Cuộc sống luôn không ngừng thay đổi, đồng nghĩa với việc chúng ta phải luôn biết cách chủ động làm mới bản thân để không bị thụt lùi. Nắm vững các kỹ năng phát triển bản thân chính là chìa khóa giúp bạn tự tin đương đầu với mọi thách thức, sự thay đổi liên tục đang diễn ra hàng ngày. Cùng Langmaster khám phá những điều thú vị xoay quanh hành trình phát triển cá nhân, nâng cấp bản thân qua bài viết nhé!
1. Kỹ năng phát triển bản thân là gì?
Phát triển bản thân là năng lực rất quan trọng ở mỗi cá nhân, cho phép bạn mở rộng những tiềm năng phát triển thông qua quá trình tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, tiếp thu những giá trị mới từ thế giới bên ngoài…
Không chỉ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp, kỹ năng phát triển bản thân còn là hành trình lâu dài, bền bỉ để bạn học cách hiểu hơn về chính mình, sống chan hòa với mọi người và trở thành phiên bản tốt nhất.
2. Vì sao cần có năng lực phát triển bản thân?
Nhìn chung, phát triển bản thân có sự tổng hợp nhiều kỹ năng khác nhau, giúp bất kỳ cá nhân nào cũng có thể nâng cấp phiên bản hiện tại của chính mình. Thế hệ trẻ lại càng phải chú tâm đến việc rèn luyện, nâng cao bản thân mỗi ngày vì các lợi ích vô cùng thiết thực sau đây:
2.1 Xây dựng phiên bản cá nhân hoàn thiện
Thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ với nhiều phương tiện, công cụ đắc lực cho mỗi người chủ động học cách để phát triển bản thân. Chỉ cần một chiếc điện thoại hay máy tính kết nối internet là chúng ta đã có thể truy cập vào một thế giới rộng mở, thú vị với kho tri thức khổng lồ hiện ra trước mắt, mà không cần phải tốn công tìm kiếm.
Chính vì thế, đây cũng chính là cơ hội để mỗi người có thể học hỏi thêm nhiều tri thức mới, khám phá lĩnh vực mới, phấn đấu để đạt được ước mơ. Từ đó trở thành phiên bản tốt nhất mà bản thân luôn hướng tới. Chỉ khi bạn trang bị kỹ năng phát triển bản thân thì mới có thể khai thác tối đa mọi tiềm năng ẩn giấu của mình.
2.2 Hiểu hơn về chính mình
Khi định hướng phát triển bản thân đúng đắn, bạn sẽ biết mình là ai, thực sự mong muốn điều gì, động lực phấn đấu, mục tiêu hướng tới đâu. Từ đó tập trung toàn lực vào công việc mà không bị phân tâm hay xao nhãng vào những điều vô bổ. Khi nắm trong tay kiến thức sâu rộng, cơ hội làm việc tốt giúp tương lai bạn xán lạn hơn.
2.3 Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
Biết cách để “update” bản thân ngày một tốt hơn, chúng ta cũng dần biết cách để đối nhân xử thế, thấu hiểu hơn những người xung quanh. Khi nhìn nhận bất kỳ mối quan hệ nào, bạn sẽ không còn những đánh giá phiến diện, biết chọn lọc những mối quan hệ thật sự lành mạnh, xây dựng sự gắn kết đi lên với phiên bản của bản thân.
2.4 Tránh xa những điều tiêu cực
Khi xây dựng bản thân với những điều tốt đẹp, vô hình trung bạn sẽ thu hút nguồn năng lượng tích cực không chỉ cho công việc, tài chính mà cả cho các mối quan hệ. Một phiên bản hoàn chỉnh, hiểu rõ chính mình có thể giúp bạn tránh xa những tệ nạn, không rơi vào cạm bẫy hay thú vui có tính chất thỏa mãn tạm thời như rượu chè, ma túy, thói nghiện mua sắm…
Xem thêm:
=> 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
=> IKIGAI LÀ GÌ? TRIẾT LÝ XÂY DỰNG IKIGAI CỦA NGƯỜI NHẬT
👉 Ghi danh sớm để nhận những đặc quyền riêng: https://forms.gle/oodkkvPWfVf8cK8j6
3. Làm thế nào để phát triển bản thân đúng đắn?
Khái niệm phát triển bản thân có thể được cụ thể hóa và tập trung vào những điểm sau đây:
3.1 Sống chủ động
Để nâng cấp bản thân, ngay từ bây giờ bạn cần thay đổi tư duy hiện tại: chủ động trong cách sống. Chủ động từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày thì mới có thể tạo nên những thay đổi lớn lao trong cuộc đời. Đây chính là một trong những cách phát triển xuất phát từ sự thay đổi trong suy nghĩ, để dẫn đến thay đổi trong hành động.
Hãy trở thành một người luôn tự giác trong công việc, chủ động thừa nhận những sai sót, tìm hiểu những điều bản thân chưa tốt để ngày một hoàn thiện hơn. Khi gặp vấn đề nan giải, bạn có thể tự tìm tòi cách giải quyết hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác với tinh thần sẵn sàng học hỏi và trau dồi kiến thức mọi lúc mọi nơi.
3.2 Sống có kế hoạch
Bắt đầu một ngày mới với các kế hoạch ngắn hạn, mục tiêu cần đạt cho công việc, sinh hoạt hàng ngày… sẽ giúp bạn có động lực để cố gắng mà không lo trì hoãn. Đến cuối ngày, hãy dành chút thời gian để kiểm tra, đánh giá hiệu suất công việc đã thực hiện. Bạn sẽ mỉm cười vì nhận ra bản thân đã tiến bộ như thế nào đấy!
3.3 Bước ra khỏi vùng an toàn
Mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, kết nối với thế giới bên ngoài chính là một cách để bạn có thể khám phá bản thân có thể vươn xa đến đâu. Hãy tập thói quen cởi mở hơn với những điều mới mẻ, làm quen với mọi sự thay đổi từng chút một và dần dần xây dựng cho mình một không gian với vùng biên giới ngày càng mở rộng.
Bạn sẽ bất ngờ khi bản thân trở nên ngày càng tự tin và hòa nhập hơn với mọi người, mang đến cho cuộc sống những giá trị tốt đẹp nhất. Đây cũng chính là một thành tựu không hề nhỏ chứng tỏ bạn đã thật sự “upgrade” bản thân.
3.4 Rèn luyện các kỹ năng
Để làm nên một phiên bản mới với nhiều giá trị, chắc chắn chúng ta cần phải trang bị các kỹ năng khác nhau, hỗ trợ quá trình phát triển bản thân như: giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, phản biện,… Để biết cách phát triển các kỹ năng này cụ thể ra sao, hãy đọc tiếp nội dung sau đây nhé!
Xem thêm:
=> NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở ỨNG VIÊN? 10 ĐIỀU GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
=> CÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH THÔNG DỤNG, ẤN TƯỢNG
4. Các kỹ năng phát triển bản thân cần kíp
Quá trình phát triển bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống đòi hỏi mọi người cần không ngừng cải thiện các kỹ năng sau đây:
4.1 Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một kỹ năng phát triển bản thân quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần rèn luyện. Khi giao tiếp tốt, các cá nhân được kết nối với nhau và đây cũng là phương tiện giúp bạn bày tỏ, thuyết phục người nghe hay nói lên nhu cầu của bản thân. Sau đây sẽ là một số lời khuyên giúp bạn tăng khả năng giao tiếp:
- Thường xuyên giao tiếp bằng mắt: Thể hiện sự lắng nghe và khuyến khích đối phương cởi mở trao đổi với bạn.
- Kết hợp sắc thái biểu cảm, cử chỉ: Biểu cảm gương mặt thể hiện sự hứng thú hay nhàm chán khi đang trò chuyện, do đó để tăng sự kết nối hãy điều chỉnh sắc thái phù hợp, cùng các cử chỉ của tay một cách linh động…
- Trình bày ý kiến rõ ràng: Thay vì dùng cách nói lí nhí thiếu tự tin, bạn hãy tập phát âm to – rõ, và lưu ý điều chỉnh âm lượng cho tương xứng tùy vào cuộc nói chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào.
- Chọn lọc ngôn từ phù hợp: Cách dùng từ, sử dụng ngôn ngữ như thế nào thường sẽ phản ánh một phần con người bạn. Nếu không chắc chắn nghĩa của từ nào thì tốt nhất bạn đừng nên sử dụng. Hãy tiếp tục trau dồi vốn từ vựng bằng từ điển và bắt đầu một thói quen hàng ngày là học một từ mới.
- Điều chỉnh tốc độ nói: Hãy luyện tập cách nói chậm vừa phải và rõ ràng, đủ để người nghe tiếp thu nội dung bạn đang muốn truyền đạt. Tránh nói quá nhanh dẫn đến nói lắp hoặc nói quá chậm dễ tạo cảm giác nhàm chán…
- Luyện tập trước gương: Một trong những cách khá hiệu quả để rèn giao tiếp là tự tập nói trước gương. Bạn có thể điều chỉnh biểu cảm khuôn mặt, động tác tay, tác phong cũng như củng cố sự tự tin khi nói…
4.2 Kỹ năng lãnh đạo
Muốn phát triển bản thân và đi đến thành công thì kỹ năng lãnh đạo là điều vô cùng cần thiết. Một nhà lãnh đạo tốt có khả năng dẫn dắt, định hướng người khác để đi đến mục tiêu chung, đưa tổ chức và doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Để trở thành một người đứng đầu, lãnh đạo giỏi bạn có thể tham khảo các cách như:
- Tham gia các khóa học về quản lý, lãnh đạo: Bằng cách tạo ra các tình huống giúp bạn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo thành thạo hơn. Ngoài ra, các khóa học này còn giúp nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về hành vi của mình, mở ra tiềm năng cải thiện kỹ năng lãnh đạo của họ theo thời gian. Đồng thời cung cấp lý thuyết đằng sau các phong cách lãnh đạo khác nhau.
- Rèn luyện các đức tính cần có của lãnh đạo: Thực hành kỷ luật, biết lắng nghe và đồng cảm, chủ động học hỏi và mang tư duy cởi mở… là những phẩm chất mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần có.
Xem thêm:
=> 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
=> KỸ NĂNG LẮNG NGHE LÀ GÌ? 7+ CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP
4.3 Kỹ năng quản lý thời gian
Mỗi người đều có quỹ thời gian như nhau, với 24 tiếng trong một ngày. Muốn hoàn thiện bản thân, bạn cần học cách quản lý thời gian một cách khoa học, sắp xếp công việc – học tập – giải trí – nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Sau đây sẽ là một số gợi ý các cách giúp bạn có thể tận dụng tối đa khoảng thời gian hiện có trong tay:
- Đưa các đầu việc quan trọng và ưu tiên lên đầu, đồng thời cố gắng tập trung hoàn thành để đạt hiệu suất tốt trong thời gian ngắn.
- Lên danh sách các công việc cần làm: Hãy bắt đầu ngày mới bằng việc lập cho mình một to-do-list, hình dung những việc bạn cần phải làm ngày hôm nay và hoàn thành từng việc một.
- Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung: Để duy trì khả năng tập trung 100% vào công việc đang làm, bạn nên rời xa mạng xã hội, các thiết bị điện tử như smartphone. Khi có sự chú tâm cao độ, bạn có thể hoàn thành công việc nhanh chóng mà không có bất kỳ sự trì hoãn hay lãng phí thời gian nào.
Xem thêm:
=> 9+ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ TRONG CÔNG VIỆC, CUỘC SỐNG
4.4 Kỹ năng tự học
Tự học là một trong những kỹ năng phát triển bản thân không thể thiếu với bất cứ người nào. Tinh thần tự học thể hiện ở thái độ chủ động, độc lập, mong muốn tìm tòi, học hỏi và khám phá không ngừng các kiến thức, kỹ năng mới. Thông qua tự học bạn sẽ tích lũy được nguồn tri thức sâu rộng để trở nên chủ động và linh hoạt hơn, thậm chí trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.
4.5 Kỹ năng phản biện
Tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng không kém trong việc phát triển bản thân, thể hiện ở việc phân tích vấn đề kỹ lưỡng, nhìn nhận ở dưới nhiều góc độ khác nhau và đưa ra các câu hỏi phản biện cho người đối diện. Với các nhà lãnh đạo thì đây là kỹ năng vô cùng thiết yếu để dẫn dắt tổ chức, doanh nghiệp thành công.
4.6 Kỹ năng làm việc nhóm
Ngoài rèn luyện kỹ năng cá nhân, chúng ta còn cần phát triển khả năng làm việc nhóm với cộng sự. Trong quá trình hợp tác, bạn cần chú ý đến nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng mọi người, hỗ trợ nhau cùng xử lý những vướng mắc, khó khăn, để có thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra trong thời gian nhanh chóng.
4.7 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trên thực tế, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng và là kỹ năng mềm mà ai cũng cần trang bị trong cuộc sống. Đây là kỹ năng được tổng hợp từ quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hoặc cuộc sống để từ đó đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất.
Một số tips để bạn có thể cải thiện tư duy và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn như:
- Sử dụng mind map: Sơ đồ tư duy là phương pháp phân tích, tổng hợp qua hình ảnh, màu sắc trực quan giúp bạn dễ dàng nắm bắt vấn đề. Ưu điểm của cách làm này là tiết kiệm thời gian, tăng khả năng ghi nhớ, đồng thời kích thích sự sáng tạo, giải quyết vấn đề và lên ý tưởng.
- Phương pháp Brainstorming: Ưu điểm là tạo môi trường hoàn toàn tự do, đưa ra những ý kiến mới mẻ, sáng tạo và không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. Nhờ có những ý tưởng phong phú, độc đáo mà bạn có thể tìm ra giải pháp hiệu quả tuyệt vời cho vấn đề nan giải hiện tại của mình.
5. Định hướng và lộ trình phát triển bản thân
Trên thực tế, lộ trình phát triển bản thân của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là gợi ý các bước trong lộ trình nâng cấp bản thân bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Nhận thức bản thân
Bước đầu tiên trên hành trình phát triển chính mình là cần phải thật sự thấu hiểu bản thân mong muốn điều gì. Khi đó, bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát và làm chủ mọi suy nghĩ, hành động, biết mình sẽ phải làm gì trong những bước tiếp theo.
Để nhận thức bản thân, bạn có thể tham khảo mô hình SWOT, khai phá bản thân dưới các góc độ: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Ngoài ra còn có một số cách khác ví dụ như:
- Viết ra danh sách những việc muốn làm: Tạo động lực và xây dựng niềm tin để có thể sớm chinh phục những điều bản thân bạn luôn khao khát.
- Ngồi thiền: Thiền định là một trong những cách giúp bạn kết nối với phần sâu thẳm của chính mình, thấu hiểu bản thân hơn bởi tâm trí lúc này hoàn toàn tĩnh, lấy cái tôi làm trung tâm. Mỗi khi ngồi thiền xong, chúng ta sẽ thấy như thể được tiếp thêm năng lượng và thêm yêu bản thân.
- Làm các bài test online: Hiện nay trên mạng có rất nhiều bài test giúp bạn kiểm tra xu hướng tính cách, tính dục… của bản thân. Lưu ý rằng những bài trắc nghiệm MBTI hay test EQ cũng chỉ mang tính chất tham khảo, không hoàn toàn định dạng được bạn là ai, người bạn muốn trở thành là gì…
Bước 2: Quản lý cảm xúc
Tiếp theo bạn cần nắm được khả năng quản lý cảm xúc. Thực tế chứng minh, khi biết cách làm chủ bản thân, giữ được sự bình tĩnh, không nóng vội những lúc không cần thiết trong quá trình xử lý mọi vấn đề, bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn.
Bước 3: Rèn luyện khả năng lĩnh hội
Lĩnh hội kiến thức, học hỏi là điều chúng ta cần làm mọi lúc, mọi nơi để góp nhặt thêm nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Hãy học cách ghi nhớ, chọn lọc những thông tin quan trọng và không ngừng đặt câu hỏi về mọi sự vật trên đời.
Bước 4: Xây dựng mục tiêu và hành động cụ thể
Bước cuối cùng trong lộ trình phát triển bản thân chính là mỗi người cần tự đặt ra cho mình mục tiêu để nỗ lực hướng tới. Với một mục tiêu cụ thể, mọi hành động của bạn đều sẽ tập trung hướng vào đó và có thể hoàn thành với kết quả cao nhất.
Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn nắm được kỹ năng phát triển bản thân. Hãy không ngừng vươn lên, làm mới chính mình, tiếp thu những giá trị tốt đẹp để sống một cuộc đời đúng mơ ước bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN THÀNH MỘT PHIÊN BẢN TỐT HƠN MỖI NGÀY