bảo việc bán hàng hóa không ách tắc, lưu thông suôn sẻ.

Và marketing mix đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề đó. Hiểu marketing mix là gì sẽ giúp quản lý và lựa chọn các kênh phân phối, điểm bán hàng và phương thức tiếp cận khách hàng. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn và tiếp cận được với đúng đối tượng khách hàng.

null

Vai trò của marketing mix

2.4. Quảng bá và truyền thông

Mối quan hệ giữa vai trò truyền thông và marketing mix là gì? Marketing mix giúp công ty quảng bá và truyền thông về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nó liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện quảng cáo, chiến dịch truyền thông, quan hệ công chúng và các hoạt động tiếp thị khác để đưa thông điệp đến khách hàng mục tiêu.

2.5. Tạo giá trị cho khách hàng

Marketing mix không chỉ có vai trò trong việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, mà nó cũng đóng vai trò trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Một điều rõ ràng là, một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Marketing mix có vai trò trong việc tìm kiếm, khám phá nhu cầu và những mong muốn của khách hàng hay người tiêu dùng hiện tại và tương lai. Qua đó, sáng tạo ra nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn mong muốn đó của người tiêu dùng. Không những vậy, nó thậm chí có thể mang lại những lợi ích vượt ngoài mong đợi so với định nghĩa marketing mix là gì đề cập.

2.6. Tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị

Marketing mix giúp công ty đánh giá và tối ưu hóa hiệu quả chiến lược tiếp thị. Bằng cách biết các yếu tố trong marketing mix là gì và điều chỉnh phù hợp, công ty có thể tăng cường độ cạnh tranh, thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận bền vững.

Tóm lại, marketing mix đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và quản lý các yếu tố cần thiết để tiếp cận và tạo giá trị cho khách hàng. Nó giúp công ty xây dựng chiến lược tiếp thị toàn diện và nắm bắt cơ hội kinh doanh để đạt được thành công và tăng trưởng.

Xem thêm: REVIEW 5 TRUNG TÂM ANH NGỮ TỐT NHẤT DÀNH CHO CÁC LỨA TUỔI  

3. Ưu điểm của marketing mix

Marketing mix là chiến lược có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị sản phẩm. Hình thức này có nhiều ưu điểm khác nhau để giúp công ty đạt được những thành tựu trong việc bán sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm của marketing mix là gì nhé.

3.1. Định hình chiến lược tiếp thị

Thông qua việc kết hợp các yếu tố như giá cả, địa điểm hay quảng cáo, marketing mix cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể, từ đó, các nhà chiến lược có thể định hình ra một chiến lược tiếp thị toàn diện và hiệu quả.

Việc định hình chiến lược là quan trọng bởi nó giúp công ty cũng như những người thực hiện chiến lược nắm rõ cách họ tiến bước trong cuộc chiến sản phẩm như nào.

Xem thêm: 

=> MARKETING MIX LÀ GÌ? PHÂN TÍCH CHI TIẾT 7 YẾU TỐ QUA CÁC CASE STUDY (PHẦN 1)

=> MARKETING MIX LÀ GÌ? PHÂN TÍCH CHI TIẾT 7 YẾU TỐ QUA CÁC CASE STUDY (PHẦN 2)

3.2. Đa chiều và toàn diện

Ưu điểm tiếp theo của marketing mix là gì? Nó cung cấp một khung công việc toàn diện để quản lý và điều chỉnh các yếu tố quan trọng của chiến lược tiếp thị. Nó bao gồm các yếu tố chính như sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá, cho phép công ty xem xét và tối ưu hóa chiến lược của mình theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Từ đó, công ty có thể nắm bắt tình hình một cách đa chiều và toàn diện về tình hình sản phẩm cũng như tình hình bán hàng. Marketing mix giúp các nhà hoạch định chiến lược có thể theo dõi sát sao những dự đoán hay chiến lược của họ.

3.3. Tập trung vào khách hàng

Với việc nghiên cứu sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng, marketing mix là chiến lược đặt khách hàng làm trung tâm của chiến lược tiếp thị. Chính vì vậy, thông qua chiến lược marketing mix, doanh nghiệp không chỉ thu về lợi nhuận cho bản thân, mà còn mang đến lợi ích cho khách hàng.

Bằng cách xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm, giá cả và quảng bá phù hợp, công ty có thể tạo ra giá trị và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

3.4. Linh hoạt và có khả năng điều chỉnh

Marketing mix cho phép công ty linh hoạt thay đổi và điều chỉnh các yếu tố tiếp thị để đáp ứng sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp công ty thích ứng và tối ưu hóa hiệu quả chiến lược tiếp thị của mình theo thời gian.

Không chỉ vậy, với ưu điểm về sự linh hoạt, các nhà chiến lược marketing của doanh nghiệp có thể nhanh chóng phản ứng với các tình huống bất ngờ xảy đến. Chiến lược marketing mix cung cấp các cơ hội điều chỉnh để doanh nghiệp có thể đảm bảo việc thành công tối đa.

3.5. Hướng đến mục tiêu kinh doanh

Khi hiểu marketing mix là gì, công ty có cơ hội tập trung vào mục tiêu kinh doanh của mình. Theo sát những nghiên cứu ban đầu để đưa ra được sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ có một hướng đi nhất định đã được định sẵn bởi các tiêu chí sản phẩm.

Marketing mix giúp công ty tập trung vào mục tiêu kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của mình. Bằng cách tinh chỉnh các yếu tố như giá cả, địa điểm và quảng bá, công ty có thể tạo ra giá trị và đạt được lợi nhuận cao hơn.

null

Tập trung mục tiêu kinh doanh

3.6. Tăng cường cạnh tranh

Một điều có thể thấy rõ ở marketing mix đó là sự nghiên cứu và đánh giá một cách tỉ mỉ để đưa ra một sản phẩm phù hợp với thị trường. Để làm được điều đó, các nhà chiến lược không chỉ nghiên cứu khách hàng, mà còn nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh.

Do đó, marketing mix giúp công ty nắm bắt và tăng cường cạnh tranh trong thị trường. Bằng cách xác định sự khác biệt và điểm mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo ra chiến lược quảng bá và địa điểm phù hợp, công ty có thể thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

3.7. Tối ưu hóa lợi nhuận

Marketing cung cấp cơ sở để có thể tối ưu hóa lợi nhuận một cách triệt để. Bằng cách nghiên cứu hành vi khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra một giá cả phù hợp và một hệ thống phân phối hợp lý.

Từ đó, công ty có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm thiểu chi phí quảng cáo. Như vậy, công ty có thể gia tăng mức lợi nhuận lên mức cao hơn.

3.8. Định vị thương hiệu

Như các bạn đã biết marketing mix là gì tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, marketing mĩ tạo ra cơ hội để doanh nghiệp trở nên khác biệt và có thể được nhớ mặt trên thị trường.

Vì vậy, marketing mix giúp xác định và định vị thương hiệu của công ty. Qua việc tạo ra sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá phù hợp, công ty có thể xây dựng một hình ảnh và danh tiếng đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng.

3.9. Tăng khả năng tiếp cận thị trường

Marketing mix giúp công ty tạo ra các chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả. Bằng cách lựa chọn địa điểm phân phối phù hợp và kênh tiếp thị thích hợp, công ty có thể tăng cường khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu và mở rộng thị trường tiềm năng.

3.10. Cung cấp căn cứ quyết định

Marketing mix cung cấp căn cứ quan trọng cho quyết định tiếp thị. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố trong marketing mix, công ty có thể đưa ra quyết định chiến lược về sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá dựa trên dữ liệu và thông tin chính xác.

Tóm lại, marketing mix mang lại nhiều ưu điểm cho các công ty trong việc quản lý và thực hiện chiến lược tiếp thị. Nó giúp tạo ra giá trị cho khách hàng, tăng cường cạnh tranh, định vị thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Xem thêm: REVIEW 12 APP ĐỌC SÁCH ONLINE MIỄN PHÍ, HOT NHẤT 2023

4. Các loại chiến lược marketing mix

Một không thể thiếu khi tìm hiểu về marketing mix là gì đó chính là tìm hiểu về các loại chiến lược marketing mix. Dựa trên cơ sở định nghĩa marketing mix, chúng ta hãy cùng xem xét và tìm hiểu về các loại marketing mix qua phần dưới đây.

4.1. Marketing mix 4P

Nếu bạn chưa biết chiến lược marketing mix 4P là gì, thì đây được coi là nền tảng khởi nguồn cho các chiến lược marketing mix sau này. Marketing 4P là chiến lược marketing mix truyền thống được khởi xướng bởi E. Jerome McCarthy vào năm 1960 như đã nói trong phần marketing mix là gì.

Đây cũng là mô hình marketing mix được giảng dạy trong hầu hết các trung tâm, trường học, doanh nghiệp hay các chương trình đào tạo về marketing trên thế giới.

Các yếu tố chính trong chiến lược marketing mix 4P bao gồm:

  • Product (Sản phẩm)

Đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang tiếp thị. Đây là yếu tố cốt lõi và bao gồm các thuộc tính, đặc điểm, thiết kế, đóng gói và chất lượng của sản phẩm. Mục tiêu là tạo ra một sản phẩm hấp dẫn, khác biệt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhìn chung, mỗi sản phẩm đều có một chu trình vòng đời bao gồm các giai đoạn: Introduction (hình thành) – Growth (phát triển) – Maturity (trưởng thành) – Decline (thoái trào).

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành sản phẩm đó là nhu cầu khách hàng. Đó chính là lý do các nhà chiến lược phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu khách hàng để đưa ra một sản phẩm đáp ứng chính xác nhu cầu.

  • Price (Giá cả)

Chữ P thứ 2 của marketing mix là gì? Đó chính là “Price”, đại diện cho mức giá của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là yếu tố quyết định giá trị và lợi ích mà khách hàng nhận được. Marketers cần xem xét các yếu tố như chi phí sản xuất, cạnh tranh, giá trị sản phẩm và mức giá khách hàng sẵn lòng trả.

Việc xác định giá cả hợp lý với sản phẩm à một trong những yếu tố quan trọng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Nếu giá sản phẩm quá cao, khách hàng sẽ ít hứng thú, nhưng nếu giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải gồng gánh số lượng bán ra rất lớn.

Các yếu tố quan trọng để xác định giá bán sản phẩm có thể kể đến như: giá của đối thủ, thị phần sản phẩm, chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, giá trị thực của sản phẩm.

  • Promotion (Truyền thông / Quảng bá)

Yếu tố thứ 3 là yếu tố đại diện cho các hoạt động quảng cáo và truyền thông nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy tiếp thị sản phẩm. Đây bao gồm quảng cáo truyền thông, PR (quan hệ công chúng), bán hàng cá nhân, khuyến mãi và các hoạt động quảng cáo khác.

Các quảng cáo sẽ bao phủ các khía cạnh truyền thông khác nhau, từ online cho đến offline. Đó có thể là quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên internet, hay các chiến dịch quảng bá tại gia hàng, cửa hiệu,….

Yếu tố “Promotion” được cấu thành bởi các thành phần bao gồm: sale organization (tổ chức bán hàng), public relation (quan hệ công chúng), advertising (quảng cáo), sale promotion (tiếp thị).

  • Place (Địa điểm / Phân phối)

Nếu bạn chưa biết “Place” trong marketing mix là gì, thì đây là đại diện cho kênh phân phối và việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Điều này bao gồm việc chọn lựa và quản lý các kênh phân phối, địa điểm bán hàng và hình thức phân phối để đảm bảo sản phẩm dễ tiếp cận và có mặt tại nơi khách hàng mong muốn.

Các kênh phân phối có thể là các cửa hàng trưng bày, các đại lý bán lẻ hay các gian hàng điện tử. Việc đầu tư các kênh phân phối cũng cần được nghiên cứu và thiết lập một cách logic, có tính toán, nếu không, nó sẽ làm phí công sức quảng cáo.

Các chiến lược phân phối phổ biến bao gồm: intensive (chiến lược phân phối rộng khắp), exclusive (chiến lược phân phối độc quyền), selective (chiến lược phân phối chọn lọc), franchising (chiến lược nhượng quyền).

4.2. Marketing mix 5P

Bên cạnh những câu hỏi về 4P marketing mix là gì thì cũng có những thắc mắc về marketing mix 5P. Mô hình marketing 4P được coi là mô hình vỡ lòng, hay mô hình truyền thống, tuy nhiên, theo thời gian, xã hội ngày càng phát triển, mô hình marketing 5P ra đời. 

Mô hình marketing 5P vẫn kế thừa 4 yếu tố gốc ban đầu của marketing 4P, tuy nhiên, một nhân tố mới mang tính quyết định được thêm vào đó là “People” hay là yếu tố “Con người”.

Marketing mix 5P hay còn được biết đến là “marketing cá nhân hóa” ra đời nhằm mục đích giải quyết yếu điểm của marketing mix 4P đó là việc phác họa chân dung khách hàng một cách bị động, không tập trung vào tâm lý trải nghiệm khách hàng.

Chiến lược mới này phát triển dựa trên nền tảng Tháp nhu cầu Maslow,  yếu tố “People” sẽ được định hình và phát triển bởi 5 yếu tố bao gồm:

  • Purpose (Mục đích): Khách hàng cảm thấy rằng bản thân được hỗ trợ và trợ giúp một vấn đề cá nhân một cách hợp ý, hoặc nâng cấp giá trị các nhân.
  • Pride (Niềm tự hào): Đây là niềm tự hào của khách hàng khi sử dụng thương hiệu của bạn. Cũng có thể nói, khách hàng được truyền cảm hứng và cảm thấy hãnh diện khi lựa chọn thương hiệu.
  • Partnership (Đối tác): Doanh nghiệp và khách hàng trở thành đối tác thân thiết, hay chính xác hơn, doanh nghiệp trở thành bạn của khách hàng, một cách gần gũi và thân thiện.
  • Protection (Bảo vệ): Khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng khi hợp tác hay làm việc bạn.
  • Personalization (Cá nhân hóa): Sự cá nhân trong sản phẩm dành cho khách hàng. Mỗi người dùng sẽ cảm thấy rằng sản phẩm sinh ra là để dành cho chính họ, sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu biến đổi của khách hàng.

Xem thêm: NGÀNH MARKETING HỌC TRƯỜNG NÀO TỐT, CHẤT LƯỢNG NHẤT 2023

4.3. Marketing mix 7P

Tìm hiểu mô hình marketing mix 7P là gì, đây là mô hình tiếp nối các mô hình marketing mix trước đó. Các yếu tố được thêm vào bao gồm Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình). Đây là mô hình được ứng dụng rất nhiều trong ngành thương mại dịch vụ. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu 3 yếu tố của marketing 7P là People, Process và Physical Evidence.

  • People (Con người)

Khác với mô hình marketing mix 5P, yếu tố con người được nhắc đến trong marketing 7P không chỉ còn là khách hàng mục tiêu hay tính cá nhân hóa, mà yếu tố này còn bao gồm cả những người tham gia tạo ra quá trình đó.

Đối với yếu tố này, nghiên cứu kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng để đánh giá về số lượng khách hàng mục tiêu liệu có đủ cho một sản phẩm. Bên cạnh đó, nó liên quan đến nhân viên công ty, những người cung cấp dịch vụ.

Việc tuyển dụng và đào tạo cũng quan trọng để đảm bảo có đủ số lượng nhân viên có thực lực để đảm bảo công việc. Điểm mấu chốt là bạn phải tuyển dụng và đào tạo đúng người dù nhân viên đó thuộc bộ phận nào. Nhân viên tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và đi lên.

  • Process (Quy trình)

Yếu tố “Quy trình” của marketing mix 7P nhắc đến việc sự ảnh hưởng của quy trình và hệ thống tổ chức đến việc triển khai dịch vụ. Bạn cần đảm bảo rằng bạn có một quy trình hợp lý và logic.

Điều này không chỉ giúp tối giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, mà còn giúp khách hàng dễ tiếp cận tới sản phẩm hơn, từ đó, nâng cao doanh số. Bạn cần có sự tinh chỉnh thông minh trên toàn bộ hệ thống bán hàng, bao gồm cả hệ thống thanh toán hay hệ thống phân phối.

  • Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Physical Evidence trong marketing mix là gì? Đó chính là những bằng chứng hữu hình mà giúp khách hàng có thể hình dung ra sản phẩm hay dịch vụ mà họ nhận được. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu hay các các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường như thế nào.

Nó có thể là các bằng chứng vật lý về sự hiện diện của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng. Một khái niệm được nhắc đến là xây dựng thương hiệu.

Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương hiệu. Một cách dễ hiểu hơn, là khi nhắc đến một lĩnh vực nào đó, bạn ngay lập tức nhớ đến thương hiệu.

Ví dụ, khi nhắc đến gà rán, bạn ngay lập tức nghĩ đến KFC, nghĩ đến thể thao, bạn ngay lập tức nghĩ đến Adidas, Nike, hay nghĩ đến thời trang cao cấp bạn ngay lập tức nghĩ đến Gucci hay Louis Vuitton.

null

Chiến lược marketing mix

4.4. Marketing mix 9P

Mô hình marketing 9P là một mô hình marketing mới đã và đang phát triển trong những năm gần đây. Mô hình này là sự kế thừa và phát triển của các mô hình trước đó. Trong mô hình marketing mix 9P, có hai thành phần được thêm vào ngoài 7 yếu tố chúng ta đã biết tước đó là Performance (Hiệu suất) và Profitability (Tỷ suất lợi nhuận).

  • Performance (Hiệu suất)

Hiệu suất là yếu tố trong chiến lược marketing giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả trong việc thực hiện chiến dịch marketing trên tất cả các khía cạnh. Hiệu suất của một sản phẩm phản ánh khả năng mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Điều này bao gồm cả giá trị cấp độ sản phẩm và cấp độ trải nghiệm. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, không thể tập trung chỉ vào các chức năng của sản phẩm như trước đây. Thậm chí, trong những thương hiệu sang trọng, cấp độ trải nghiệm đôi khi được đánh giá cao hơn so với cấp độ sản phẩm.

  • Profitability (Tỷ suất lợi nhuận)

Tỷ suất lợi nhuận đề cập đến trong 9P marketing mix là gì là các yếu tố tài chính được dùng để đánh giá mức độ kiếm tiền của một công ty, qua đó tiết lộ xu hướng tăng trưởng của công ty. Không chỉ vậy, nó cũng giúp xác định các chi phí không cần thiết, và thể hiện phần trăm doanh thu thuần chuyển thành lợi nhuận sau khi khấu trừ chi phí và thuế.

Chúng ta có công thức:

Tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin) = (Tổng doanh thu thuần — Tổng chi phí) / Tổng doanh thu thuần.

Bằng cách phân tích tỷ suất lợi nhuận, công ty có thể tối đa hóa lợi nhuận và tận dụng các cơ hội để đứng vững trên thị trường đầy biến động.

Xem thêm: SEARCH ENGINE MARKETING LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ SEM MÀ BẠN NÊN BIẾT

4.5. Marketing mix 4C

Ngày nay khi tìm hiểu về marketing mix là gì ngoài các chiến lược truyền thống , có một chiến lược khác cũng được nhắc nhiều đó là marketing mix 4C. Đây là một phiên bản cải tiến của khái niệm marketing mix truyền thống (4P), được đề xuất bởi Robert Lauterborn vào những năm 1990.

Marketing mix 4C tập trung vào quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời tăng cường sự tương tác và tập trung vào nhu cầu thực sự của khách hàng. Bốn yếu tố trong Marketing Mix 4C bao gồm:

  • Consumer wants and needs (Nhu cầu và mong muốn của khách hàng)

Thay vì tập trung vào sản phẩm như trong Marketing Mix 4P, Marketing Mix 4C đặt trọng tâm vào khách hàng. Mục tiêu chính là tạo ra sản phẩm phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ về nhu cầu, mong đợi và giá trị mà khách hàng mong muốn.

  • Cost to satisfy (Chi phí thỏa mãn)

Thay vì tập trung vào giá cả như trong Marketing Mix 4P, Marketing Mix 4C tập trung vào chi phí toàn diện. Điều này bao gồm giá cả, nhưng cũng bao gồm các yếu tố khác như thời gian, công sức và tài chính mà khách hàng phải chi trả để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Convenience to buy (Thuận tiện để mua)

Thay vì tập trung vào chợ địa điểm như trong Marketing Mix 4P, Marketing Mix 4C tập trung vào tiện lợi. Để đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng, điều quan trọng là tạo điều kiện để họ có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm của bạn.

Điều này có thể đạt được bằng cách cung cấp giờ mở cửa linh hoạt, dẫn đường cho cửa hàng trực tuyến của bạn và đảm bảo thông tin và nhân viên hỗ trợ có sẵn để khách hàng có thể tìm kiếm và trả lời câu hỏi của họ. Hãy xem xét các yêu cầu của khách hàng để hoàn thành giao dịch mua hàng và trải nghiệm sản phẩm của bạn, bất kể liệu đó là trực tuyến hay trực tiếp.

  • Truyền thông (Communication)

Thay vì tập trung vào quảng cáo như trong Marketing Mix 4P, Marketing Mix 4C tập trung vào truyền thông. Điều này bao gồm việc xây dựng mối quan hệ và tương tác với khách hàng, sử dụng các phương tiện truyền thông và kênh truyền thông phù hợp để giao tiếp và tạo động lực cho khách hàng.

Marketing Mix 4C giúp tạo ra một quan hệ tương tác mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng và tạo ra giá trị đáng kể cho cả hai bên.

Xem thêm: 10 WEBSITE ĐỌC BÁO TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HIỆU QUẢ NHẤT

Marketing mix đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đó không chỉ là những cơ hội để doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với khách hàng, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tối ưu hóa tiềm năng, tạo lối đi để đứng vững trên thị trường.

Bài viết Marketing mix là gì – Tổng hợp các loại chiến lược marketing mix trên đây của Langmaster đã giúp các bạn biết về khái niệm marketing mix, vai trò, lợi ích cũng như các loại marketing mix. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn trên con đường sự nghiệp marketing.

Bài viết khác

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 4/2024
BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 4/2024

Tháng 4 này, Bản tin nội bộ HBR Holdings có gì? Mời ACE cùng điểm lại những thông tin nổi bật.

GỢI Ý CÁCH THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH ẤN TƯỢNG, CHUYÊN NGHIỆP
GỢI Ý CÁCH THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH ẤN TƯỢNG, CHUYÊN NGHIỆP

Cách thuyết trình bằng tiếng Anh như thế nào? Tìm hiểu các mẫu câu thuyết trình tiếng Anh ấn tượng, chuyên nghiệp. Click xem ngay tại Langmaster!

[A - Z] MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHI TIẾT & MỨC LƯƠNG
[A - Z] MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHI TIẾT & MỨC LƯƠNG

Chăm sóc khách hàng là gì? Tìm hiểu về mô tả công việc chăm sóc khách hàng, lộ trình thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp của chăm sóc khách hàng. Xem ngay!

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN BẰNG CẤP GÌ? 5 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH CẦN CÓ
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN BẰNG CẤP GÌ? 5 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH CẦN CÓ

Giáo viên tiếng Anh cần bằng cấp gì? Tìm hiểu về tố chất cần có, cơ hội nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster nhé!

MẪU MÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
MẪU MÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

Cơ hội làm việc hấp dẫn cho bạn
TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG KINH DOANH) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG KINH DOANH) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (R&D) CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (R&D)
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH GIAO TIẾP FULL TIME THU NHẬP 20M- 30M/THÁNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH GIAO TIẾP FULL TIME THU NHẬP 20M- 30M/THÁNG
CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TRỰC TUYẾN CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TRỰC TUYẾN
CHUYÊN VIÊN LỄ TÂN - HÀNH CHÍNH CHUYÊN VIÊN LỄ TÂN - HÀNH CHÍNH
GIA SƯ TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN 1:1 GIA SƯ TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN 1:1
CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
CHUYÊN VIÊN THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG - FULL TIME THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG - FULL TIME
TRƯỞNG NHÓM KINH DOANH (THU NHẬP 18 - 20 TRIỆU/THÁNG) TRƯỞNG NHÓM KINH DOANH (THU NHẬP 18 - 20 TRIỆU/THÁNG)
TRƯỞNG NHÓM THU HÚT NHÂN TÀI (KHỐI KINH DOANH) TRƯỞNG NHÓM THU HÚT NHÂN TÀI (KHỐI KINH DOANH)
CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG
GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM TRỰC TUYẾN GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM TRỰC TUYẾN
CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU TIẾNG ANH TRẺ EM 15M-20M/THÁNG CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU TIẾNG ANH TRẺ EM 15M-20M/THÁNG
Giáo Viên Tiếng Anh Trẻ Em Trực Tuyến Giáo Viên Tiếng Anh Trẻ Em Trực Tuyến
CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT SEO WEBSITE CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT SEO WEBSITE
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM (KHU VỰC CẦU GIẤY, BẮC TỪ LIÊM, THANH XUÂN) GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM (KHU VỰC CẦU GIẤY, BẮC TỪ LIÊM, THANH XUÂN)
CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN GIÁO DỤC - THU NHẬP: 10 - 15 TRIỆU/THÁNG CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN GIÁO DỤC - THU NHẬP: 10 - 15 TRIỆU/THÁNG
CHUYÊN VIÊN CONTENT VIRAL (PHỤ TRÁCH FANPAGE) CHUYÊN VIÊN CONTENT VIRAL (PHỤ TRÁCH FANPAGE)
CTV Telemarketing CTV Telemarketing
TRƯỞNG PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH - THU NHẬP 18-25 TRIỆU/THÁNG TRƯỞNG PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH - THU NHẬP 18-25 TRIỆU/THÁNG
CTV CONTENT SEO WEBSITE (ONLINE/OFFLINE) CTV CONTENT SEO WEBSITE (ONLINE/OFFLINE)
CTV CONTENT VIRAL FANPAGE THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER CTV CONTENT VIRAL FANPAGE THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN THUẾ LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG TỔNG NHÂN VIÊN KẾ TOÁN THUẾ LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG TỔNG
HÀ NỘI || GIÁO VIÊN TIẾNG ANH OFFLINE PART TIME THU NHẬP 10-15M /THÁNG HÀ NỘI || GIÁO VIÊN TIẾNG ANH OFFLINE PART TIME THU NHẬP 10-15M /THÁNG
CHUYÊN VIÊN HÀNH CHÍNH KĨ THUẬT CHUYÊN VIÊN HÀNH CHÍNH KĨ THUẬT
NHÂN VIÊN ĐÀO TẠO VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN NHÂN VIÊN ĐÀO TẠO VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN
TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS
|TOÀN QUỐC | GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN  - CA DẠY LINH HOẠT |TOÀN QUỐC | GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN - CA DẠY LINH HOẠT
CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO TIKTOK CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO TIKTOK
NHÂN VIÊN LẬP TRÌNH VIÊN PHP THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU NHÂN VIÊN LẬP TRÌNH VIÊN PHP THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU
CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ
TRƯỞNG NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM R&D TRƯỞNG NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM R&D
CTV ĐIỀU PHỐI LỚP HỌC LANGMASTER CTV ĐIỀU PHỐI LỚP HỌC LANGMASTER
CTV NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN - R&D (ONLINE/OFFLINE) CTV NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN - R&D (ONLINE/OFFLINE)
COORDINATOR FOR LANGMASTER ENGLISH CLUB SHAREZONE COORDINATOR FOR LANGMASTER ENGLISH CLUB SHAREZONE
TRƯỞNG NHÓM MARKETING THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER TRƯỞNG NHÓM MARKETING THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER
CHUYÊN VIÊN CONTENT QUẢNG CÁO CHUYÊN VIÊN CONTENT QUẢNG CÁO
CTV KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG ANH ĐẦU VÀO CHO HỌC VIÊN CTV KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG ANH ĐẦU VÀO CHO HỌC VIÊN
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SÁCH (R&D SÁCH) CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SÁCH (R&D SÁCH)
TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG R&D) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG R&D) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU
THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG FULL TIME THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG FULL TIME
CHUYÊN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (MẢNG ONLINE) CHUYÊN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (MẢNG ONLINE)
TRƯỞNG NHÓM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG - LANGMASTER TRƯỞNG NHÓM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG - LANGMASTER
GIA SƯ TIẾNG ANH ONLINE - WORK FORM HOME GIA SƯ TIẾNG ANH ONLINE - WORK FORM HOME
CHUYÊN VIÊN VIDEO EDITOR (ANIMATION) CHUYÊN VIÊN VIDEO EDITOR (ANIMATION)
TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH MẢNG GIÁO DỤC (Mạnh kênh Offline, Thu nhập 20 - 30tr) TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH MẢNG GIÁO DỤC (Mạnh kênh Offline, Thu nhập 20 - 30tr)
NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU (R&D FRESHER) NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU (R&D FRESHER)
TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU
TRỢ GIẢNG OFFLINE ( LANGMASTER TRƯỜNG CHINH HOẶC XUÂN THỦY) TRỢ GIẢNG OFFLINE ( LANGMASTER TRƯỜNG CHINH HOẶC XUÂN THỦY)
CHUYÊN VIÊN VẬN HÀNH (MẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM) CHUYÊN VIÊN VẬN HÀNH (MẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM)
TRƯỞNG NHÓM ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ONLINE TRƯỞNG NHÓM ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ONLINE
CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRƯỞNG PHÒNG TUYỂN DỤNG (KHỐI GIẢNG VIÊN) TRƯỞNG PHÒNG TUYỂN DỤNG (KHỐI GIẢNG VIÊN)
CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC (MẢNG R&D) TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC (MẢNG R&D)
CHUYÊN VIÊN CONTENT SEO CHUYÊN VIÊN CONTENT SEO
CTV THỊ TRƯỜNG CTV THỊ TRƯỜNG
CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU
NHÂN VIÊN KIỂM THỬ PHẦN MỀM (TESTER) THU NHẬP UP TO 15 TRIỆU NHÂN VIÊN KIỂM THỬ PHẦN MỀM (TESTER) THU NHẬP UP TO 15 TRIỆU
NHÂN VIÊN DIỄN HOẠT 2D - DỰNG ANIMATION 2D NHÂN VIÊN DIỄN HOẠT 2D - DỰNG ANIMATION 2D
TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÚC LỢI TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÚC LỢI
TRƯỞNG NHÓM MARKETING THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU TRƯỞNG NHÓM MARKETING THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU
CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO - TIẾNG ANH TRẺ EM CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO - TIẾNG ANH TRẺ EM
CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 10 TRIỆU CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 10 TRIỆU
TRƯỞNG NHÓM LÂP TRÌNH PHP THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU TRƯỞNG NHÓM LÂP TRÌNH PHP THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU
CONTENT LIVESTREAM TIẾNG ANH TRẺ EM CONTENT LIVESTREAM TIẾNG ANH TRẺ EM
CHUYÊN VIÊN PR BRANDING THU NHẬP UP TO 13 TRIỆU CHUYÊN VIÊN PR BRANDING THU NHẬP UP TO 13 TRIỆU
CTV THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG (ONLINE/OFFLINE) CTV THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG (ONLINE/OFFLINE)
CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU
Bài viết liên quan
TRADE MARKETING LÀ GÌ? 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRADE MARKETING
TRADE MARKETING LÀ GÌ? 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRADE MA ...

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

99+ THUẬT NGỮ MARKETING THÔNG DỤNG DÀNH CHO CÁC MARKETER
99+ THUẬT NGỮ MARKETING THÔNG DỤNG DÀNH CHO CÁC MA ...

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ
AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH H ...

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

SEARCH ENGINE MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC TẠO SEM HIỆU QUẢ
SEARCH ENGINE MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC TẠO SEM HI ...

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

CONTENT MARKETING LÀ GÌ? 5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ CONTENT
CONTENT MARKETING LÀ GÌ? 5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ C ...

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

EMAIL MARKETING LÀ GÌ? HIỂU CHI TIẾT NHẤT VỀ EMAIL MARKETING
EMAIL MARKETING LÀ GÌ? HIỂU CHI TIẾT NHẤT VỀ EMAIL ...

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN

*
*
*
*
*