Quản trị mục tiêu MBO là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc với sự gắn kết chặt chẽ mục tiêu của từng cá nhân, phòng ban, hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Vậy, quản trị theo mục tiêu MBO là gì? Lợi ích của MBO như thế nào? Các xây dựng quy trình quản trị mục tiêu ra sao? Hãy cùng Langmaster khám phá chi tiết ngay dưới đây.
1. MBO là gì?
1.1 Khái niệm MBO là gì?
MBO là viết tắt của "Management by Objectives" (Quản lý theo mục tiêu). MBO là một phương pháp quản lý mà các nhà quản lý và nhân viên cùng thiết lập, đặt ra các mục tiêu, giám sát những mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể.
Trong phương pháp MBO, mục tiêu được đặt ra ở mỗi cấp quản lý và sau đó được truyền xuống từ cấp trên xuống cấp dưới. Nhân viên, nhà quản lý thảo luận và thống nhất về những mục tiêu này, sau đó nhân viên tự chủ động xác định các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình.
MBO tập trung vào việc đánh giá kết quả dựa trên những mục tiêu đã đặt ra, thay vì tập trung vào quá trình làm việc.Phương pháp này khuyến khích sự tự quản lý, trách nhiệm cá nhân trong việc đạt được kết quả. Đồng thời, MBO giúp tạo động lực, tập trung vào kết quả và cải thiện hiệu suất làm việc.
Khái niệm MBO là gì?
Xem thêm:
- MỤC TIÊU SMART LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC, CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU SMART
- DEADLINE LÀ GÌ? CÁCH CHẠY DEADLINE HIỆU QUẢ, TRÁNH ÁP LỰC
1.2 Đặc điểm của phương pháp MBO
MBO là gì? Đặc điểm của phương pháp MBO là gì? Dưới đây là một số đặc điểm chính của phương pháp MBO (Management by Objectives) để bạn có thể tham khảo:
- Đặt mục tiêu cụ thể: MBO tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được cho từng nhân viên, các đơn vị trong tổ chức. Mục tiêu phải được mô tả rõ ràng, đo lường được, có thể đạt được.
- Thống nhất và tương tác: Mục tiêu được thảo luận, thống nhất giữa nhà quản lý và nhân viên. Cả hai bên cần hiểu rõ mục tiêu, cam kết để đạt được chúng. Quá trình tương tác này giúp đảm bảo sự thống nhất, hiểu rõ giữa các bên.
- Tự quản lý và trách nhiệm cá nhân: MBO khuyến khích sự tự quản lý, trách nhiệm cá nhân của nhân viên. Thay vì chỉ nhận lệnh, hướng dẫn từ cấp quản lý, nhân viên được động viên, tạo điều kiện để tự chủ động xác định các bước, phương pháp để đạt được mục tiêu.
- Đánh giá dựa trên kết quả: MBO đặt trọng tâm vào việc đánh giá kết quả dựa trên mục tiêu đã đặt ra. Hiệu suất của nhân viên được đo lường bằng cách so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp tập trung vào kết quả, định rõ trách nhiệm của từng cá nhân.
- Theo dõi và phản hồi: MBO yêu cầu quá trình theo dõi, phản hồi thường xuyên để đảm bảo tiến trình đạt được mục tiêu. Nhà quản lý, nhân viên cần thường xuyên gặp gỡ, đánh giá tiến độ, cung cấp phản hồi để điều chỉnh, hỗ trợ trong quá trình làm việc.
- Tích hợp mục tiêu tổ chức: Mục tiêu của từng cá nhân, đơn vị sẽ góp phần vào mục tiêu tổng thể của tổ chức. MBO giúp tạo ra sự liên kết, phù hợp giữa mục tiêu cá nhân với mục tiêu tổ chức.
Đặc điểm của phương pháp MBO
Xem thêm:
- BRAINSTORMING LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING
- IKIGAI LÀ GÌ? TRIẾT LÝ XÂY DỰNG IKIGAI CỦA NGƯỜI NHẬT
1.3 Ví dụ cụ thể về quản trị theo mục tiêu MBO
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về quản trị mục tiêu MBO để bạn có thể tham khảo::
1. Bộ phận: Kinh doanh
Mục tiêu: Tăng doanh số bán hàng
- Tăng doanh số bán hàng đạt được 20% so với cùng kỳ năm trước.
- Đạt được 100 khách hàng mới trong quý này.
- Đạt mức độ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua hàng là 25%.
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
- Tỷ lệ hài lòng khách hàng đạt 90%.
- Giảm thời gian phản hồi cho khách hàng từ 24 giờ xuống còn 12 giờ.
- Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng đạt 85%.
Ví dụ cụ thể về quản trị theo mục tiêu MBO
2. Bộ phận: Sản xuất
Mục tiêu: Tăng năng suất sản xuất
- Tăng năng suất sản xuất đạt 15% so với cùng kỳ năm trước.
- Giảm tỷ lệ lỗi sản xuất xuống dưới 2%.
- Tăng hiệu suất máy móc và thiết bị đạt 90%.
Mục tiêu: Cải thiện quy trình làm việc và an toàn lao động
- Giảm thời gian thiết lập máy móc và chuyển đổi công việc giữa các lô hàng.
- Đạt mức độ tuân thủ các quy định về an toàn lao động đạt 95%.
- Tăng tỷ lệ sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân đạt 100%.
Langmaster đang tuyển:
=> Chuyên viên Tư vấn Giáo dục - Thu nhập 10 - 15 triệu/tháng
=> Giảng viên tiếng Anh Online 1-1 - Thu nhập 5 - 8 triệu/tháng
Ví dụ cụ thể về quản trị theo mục tiêu MBO
3. Bộ phận: Marketing
Mục tiêu: Tăng nhận diện thương hiệu
- Tăng 20% nhận biết thương hiệu trong tập khách hàng mục tiêu.
- Đạt 50.000 lượt tương tác trên mạng xã hội trong quý này.
- Tăng 30% lưu lượng truy cập vào trang web của công ty.
Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả chiến dịch quảng cáo
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ chiến dịch quảng cáo đạt 10%.
- Giảm chi phí tiếp cận khách hàng mới cho mỗi đơn hàng đạt 15%.
- Đạt 90% sự tham gia của khách hàng trong chiến dịch email marketing.
Ví dụ cụ thể về quản trị theo mục tiêu MBO
1.4 Quá trình phát triển của MBO - Quản trị theo mục tiêu
MBO (Management by Objectives) là một phương pháp quản trị được giới thiệu lần đầu vào năm 1954 trong cuốn sách "The Practice of Management" của Peter Drucker. Tuy nhiên, ý tưởng của MBO cũng có nguồn gốc từ tiểu luận "The Giving of Orders" của Mary Parker Follett viết năm 1926. Follett đã giải quyết vấn đề thẩm quyền trong quản lý kinh doanh bằng cách tạo ra sự ảnh hưởng đối với các nhóm không chính thức trong tổ chức.
Peter Drucker đã phát triển MBO thành một hệ thống quản trị hoàn thiện. MBO tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cụ thể, đo lường kết quả dựa trên mục tiêu đó. Phương pháp này đã được áp dụng và công nhận sự phù hợp, hiệu quả trong thực tế quản trị tại các công ty như Hewlett-Packard, Xerox, DuPont và Intel.
MBO đã trải qua một quá trình phát triển từ những năm 1950 đến nay. Ban đầu, nó chỉ là một ý tưởng, sau đó đến những năm 1960, MBO được định hình thành một quy trình kỹ thuật cụ thể hơn. Từ những năm 1970 đến nay, MBO đã phát triển thành các hình thức khác nhau nhằm cải thiện hiệu quả, khắc phục những hạn chế của MBO gốc. Các phương pháp phát triển từ MBO bao gồm quản trị theo kết quả, quản trị mục tiêu, kiểm soát và hoạch định công việc,...
Tóm lại, MBO đã tiến hóa trở thành một phương pháp quản trị phổ biến, tạo ra sự rõ ràng, cam kết và hiệu quả trong quá trình làm việc. Nó đóng góp vào sự phát triển tiến bộ của quản trị doanh nghiệp trong suốt hơn 6 thập kỷ qua.
Xem thêm: KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ “UPDATE” BẢN THÂN MỖI NGÀY?
Quá trình phát triển của MBO - Quản trị theo mục tiêu
2. Lợi ích của quản trị theo mục tiêu MBO là gì?
MBO là gì? Lợi ích của quản trị theo mục tiêu MBO là gì? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây:
2.1 Tăng cường sự tập trung vào kết quả
Qua việc xác định mục tiêu cụ thể từ đầu, đo lường kết quả, MBO tạo ra một môi trường tập trung vào hiệu suất và đạt được kết quả mong muốn. Bằng cách tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, nhân viên cam kết, tự chủ động đạt được kết quả. Từ đó, đo lường kết quả cung cấp một cách minh bạch, cụ thể về hiệu quả công việc và đóng góp cá nhân.
MBO cũng tạo động lực cho nhân viên, khi họ nhận thấy rằng sự nỗ lực của mình đóng góp, đạt được mục tiêu có ảnh hưởng đến kết quả tổng thể.
Tăng cường sự tập trung vào kết quả
2.2 Nâng cao tính cộng tác
Bằng cách liên kết các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, MBO tạo ra một môi trường cộng tác tốt hơn. Mỗi cá nhân nhận thức rõ vai trò của mình và cách đóng góp vào hoạt động của toàn bộ tổ chức. Sự rõ ràng, minh bạch về mục tiêu giúp các bộ phận và cá nhân hiểu rõ những gì cần làm, cách đóng góp của mình có thể ảnh hưởng đến kết quả tổng thể.
MBO cũng khuyến khích sự cộng tác giữa các bộ phận trong tổ chức. Thông qua việc thiết lập mục tiêu chung và quá trình đánh giá kết quả, các bộ phận sẽ có cơ hội hợp tác, chia sẻ thông tin, tìm hiểu cách tương tác để đạt được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Xem thêm: KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ, QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
2.3 Tạo động lực và cam kết
Phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO tạo ra động lực, cam kết cho nhân viên trong tổ chức. MBO giúp tạo ra động lực bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể, đo lường kết quả và thiết lập các tiêu chí đánh giá. Nhân viên nhận thức rõ ràng việc đạt được mục tiêu sẽ mang lại những đánh giá tích cực. Điều này tạo ra một tình thế kích thích và động lực để nhân viên cống hiến, làm việc chăm chỉ để đạt được kết quả tốt.
Ngoài ra, MBO cũng góp phần xây dựng cam kết từ phía nhân viên. Qua quá trình tham gia vào thiết lập mục tiêu, nhân viên hiểu rõ rằng sự cam kết và đóng góp của họ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Họ cảm thấy được trao quyền và có trách nhiệm tự chủ trong công việc của mình, từ đó tạo ra một tinh thần cam kết, trách nhiệm cao.
Tạo động lực và cam kết
2.4 Tạo sự minh bạch và trách nhiệm trong tổ chức
Mục tiêu cụ thể và đánh giá kết quả giúp mọi người trong tổ chức hiểu rõ nhiệm vụ cũng như là tiến trình làm việc của mình. Mỗi cá nhân được giao trách nhiệm, chịu trách nhiệm đạt được kết quả cá nhân, tạo động lực, tăng cường ý thức trách nhiệm.
MBO cũng khuyến khích sự tương tác, giao tiếp trong tổ chức, tạo môi trường làm việc cởi mở và hỗ trợ nhau. Kết quả là sự tăng cường minh bạch, sự cam kết, đóng góp tích cực từ tất cả nhân viên trong tổ chức.
2.5 Phát triển nhân sự
MBO đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân sự, MBO cho phép nhân viên tham gia xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển cá nhân, tạo động lực thúc đẩy sự nỗ lực cá nhân.
MBO cũng tạo sự tương tác và hỗ trợ trong tổ chức, khuyến khích việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để cùng nhau phát triển. Phát triển nhân sự qua MBO cũng mang lại lợi ích cho tổ chức, nâng cao hiệu suất làm việc, chất lượng công việc.
Phát triển nhân sự
3. So sánh MBO và các phương pháp quản trị khác
3.1 So sánh MBO và KPI
Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa MBO và KPI trong quá trình đánh giá hiệu suất làm việc. Vậy MBO là gì? MBO và KPI có gì sống và khác nhau? Cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây:
3.1.1 Giống nhau
- Tập trung vào mục tiêu: Cả MBO và KPI đều tập trung vào việc đạt được mục tiêu.
- Đo lường hiệu suất: Cả MBO và KPI đều đánh giá hiệu suất làm việc của tổ chức, bộ phận hoặc cá nhân.
- Định hướng và đồng thuận: Cả hai đều nhằm tạo ra sự tương tác và đồng thuận trong tổ chức, định hướng công việc và đo lường kết quả.
3.1.2 Khác nhau
Dưới đây là chi tiết điểm khác nhau giữa MBO và KPI để các bạn có thể tham khảo:
MBO |
KPI |
|
Mục tiêu |
Tập trung vào việc xác định, thiết lập mục tiêu chung cho toàn bộ tổ chức và các bộ phận con, từ đó đảm bảo sự hướng dẫn và tập trung chung. |
Tập trung vào việc xác định các chỉ số hiệu suất cụ thể, đo lường kết quả và tiến độ đạt được mục tiêu. |
Phạm vi |
Áp dụng cho toàn bộ tổ chức cũng như các bộ phận con, tạo ra sự kết nối, đồng thuận giữa các cấp quản lý và nhân viên. |
Áp dụng tại cấp bộ phận hoặc cá nhân, tập trung vào đánh giá, đo lường hiệu suất làm việc của từng thành viên hoặc nhóm làm việc. |
Quá trình đo lường |
Sử dụng quy trình đánh giá toàn diện, bao gồm đánh giá định kỳ, phản hồi và điều chỉnh mục tiêu theo thời gian. |
Tập trung vào việc xác định các chỉ số cụ thể và đo lường hiệu suất theo các tiêu chí đã được xác định trước. |
Tầm nhìn |
Tầm nhìn dài hạn, tạo điều kiện cho sự phát triển và thay đổi trong tổ chức. |
Tầm nhìn ngắn hạn, tập trung vào kết quả ngay trong thời gian gần. |
So sánh MBO và KPI
Xem thêm: KPI LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KPI CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM
3.2 So sánh MBO và MBP
Điểm giống, khác nhau giữa MBP và MBO là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
3.2.1 Giống nhau
- Tập trung vào mục tiêu: Cả hai phương pháp đều nhấn mạnh việc thiết lập mục tiêu cụ thể và theo dõi kết quả để đạt được sự thành công trong tổ chức.
- Định hướng và đồng thuận: Cả MBO và MBP đều tạo ra sự định hướng, đồng thuận trong tổ chức, đặt trọng tâm vào việc xác định mục tiêu chung.
- Đo lường hiệu suất: Cả MBO và MBP đều sử dụng các chỉ số và tiêu chí để đo lường kết quả, đánh giá hiệu suất của cá nhân hoặc tổ chức.
- Gắn kết nhân viên: Cả MBO và MBP đều có tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, định hướng rõ ràng cho nhân viên.
3.2.2 Khác nhau
MBO là gì? MBO và MBP có gì khác nhau? Dưới đây là chi tiết điểm khác nhau giữa MBO và MBP để các bạn có thể tham khảo:
MBO |
MBP |
|
Phạm vi áp dụng |
Tập trung vào việc xác định, đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức và các bộ phận con. |
MBP mở rộng từ MBO bằng cách kết hợp quản trị mục tiêu với đo lường kết quả, tập trung vào việc xác định và theo dõi chỉ số hiệu suất cụ thể để đánh giá kết quả đạt được. |
Đánh giá hiệu suất |
Sử dụng quy trình đánh giá toàn diện và chủ quan, dựa trên đánh giá của người quản lý, nhân viên. |
Tập trung vào việc đo lường kết quả, chỉ số hiệu suất cụ thể. MBP sử dụng dữ liệu, thông tin định lượng để đánh giá và so sánh kết quả đạt được. |
Hướng đi và đánh giá |
Tạo ra sự định hướng và đồng thuận trong việc đạt được mục tiêu chung, tập trung vào quá trình, sự thay đổi trong tổ chức. |
Tập trung vào kết quả đạt được, tạo ra sự minh bạch và tập trung vào sự cải thiện liên tục. |
4. Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là bước quan trọng trong quy trình quản trị theo mục tiêu MBO. Trong quá trình MBO, việc thiết lập các mục tiêu cụ thể trong khung thời gian nhất định giúp định hình hướng đi của tổ chức, tăng cường sự tập trung và đồng thuận trong công việc, tạo điều kiện để đo lường, đánh giá kết quả đạt được.
Thiết lập mục tiêu
Bước 2: Kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động là quá trình cụ thể hóa các bước và hoạt động để đạt được mục tiêu trong quản trị theo mục tiêu (MBO). Khi thiết lập kế hoạch hành động, công việc được xác định rõ ràng, đồng thời xác định trách nhiệm của từng cá nhân hoặc bộ phận.
Kế hoạch hành động cung cấp một hướng dẫn chi tiết về những gì cần làm, khi nào và bởi ai. Nó giúp tạo ra sự rõ ràng và mục tiêu cụ thể cho từng người, giúp họ biết được bước tiếp theo, làm việc theo một kế hoạch có hệ thống.
Xem thêm: KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ, QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Bước 3: Theo dõi tiến độ
Theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu là một phần quan trọng của quản trị theo mục tiêu (MBO) trong tổ chức. Bằng cách theo dõi, đánh giá, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các mục tiêu đang được tiến hành, đạt được kết quả như mong đợi, đồng thời có khả năng điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết.
Theo dõi tiến độ
Xem thêm: 9+ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ TRONG CUỘC SỐNG
Bước 4: Đánh giá hiệu suất
Bằng cách so sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi, bạn có thể xác định được sự khác biệt và đánh giá hiệu suất. Nếu kết quả đạt được vượt qua kỳ vọng, điều này có thể cho thấy mức độ thành công. Tuy nhiên, nếu kết quả chưa đạt được mục tiêu hoặc không đạt đủ hiệu suất, bạn có thể cần xem xét lại các yếu tố và điều chỉnh kế hoạch.
5. Ưu điểm và nhược điểm của quản lý theo mục tiêu MBO là gì?
5.1 Ưu điểm
Quản lý theo mục tiêu (MBO) có nhiều ưu điểm, bao gồm:
- Tập trung vào kết quả: MBO đặt sự tập trung chính vào việc đạt được kết quả mục tiêu. Điều này giúp tạo động lực, hướng dẫn cho nhân viên để đạt được hiệu suất cao trong công việc.
- Kết nối giữa mục tiêu cá nhân và tổ chức: MBO giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu tổng quát của tổ chức đóng góp vào mục tiêu đó. Điều này tạo ra sự đồng thuận, thúc đẩy sự hợp tác, đoàn kết trong tổ chức.
- Minh bạch và định rõ trách nhiệm: MBO tạo ra sự minh bạch trong việc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân. Nhân viên biết rõ mục tiêu của mình, được đánh giá dựa trên kết quả đạt được, tạo ra sự rõ ràng và công bằng trong quá trình quản lý.
- Phát triển cá nhân: MBO cung cấp cơ hội cho nhân viên tham gia vào việc đề ra mục tiêu cá nhân, phát triển kỹ năng. Điều này thúc đẩy sự tự chủ và trách nhiệm cá nhân, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân.
- Quản lý hiệu suất: MBO cung cấp khung nhìn rõ ràng về hiệu suất làm việc của nhân viên, tổ chức. Nó giúp nhà quản lý đánh giá hiệu suất, xác định điểm mạnh và yếu, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện phát triển.
- Điều chỉnh linh hoạt: MBO cho phép điều chỉnh, thay đổi mục tiêu theo thời gian và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng, đảm bảo sự linh hoạt trong việc đạt được kết quả.
Ưu điểm của quản lý theo mục tiêu MBO
5.2 Nhược điểm
Mặc dù quản lý theo mục tiêu (MBO) có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm, cụ thể:
- MBO dựa vào quá trình đánh giá hiệu suất của nhân viên. Điều này có thể dẫn đến sự chủ quan và không công bằng trong việc đánh giá, khi mà các nhà quản lý có thể có những quan điểm khác nhau về hiệu suất của nhân viên.
- MBO có thể tạo ra áp lực căng thẳng cho nhân viên khi họ phải đạt được các mục tiêu cụ thể. Áp lực này có thể gây ra stress, ảnh hưởng đến sự trải nghiệm làm việc cũng như sức khỏe tinh thần của nhân viên.
- MBO có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh. Việc giữ nguyên các mục tiêu và kế hoạch trong thời gian dài có thể không phù hợp với những thay đổi đột ngột và yêu cầu linh hoạt của tổ chức.
- Đồng thời, MBO cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chi phí, hành vi trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Nhược điểm của quản lý theo mục tiêu MBO
Quả thực, quản trị theo mục tiêu MBO đề cao sự gắn kết chặt chẽ của các cá nhân, phòng ban và mục tiêu chung của doanh nghiệp tạo nên sự phát triển bền vững. Hy vọng với những chia sẻ về phương pháp MBO là gì ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp quản trị này nhé.