Bạn đang tìm kiếm phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, phù hợp với xu hướng mới? Bài viết sau Langmaster Careers sẽ giúp bạn hiểu rõ phương pháp giảng dạy tiếng Anh là gì và khám phá hơn 15 cách giảng dạy hiện đại dễ ứng dụng, tối ưu kết quả học tập.
THAM KHẢO THÊM VỀ TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN LANGMASTER!
1. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh là gì?

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh là hệ thống các cách tiếp cận, quy trình tổ chức và kỹ thuật truyền đạt nhằm giúp người học tiếp nhận, luyện tập và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Đây là yếu tố then chốt quyết định chất lượng và hiệu quả của một chương trình giảng dạy.
Khác với các phương pháp truyền, các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại đề cao vai trò chủ động của người học. Giáo viên trở thành người dẫn dắt, tạo môi trường để học viên trải nghiệm, khám phá và vận dụng ngôn ngữ trong bối cảnh thực tế.
>>> XEM THÊM: HỌC TIẾNG ANH ONLINE HIỆU QUẢ: 9+ TIP GIÚP TIẾN BỘ NHANH MỖI NGÀY
2. 15+ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay
2.1. Phương pháp TPR (Total Physical Response)

TPR (Total Physical Response) là phương pháp giảng dạy tiếng Anh kết hợp ngôn ngữ với vận động thể chất. Giáo viên đưa ra hướng dẫn bằng tiếng Anh, học sinh sẽ thực hiện các động tác tương ứng như “stand up”, “turn around” hay “clap your hands”. Từ đó, người học hình thành kết nối trực tiếp giữa từ vựng và hành động, thay vì phải dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Đây là một trong các phương pháp giảng dạy được đánh giá cao vì mang lại sự hứng thú và hiệu quả ghi nhớ tự nhiên. Qua các hoạt động thể chất vui nhộn, học viên đặc biệt là trẻ em hay người mới bắt đầu cảm thấy thoải mái, chủ động hơn trong quá trình học.
2.2. Học tiếng Anh qua âm nhạc và vận động
Âm nhạc là công cụ hiệu quả giúp trẻ ghi nhớ từ vựng và luyện phát âm một cách tự nhiên. Những bài hát tiếng Anh vui nhộn như “Head, Shoulders, Knees and Toes” hay “If You’re Happy and You Know It” không chỉ tạo hứng thú mà còn khuyến khích trẻ vận động và phản xạ nhanh với ngôn ngữ.
>>> XEM THÊM: PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ, DỄ GHI NHỚ
2.3. Sử dụng Flashcards và đồ dùng trực quan

Sử dụng flashcards là phương pháp giảng dạy tiếng Anh dựa trên hình ảnh và ký ức thị giác để giúp học viên ghi nhớ từ vựng nhanh chóng. Mỗi thẻ thường gồm hình minh họa và từ vựng tiếng Anh tương ứng, giúp người học tạo liên kết giữa hình ảnh và ngôn ngữ mà không cần dịch nghĩa từng chữ.
Việc kết hợp flashcards với các đồ dùng trực quan như tranh ảnh, vật thật hay mô hình sẽ tạo cảm giác học tập sinh động, kích thích trí tò mò và tăng khả năng ghi nhớ dài hạn.
2.4. Phương pháp CLT (Communicative Language Teaching)
CLT (Communicative Language Teaching) là phương pháp nhằm tập trung vào việc phát triển năng lực giao tiếp thực tế thay vì chỉ học ngữ pháp hay từ vựng một cách rời rạc. Học viên được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng, tương tác và giải quyết tình huống trong lớp học.
Khác với cách dạy truyền thống thiên về ghi nhớ, CLT đặt người học vào trung tâm, tạo cơ hội để luyện tập tiếng Anh trong ngữ cảnh tự nhiên như đóng vai, thảo luận nhóm hay phỏng vấn. Đây là một trong các phương pháp dạy tiếng Anh giúp học viên rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng phản xạ và ứng dụng thực tiễn.
2.5. Học qua trò chơi ngôn ngữ (Language Games)
Học qua trò chơi ngôn ngữ là phương pháp giảng dạy tiếng Anh tạo ra môi trường học tập vui nhộn, giúp học viên tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Thay vì học lý thuyết đơn thuần, người học sẽ tham gia vào các trò chơi sử dụng từ vựng, cấu trúc câu hoặc phản xạ ngôn ngữ để ghi nhớ và thực hành.
Đây là phương pháp khơi gợi sự hứng thú, tăng khả năng tương tác và rèn luyện kỹ năng giao tiếp linh hoạt. Các trò chơi đơn giản như Bingo, Memory Card, Pictionary hay đố chữ đều có thể lồng ghép khéo léo vào bài giảng để nâng cao hiệu quả học tập.
TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI LANGMASTER – KIẾN TẠO GIÁ TRỊ & BỨT PHÁ NGHỀ NGHIỆP
Langmaster không chỉ là nơi ứng dụng hàng đầu các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại, mà còn là môi trường lý tưởng để bạn phát triển nghề nghiệp giáo dục.
Gia nhập đội ngũ Langmaster, bạn sẽ có cơ hội:
- Được đào tạo bài bản theo bởi các chuyên gia đến từ Harvard, Stanford, cập nhật xu hướng sư phạm quốc tế
- Có cơ hội tham gia các khóa huấn luyện trị giá đến 100 triệu VNĐ để phát triển năng lực toàn diện
- Làm việc trong môi trường trẻ trung, nhân văn, sáng tạo và cầu tiến
- Thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rõ ràng cho giáo viên mới lẫn đã có kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi hội tụ cả tri thức – phương pháp – con người, Langmaster chính là điểm khởi đầu bền vững cho sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh.
Ứng tuyển ngay tại: LANGMASTER - TRẢI THẢM ĐỎ, ĐÓN NHÂN TÀI!
2.6. Phương pháp kể chuyện (Storytelling)
Storytelling là phương pháp giảng dạy tiếng Anh sử dụng những câu chuyện đơn giản, gần gũi để truyền tải ngôn ngữ một cách tự nhiên. Qua việc lắng nghe và tham gia kể lại câu chuyện, học viên sẽ dần hiểu được ngữ nghĩa, cấu trúc câu cũng như ngữ điệu mà không cần học thuộc máy móc.
Nội dung của phương pháp mang tính hình ảnh và cảm xúc cao, storytelling giúp phát triển kỹ năng nghe hiểu, mở rộng vốn từ và khơi gợi trí tưởng tượng yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu và sử dụng ngoại ngữ lâu dài.
2.7. Học qua nghệ thuật (Art-based Learning)

Học qua nghệ thuật là phương pháp giảng dạy tiếng Anh kết hợp các hoạt động như vẽ tranh, nặn đất sét, làm thủ công hoặc trình diễn để kích thích khả năng sáng tạo và tăng cường tiếp thu ngôn ngữ. Thông qua việc tạo ra sản phẩm nghệ thuật, học viên được khuyến khích sử dụng từ vựng và câu trúc tiếng Anh trong bối cảnh cụ thể, sinh động.
Art-based Learning là phương pháp tạo ra môi trường học vui vẻ, giảm căng thẳng, đồng thời phát triển cả ngôn ngữ, cảm xúc và tư duy. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ, học viên thiên hướng nghệ thuật hoặc người học có nhu cầu trải nghiệm học tập đa giác quan.
2.8. Phương pháp học qua dự án (Project-based Learning)
Học qua dự án đặt người học vào quá trình thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như thiết kế tờ rơi, thuyết trình, xây dựng video hay tổ chức sự kiện nhỏ. Trong suốt quá trình, học viên phải vận dụng tiếng Anh để thu thập thông tin, giao tiếp, xử lý nội dung và trình bày kết quả.
Đây là phương pháp giúp kết nối kiến thức với thực tiễn, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong môi trường mở. Với học sinh trung học, sinh viên hoặc người đi làm, Project-based Learning là cách học chủ động, linh hoạt và giàu trải nghiệm.
2.9. Phương pháp giảng dạy phân hóa (Differentiated Instruction)
Phương pháp giảng dạy phân hóa là cách tiếp cận linh hoạt nhằm đáp ứng sự đa dạng về năng lực, tốc độ học và phong cách học tập của từng học viên. Thay vì áp dụng một khuôn mẫu chung, giáo viên thiết kế bài học với nhiều mức độ hỗ trợ, tài liệu và hình thức hoạt động khác nhau để học viên có thể học theo cách phù hợp nhất với mình.
Đây là một trong các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại được áp dụng rộng rãi trong lớp học đông và không đồng đều. Phân hóa giúp người học cảm thấy được tôn trọng và khích lệ, từ đó tăng động lực học tập, cải thiện kết quả đầu ra và tạo nên môi trường học tập công bằng, hiệu quả.
>>> XEM THÊM: NÊN HỌC TRUNG TÂM TIẾNG ANH NÀO? TOP 12 TRUNG TÂM UY TÍN HIỆN NAY
2.10. Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh là tận dụng các công cụ số như phần mềm học tập, video tương tác, bảng thông minh, nền tảng trực tuyến hay trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả dạy và học. Nhờ công nghệ, giáo viên có thể thiết kế bài học sinh động, theo dõi tiến độ học viên, cá nhân hóa nội dung và phản hồi kịp thời.
Đây là phương pháp phù hợp với xu hướng giáo dục số và nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi. Dù dạy trực tiếp hay trực tuyến, việc tích hợp công nghệ đúng cách không chỉ giúp bài giảng hấp dẫn hơn mà còn phát triển kỹ năng số.
2.11. Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom)
Lớp học đảo ngược thay đổi trình tự truyền thống của việc học tiếng Anh. Thay vì nghe giảng tại lớp và làm bài tập ở nhà, học viên sẽ tự nghiên cứu nội dung qua video, tài liệu trước buổi học, còn thời gian trên lớp được dành cho thảo luận, luyện tập và giải quyết vấn đề.
Mô hình lớp học đảo ngược giúp học viên làm chủ tốc độ tiếp thu kiến thức, đồng thời phát huy tối đa thời gian tương tác trực tiếp với giáo viên và bạn học. Flipped Classroom đặc biệt hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm.
>>> XEM THÊM: GIÁO VIÊN TIẾNG ANH LƯƠNG BAO NHIÊU? CHI TIẾT CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
2.12. Phương pháp học qua tương tác nhóm
Học qua tương tác nhóm khuyến khích học viên làm việc cùng nhau để thảo luận, giải quyết nhiệm vụ và thực hành ngôn ngữ trong bối cảnh thực tế. Việc hợp tác trong các hoạt động như đóng vai, phỏng vấn, thuyết trình nhóm giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp và phản xạ linh hoạt.
Phương pháp này chú trọng xây dựng môi trường học tập tích cực, nơi học viên không chỉ học từ giáo viên mà còn học lẫn nhau giúp nâng cao tinh thần làm việc tập thể, tăng sự tự tin và khả năng diễn đạt mạch lạc trước đám đông.
2.13. Học tiếng Anh qua hoạt động thường nhật (Routine-based Learning)
Học qua hoạt động thường nhật là lồng ghép ngôn ngữ vào những tình huống quen thuộc trong đời sống hàng ngày như chào hỏi, gọi món, dọn dẹp, chuẩn bị đồ dùng... Giáo viên sử dụng những cụm từ, mẫu câu đơn giản lặp đi lặp lại để học viên tiếp xúc và ghi nhớ ngôn ngữ theo cách tự nhiên nhất.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ và người học ở trình độ sơ cấp. Routine-based Learning giúp xây dựng nền tảng từ vựng và cấu trúc cơ bản một cách vững chắc, đồng thời phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường thực tế, gần gũi và không gây áp lực.
2.14. Học qua video, hình ảnh, thực tế ảo

Học qua video, hình ảnh và công nghệ thực tế ảo giúp khai thác tối đa khả năng tiếp thu trực quan của người học. Những đoạn phim ngắn, hình minh họa sinh động hoặc mô phỏng tình huống bằng VR/AR không chỉ giúp tăng sự hứng thú mà còn hỗ trợ ghi nhớ từ vựng và cấu trúc câu hiệu quả hơn.
Hình thức này giúp kết nối bài học với thế giới thực. Người học được trải nghiệm ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể, dễ hiểu và dễ áp dụng hơn so với các phương pháp thuần lý thuyết. Đặc biệt, công nghệ này còn mở rộng khả năng dạy học linh hoạt trong cả môi trường trực tuyến lẫn ngoại khóa.
2.15. Kỹ thuật khuyến khích và phản hồi tích cực (Positive Reinforcement)
Khuyến khích và phản hồi tích cực giúp tạo động lực học tập cho học viên thông qua việc công nhận nỗ lực, ghi nhận tiến bộ và khuyến khích tinh thần chủ động. Thay vì chỉ tập trung vào lỗi sai, giáo viên đưa ra lời khen, nhận xét mang tính xây dựng nhằm duy trì hứng thú và sự tự tin của người học.
Đây là một trong các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại nhấn mạnh yếu tố cảm xúc và tâm lý trong giáo dục. Khi học viên cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận, họ sẽ cởi mở hơn với quá trình học, sẵn sàng thử nghiệm, mắc lỗi và cải thiện từng ngày. Môi trường học tích cực, nhân văn luôn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong việc học ngôn ngữ.
>>> XEM THÊM: TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH ONLINE PART-TIME CÙNG LANGMASTER
3. Cách lựa chọn phương pháp dạy tiếng Anh phù hợp

Không có một công thức chung cho tất cả lớp học tiếng Anh. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cần dựa trên đặc điểm người học, mục tiêu đào tạo và điều kiện thực tế. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp giáo viên đưa ra lựa chọn phù hợp:
- Dựa trên độ tuổi và trình độ người học: Trẻ em thích hợp với TPR, kể chuyện, trò chơi; người lớn nên học qua thảo luận, phản biện, dự án ngắn.
- Phù hợp mục tiêu đào tạo và bối cảnh lớp học: Học để giao tiếp, thi lấy chứng chỉ hay học chuyên ngành đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau. Lớp học đông cần phương pháp kiểm soát lớp tốt.
- Gợi ý kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp: Nên phối hợp đa dạng kỹ thuật: trực quan – tương tác – phản hồi – cá nhân hóa để tối ưu hiệu quả và tăng hứng thú học tập.
>>> XEM THÊM: HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CÔNG SỞ NHANH CHÓNG VỚI 200 MẪU CÂU THÔNG DỤNG
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những phương pháp giảng dạy tiếng Anh dễ áp dụng và hiệu quả mỗi ngày. Cùng Langmaster kiến tạo môi trường học tập và làm việc lý tưởng, phát triển sự nghiệp Anh ngữ vững chắc.