Hiện nay, marketing đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp khi phát triển, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, có những công cụ marketing nào hiệu quả? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Marketing là gì?
1.1 Khái niệm Marketing
Theo Philip Kotler - cha đẻ của marketing hiện đại: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp”.
Theo đó, marketing (tiếp thị) bao gồm nhiều lĩnh vực như chiến lược truyền thông, phát triển thương hiệu, nghiên cứu thị trường, PR, tâm lý khách hàng,... Yếu tố cốt lõi của marketing chính là thuyết phục khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đem đến giá trị cốt lõi cho khách hàng.
Marketing là gì?
1.2 Marketing tools (Công cụ tiếp thị) là gì?
Marketing tools (công cụ tiếp thị) là các công cụ, nền tảng mà marketer sử dụng nhằm tối ưu, nâng cao hiệu quả marketing. Marketing tools cung cấp các chức năng quan trọng như nhắm mục tiêu, phân tích dữ liệu, lên lịch nội dung,... nhằm tiếp cận khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và doanh số bán. Về bản chất, công cụ marketing sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Xem thêm:
99+ THUẬT NGỮ MARKETING THÔNG DỤNG DÀNH CHO CÁC MARKETER
QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING BỨT PHÁ DOANH SỐ
2. Tại sao các doanh nghiệp nên ứng dụng công cụ Marketing
2.1 Thu hút khách hàng
Công cụ marketing đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tiếp cận tập khách hàng mục tiêu. Thông qua các công cụ quảng cáo, tối ưu tìm kiếm, tiếp thị thì doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Từ đó chào hàng, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thu hút khách hàng
2.2 Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp
Thông qua việc cung cấp kiến thức, hỗ trợ khách hàng thông qua các công cụ truyền thông khác nhau, marketing giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo nên tập khách hàng trung thành. Khi đó, khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu, sản phẩm của bạn, sẵn hàng mua, sử dụng sản phẩm lâu dài hay thậm chí là giới thiệu đến các khách hàng khác, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
2.3 Tăng doanh số bán hàng
Chiến lược marketing là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng tập khách hàng mục tiêu, tăng doanh số bán hàng. Bởi thông qua các công cụ marketing như quảng cáo, bán hàng cá nhân, social media marketing, khuyến mãi,... sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như là doanh số bán hàng.
Tăng doanh số bán hàng
2.4 Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Việc sử dụng đa dạng công cụ marketing tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp. Bởi khi tối ưu hoá các phương pháp marketing thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm ngân sách, tập trung vào việc chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
3. Tổng hợp 12+ công cụ marketing hiệu quả nhất 2023
3.1 Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp (Direct marketing) là công cụ marketing nhằm tiếp cận với khách hàng, tương tác trực tiếp và nhận phản hồi từ khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động mua sắm. Các hình thức marketing trực tiếp bao gồm: email marketing, telemarketing, direct selling (bán hàng trực tiếp), website marketing, content marketing,...
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
3.2 Marketing truyền thống (Traditional Marketing)
Marketing truyền thống (Traditional marketing) là hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu thông qua các kênh truyền thống như: in ấn, dịch vụ quảng cáo truyền hình, tờ rơi, tạp chí,... Marketing truyền thống là một phần quan trọng trong hoạt động marketing và đã tồn tại từ lâu trước sự phát triển của tiếp thị số.
Phần lớn các phương pháp marketing truyền thống sẽ dựa vào chiến thuật outbound vì thông tin không sẵn có và dễ dàng truy cập. Chủ yếu tương tác với khách hàng chỉ diễn ra trực tiếp trong các cửa hàng.
3.3 Social Media Marketing
Social Media Marketing là chiến lược tiếp thị sử dụng các nền tảng mạng xã hội nhằm quảng bá, tương tác với khách hàng như: Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo,... Tuy nhiên, mỗi nền tảng sẽ có những đặc điểm, tập khách hàng khác nhau, vì thế, doanh nghiệp nên lựa chọn nền tảng phù hợp với chiến dịch marketing của mình.
Social Media Marketing
3.4 Search Engine Marketing (Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm)
Search Engine Marketing (Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm) là công cụ marketing dựa trên việc sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google nhằm tối ưu nội dung được hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).
SEM bao gồm hai thành phần chính: quảng cáo trả tiền (Pay-Per-Click, PPC) và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization, SEO). Cụ thể:
- Quảng cáo trả tiền (Pay-Per-Click, PPC): Trong quảng cáo trả tiền, doanh nghiệp chạy các chiến dịch quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo, họ phải trả tiền cho công cụ tìm kiếm (ví dụ: Google Ads). PPC cho phép doanh nghiệp xác định một ngân sách quảng cáo hàng ngày và chọn các từ khóa mục tiêu để hiển thị quảng cáo của họ khi người dùng tìm kiếm chúng. Mục tiêu là thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo ra doanh số bán hàng.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization, SEO): SEO là quá trình tối ưu hóa trang web và nội dung của bạn để hiển thị ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải quảng cáo trả tiền). Điều này giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và tạo sự tin tưởng từ phía người dùng. SEO bao gồm việc tối ưu hóa từ khóa, nội dung, cấu trúc trang web và liên kết.
Search Engine Marketing (Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm)
3.5 Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân (Personal Selling) là công cụ marketing phổ biến, là hoạt động mà nhân viên bán hàng tiếp cận, tương tác trực tiếp với khách hàng để khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của họ.
Trong quá trình bán hàng cá nhân, nhân viên bán hàng thường tập trung vào việc xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giải quyết các câu hỏi của họ và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ để thúc đẩy quyết định mua sắm.
Vì thế, nhân viên bán hàng luôn được xem là “bộ mặt” của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số. Một nhân viên bán hàng cần đảm bảo có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, kiến thức bán hàng, kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống,...
Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
3.6 Quan hệ công chúng (Public Relations)
Quan hệ công chúng (Public Relation) là hình thức marketing phổ biến, mục tiêu là xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực đối với cộng đồng, khách hàng. Các hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng bao gồm việc tạo nội dung, giao tiếp với các phương tiện truyền thông, tổ chức sự kiện và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan.
Thông thường, khi đầu tư vào quan hệ công chúng, các doanh nghiệp sẽ xây dựng đội ngũ chuyên trách riêng nhằm đảm bảo về hình ảnh thương hiệu, triển khai hoạt động và xử lý các khủng hoảng truyền thông (nếu có).
Quan hệ công chúng (Public Relations)
3.7 Email Marketing
Email marketing là chiến lược tiếp thị trực tiếp, hình thức kết nối với khách hàng bằng việc gửi các nội dung hữu ích, chương trình khuyến mãi, quảng cáo đến email của khách hàng.
3.8 Content Marketing
Content marketing (tiếp thị nội dung) là công cụ marketing quan trọng, là sáng tạo nội dung nhằm đến khách hàng mục tiêu, cho phép khách hàng tìm thấy thông tin liên quan trên các website, blog hoặc các mạng xã hội.
Khi nội dung thu hút, giải quyết được nhu cầu của khách hàng thì sẽ giúp tiếp cận với khách hàng tốt hơn, đặc biệt là trong thời đại 4.0 như hiện nay.
Content Marketing
3.9 Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Marketing tại điểm bán (Trade marketing) là chiến lược tiếp thị tập trung vào các kênh phân phối, đối tác thương mại, phổ biến trong các ngành hàng bán lẻ, sản xuất,... Mục tiêu của marketing tại điểm bán là tạo môi trường thuận lợi nhằm tăng doanh số bán hàng, giúp khách hàng có thể “mua sắm tại cửa hàng”.
Tuy nhiên, nhược điểm của marketing tại điểm bán chính là cần phải ứng phó với nhiều tình huống bất ngờ, hoặc các khách hàng khó tính.
3.10 Influencer Marketing
Influencer marketing (Tiếp thị thông qua người qua sức ảnh hưởng) là hình thức tiếp thị trong đó doanh nghiệp hợp tác với người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực cụ thể trên nền tảng mạng xã hội nhất định. Thông thường, các influencers thường có một lượng lớn người theo dõi, mức độ tương tác nhất định trên nền tảng mạng xã hội.
Các yếu tố quan trọng của khi thực hiện Influencer Marketing bao gồm:
- Lựa chọn Influencer phù hợp
- Sau khi tìm ra Influencer, bạn cần thiết lập hợp đồng hợp tác, trong đó xác định rõ vai trò, phạm vi công việc, thù lao và thời gian hợp tác
- Tạo nội dung chất lượng
- Quảng cáo thông qua Influencer cần phải xuất hiện một cách tự nhiên, không làm mất đi tính cá nhân của các Influencer
- Để đảm bảo hiệu quả, bạn cần đo lường hiệu suất của chiến dịch Influencer Marketing, bao gồm tương tác, lượng tiếp cận,...
Influencer Marketing
3.11 Affiliate Marketing
Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) là mô hình tiếp thị trực tiếp, trong đó doanh nghiệp sẽ trả hoa hồng cho đối tác (nhà phân phối liên kết) khi đối tượng mua hàng mà họ đã giới thiệu.
Các thành phần quan trọng của Affiliate Marketing bao gồm:
- Nhà phân phối liên kết (Affiliate): Là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào chương trình tiếp thị liên kết của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đến khách hàng tiềm năng.
- Hoa hồng và tiền thưởng: Doanh nghiệp trả cho các affiliate một khoản hoa hồng hoặc tiền thưởng dựa trên các hành động mà khách hàng thực hiện thông qua liên kết của họ.
- Liên kết theo dõi: Để theo dõi các hành động của khách hàng và đảm bảo rằng affiliate nhận được hoa hồng xứng đáng, hệ thống liên kết theo dõi được sử dụng.
- Tạo nội dung và quảng cáo: Các affiliate thường tạo nội dung hoặc quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ thực hiện hành động cụ thể.
Affiliate Marketing
3.12 Quảng cáo
Quảng cáo là công cụ marketing hữu ích được nhiều doanh nghiệp áp dụng với nhiều hình thức khác nhau như: TVC, Pay-per-click advertising, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên truyền hình,... Thông thường, quảng cáo yêu cầu một phần chi phí lớn để sản phẩm, thương hiệu tiếp cận được với khách hàng mục tiêu.
Phía trên là tổng hợp 12+ công cụ marketing hiệu quả nhất năm 2023 để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các marketer trong quá trình làm việc, phát triển của mình. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!