Giáo viên tiếng Anh là ngành nghề hấp dẫn hiện nay, đem đến tiềm năng về công việc và mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, giáo viên tiếng Anh cần bằng cấp gì? Những kỹ năng nào cần có để trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Giáo viên tiếng Anh cần bằng cấp gì?
1.1 Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh
Nếu bạn là người bản ngữ hoặc là người Việt muốn giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm, trường học tại Việt Nam thì sẽ yêu cầu về chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh. Dưới đây là các chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh phổ biến để bạn tham khảo:
1.1.1 Chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)
Chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là chứng chỉ quốc tế được thiết kế để đào tạo và chứng nhận giáo viên trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cho người nói tiếng nước ngoài. Chứng chỉ TESOL tập trung vào phát triển kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học và đánh giá tiến bộ.
Hiện nay, chứng chỉ TESOL được công nhận trên 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có hơn 1000 trường học và trung tâm ngoại ngữ. Tại Việt Nam, chứng chỉ TESOL là một trong những điều kiện bắt buộc đối với i muốn giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm Anh ngữ và các trường Quốc tế, bao gồm cả giáo viên nước ngoài và người Việt Nam.
XEM THÊM: LANGMASTER TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH - ỨNG TUYỂN NGAY
Chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)
1.1.2 Chứng chỉ TEFL (Teaching English as a Foreign Language)
Chứng chỉ TEFL (Teaching English as a Foreign Language) là một bằng cấp quốc tế cung cấp cho những người muốn giảng dạy tiếng Anh cho những người nói tiếng nước ngoài. Áp dụng ở các quốc gia mà tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ chính và các quốc gia không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.
Để tham gia khóa học TEFT thì bạn cần có trình độ tiếng Anh từ C1 trở lên (Trình độ nâng cao). Nội dung chương trình TEFL thường bao gồm các modul về ngôn ngữ học, phương pháp giảng dạy, kỹ năng nghe, nói, đọc và viết và các phương pháp đánh giá, quản lý lớp học. Từ đó, người học có thể hiểu rõ hơn về cách thức mà người nước ngoài tiếp nhận và sử dụng tiếng Anh để phát triển kế hoạch giảng dạy phù hợp, hiệu quả.
Chứng chỉ TEFL được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và là một tiêu chuẩn quan trọng cho việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ và các tổ chức giáo dục Quốc tế.
Xem thêm: CHỨNG CHỈ MOS LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ MOS
Chứng chỉ TEFL (Teaching English as a Foreign Language)
1.1.3 Chứng chỉ CELTA (Certificate of English Language Teaching to Adults)
Chứng chỉ CELTA (Certificate in English Language Teaching to Adults) là chứng chỉ Quốc tế hàng đầu cho các giáo viên tiếng Anh, được cấp bởi Cambridge Assessment English. CELTA tập trung vào việc đào tạo giáo viên về cách giảng dạy tiếng Anh cho người lớn, bao gồm các khía cạnh như phương pháp giảng dạy, ngữ pháp, kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, quản lý lớp học và đánh giá tiến bộ học viên.
Một trong những điểm mạnh của chứng chỉ CELTA là phần thực hành giảng dạy thực tế. Trong suốt quá trình học, người học CELTA sẽ có cơ hội thực hành giảng dạy thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên kinh nghiệm. Từ đó có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tế trong phát triển phong cách giảng dạy riêng của mình.
Hiện nay, CELTA được công nhận rộng rãi trong ngành giáo dục quốc tế và là một yêu cầu phổ biến cho việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh ở nhiều trung tâm Anh ngữ.
Chứng chỉ CELTA (Certificate of English Language Teaching to Adults)
1.1.4 Chứng chỉ TKT (Teaching Knowledge Test)
TKT (Teaching Knowledge Test) là chứng chỉ quốc tế do Cambridge Assessment English tổ chức. TKT không chỉ là một bài kiểm tra về kiến thức ngôn ngữ mà còn tập trung vào các phương pháp, nguyên tắc giảng dạy hiệu quả. TKT không yêu cầu đầu vào cụ thể, không đánh giá kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của người thi.
Chứng chỉ TKT bao gồm 3 modul, mỗi module sẽ đánh giá các kỹ năng quan trọng, bao gồm:
- TKT Module 1 - Language and Background to Language Learning and Teaching: Tập trung vào đánh giá hiểu biết về ngôn ngữ và kiến thức nền tảng trong quá trình học và giảng dạy. Nó đề cập đến các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ học, quá trình học ngôn ngữ, và các phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
- TKT Module 2 - Lesson Planning and Use of Resources for Language Teaching: Tập trung vào việc đánh giá khả năng lập kế hoạch bài giảng và sử dụng tài liệu giảng dạy trong quá trình dạy tiếng Anh. Nó đánh giá khả năng của giáo viên trong việc thiết kế các bài học hiệu quả và sử dụng các tài nguyên giảng dạy phù hợp.
- TKT Module 3 - Managing the Teaching and Learning Process: Tập trung vào đánh giá khả năng quản lý quá trình giảng dạy và học tập. Bao gồm các kỹ năng quản lý lớp học, đánh giá học viên, tạo môi trường học tập tích cực và thúc đẩy sự tiến bộ học tập của học viên.
Chứng chỉ TKT (Teaching Knowledge Test)
1.1.5 Chứng chỉ DELTA (Diploma in Teaching to Speakers of Other Languages)
Chứng chỉ DELTA (Diploma in Teaching to Speakers of Other Languages) là một chứng chỉ cao cấp trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ khác. DELTA được cấp bởi Cambridge Assessment English.
Chương trình học của DELTA thường kéo dài từ 9 - 12 tháng và tập trung vào việc phát triển kỹ năng giảng dạy chuyên sâu. Bao gồm 3 module chính:
- Module 1 - Understanding Language, Methodology, and Resources for Teaching: Tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu về ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy, và tài liệu giảng dạy.
- Module 2 - Developing Professional Practice: Tập trung vào việc phát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học. Bằng cách tham gia vào quá trình quan sát và thực hành giảng dạy thực tế, giáo viên có cơ hội phát triển phong cách giảng dạy cá nhân và thực hiện các kỹ năng quản lý lớp học một cách chuyên nghiệp.
- Module 3 - Extending Practice and English Language Teaching Specialist: Tập trung vào việc mở rộng kỹ năng giảng dạy và chuyên môn giảng dạy cụ thể.
Chứng chỉ DELTA là chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh nâng cao dành cho những người đã được cấp chứng chỉ TEFL trước đó, giáo viên bản ngữ hoặc không bản ngữ có trình độ tiếng Anh C1 trở lên hoặc giáo viên có ít nhất 1 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh.
Chứng chỉ DELTA (Diploma in Teaching to Speakers of Other Languages)
1.2 Chứng chỉ về ngoại ngữ
Bên cạnh chứng chỉ về giảng dạy ngoại ngữ thì giáo viên tiếng Anh cần có chứng chỉ về ngoại ngữ. Cụ thể:
1.2.1 Chứng chỉ TOEIC
TOEIC (Test of English for International Communication) là chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế được phát triển bởi ETS (Educational Testing Service - Viện khảo thí Hoa Kỳ). Chứng chỉ TOEIC thường phổ biến trong các môi trường quốc tế, đa quốc gia,... TOEIC tập trung đánh giá kỹ năng nghe, nói, đọc viết với thang điểm từ 100 đến 990. Cụ thể:
- TOEIC 100 - 300 điểm: Tiếng Anh cơ bản
- TOEIC 300 - 450 điểm: Khả năng đọc hiểu và giao tiếp tiếng Anh ở mức độ trung bình
- TOEIC 450 - 650 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức khá
- TOEIC 650 - 850 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt
- TOEIC 850 - 990 điểm: Khả năng sử dụng tiếng Anh gần như người bản ngữ
Thông thường, đối với giáo viên tiếng Anh sẽ yêu cầu chứng chỉ TOEIC từ 800 - 990, đảm bảo về năng lực ngoại ngữ để giảng dạy.
Xem thêm: TOP 7 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH TRONG CÔNG VIỆC THÔNG DỤNG TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
Chứng chỉ TOEIC
1.2.2 Chứng chỉ IELTS
IELTS (International English Language Testing System) là chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế, được phát triển bởi Hội đồng Anh (British Council), IDP Education Australia và Tổ chức Giáo dục Quốc tế Cambridge. IELTS thường được yêu cầu cho việc xin học bổng, du học, và làm việc ở các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Úc, Canada và New Zealand
IELTS có hai loại bài kiểm tra chính: IELTS Academic và IELTS General Training.
- IELTS Academic thường được yêu cầu cho việc học tập ở trình độ đại học hoặc cao hơn.
- IELTS General Training thường được yêu cầu cho việc di cư hoặc để đăng ký vào các chương trình đào tạo không đại học hoặc đào tạo nghề.
Điểm số IELTS được chia thành 9 band, từ 1 đến band 9, mỗi band điểm sẽ đánh giá năng lực tiếng Anh nhất định. Đối với giáo viên tiếng Anh thường sẽ yêu cầu IELTS từ 7.5 hoặc 8.0 trở lên. Tùy vào kinh nghiệm, năng lực sử dụng ngoại ngữ mà các trung tâm, trường học sẽ yêu cầu khác nhau đối với giáo viên tiếng Anh.
TOEIC và IELTS là hai chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, một số trung tâm, trường học có thể yêu cầu các chứng chỉ tiếng Anh khác như CEFR, Cambridge ESOL, TOEFL hoặc chứng chỉ SAT.
Chứng chỉ IELTS
2. Những kỹ năng cần có của giáo viên tiếng Anh giỏi
2.1 Kỹ năng chuyên môn
Một kỹ năng quan trọng đối với giáo viên tiếng Anh chính là kỹ năng chuyên môn, bao gồm kỹ năng về ngữ pháp, phát âm, từ vựng,... Bởi chỉ khi sở hữu kỹ năng chuyên môn giỏi thì bạn mới có thể truyền đạt kiến thức chính xác đến học viên. Đồng thời, học viên cũng sẽ tin tưởng vào khả năng, năng lực của bạn, từ đó có thể học hỏi và phát triển.
Kỹ năng chuyên môn
2.2 Kỹ năng giảng dạy thú vị
Thực tế, giáo viên không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng, động lực để học sinh học tập tốt hơn. Vì thế, giáo viên tiếng Anh cần xây dựng kỹ năng giảng dạy thú vị, cuốn hút. Bằng cách tạo ra những bài học sáng tạo, đa dạng và mang tính tương tác cao, giáo viên có thể kích thích sự tò mò, ham muốn học của học sinh.
Việc sử dụng các phương tiện học tập độc đáo như trò chơi, hoạt động nhóm và thảo luận có thể làm cho quá trình học tiếng Anh trở nên sinh động và thú vị hơn
2.3 Biết cách xây dựng tài liệu giảng dạy
Mặc dù trong quá trình giảng dạy sẽ có giáo trình, sách giáo khoa hoặc tài liệu nhưng một giáo viên tiếng Anh giỏi cần biết cách xây dựng tài liệu giảng dạy cho riêng mình, giúp “định vị” bạn là ai.
Thông qua việc xây dựng tài liệu giảng dạy riêng, giáo viên tiếng Anh có thể xây dựng bài giảng một cách logic, hấp dẫn và nâng cao chất lượng giảng dạy của lớp học. Khi đó, học viên sẽ cảm thấy thích thú trong việc học ngoại ngữ hơn.
Biết cách xây dựng tài liệu giảng dạy
2.4 Luôn học hỏi, tìm tòi kiến thức mỗi ngày
Kiến thức là một kho tàng lớn, luôn có sự vận động và đổi mới không ngừng. Vì thế, một kỹ năng quan trọng đối với giáo viên tiếng Anh chính là luôn tìm hiểu, học hỏi kiến thức mỗi ngày, điều này sẽ giúp bạn không bị “lạc hậu” trước kiến thức.
Bằng các học hỏi các kiến thức mới sẽ giúp các giáo viên tiếng Anh có thể nắm bắt các xu hướng mới trong giảng dạy, phương pháp học tập, từ đó cung cấp cho học sinh những trải nghiệm học tập đa dạng và phong phú. Đồng thời, việc nâng cao kiến thức của mình cũng giúp giáo viên tiếng Anh cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với các thách thức trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ sự phát triển liên tục của mình trong sự nghiệp giáo dục.
2.5 Khả năng đánh giá kết quả học viên
Giáo viên tiếng Anh cần có khả năng đánh giá kết quả học viên một cách đúng đắn, toàn diện. Thông qua quá trình học tập, giáo viên cần đánh giá năng lực của học sinh, từ đó tối ưu hóa quá trình giảng dạy, hỗ trợ học sinh “lấp đầy” kiến thức còn thiếu, nâng cao năng lực tiếng Anh.
Khả năng đánh giá kết quả học viên
2.6 Nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ
Trong giáo dục nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng thì việc ứng dụng công nghệ là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ không chỉ giúp giáo viên tiếng Anh có thể nâng cao trải nghiệm học tập, mà còn mở ra cánh cửa cho việc tiếp cận nguồn tài nguyên học liệu phong phú trên Internet.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ cũng giúp giáo viên tạo ra các phương pháp giảng dạy linh hoạt và phù hợp với sở thích, phong cách học của từng học viên. Điều này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy tiếng Anh.
2.7 Sự tận tâm, đam mê với công việc
Một kỹ năng quan trọng đối với giáo viên tiếng Anh chính là sự tận tâm, đam mê với công việc. Bởi chỉ khi có đam mê với nghề giáo thì bạn mới có thể xây dựng một môi trường học tập tích cực, nỗ lực hiểu rõ về nhu cầu, khả năng của học viên, từ đó tạo ra các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh.
Đồng thời, đam mê với ngôn ngữ và quyết tâm để chia sẻ kiến thức cũng giúp giáo viên truyền cảm hứng và động lực cho học sinh, khích lệ họ tiến bộ, đạt được thành công trong việc học tiếng Anh.
Xem thêm: KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? 12+ KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ TRONG CÔNG VIỆC
Sự tận tâm, đam mê với công việc
3. Mức lương & Cơ hội nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh
3.1 Mức lương của giáo viên tiếng Anh
Thực tế, mức lương của giáo viên tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ và môi trường giảng dạy. Tuy nhiên, mức lương của giáo viên tiếng Anh khá cao, giao động từ 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng. Dưới đây là cụ thể về mức lương của giáo viên tiếng Anh để bạn tham khảo:
- Mức lương giáo viên tiếng Anh part time: Giao động từ 6.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương giáo viên tiếng Anh ở trung tâm: Giao động từ 8.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương giáo viên tiếng Anh ở trường công lập: Giao động từ 7.000.000 - 13.000.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương giáo viên tiếng Anh ở trường quốc tế: Giao động từ 10.000.000 - 24.000.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương giáo viên tiếng Anh 1 - 3 năm kinh nghiệm: Giao động từ 9.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Xem thêm: GIÁO VIÊN TIẾNG ANH LƯƠNG BAO NHIÊU? CHI TIẾT CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
Mức lương của giáo viên tiếng Anh
3.2 Cơ hội nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh
Hiện nay, cuộc sống hội nhập thì tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai không thể thiếu. Vì thế, nhu cầu học tiếng Anh của học sinh, sinh viên hay người đã đi làm ngày càng tăng cao. Điều này, khiến cho thị trường tuyển dụng giáo viên tiếng Anh cũng tăng, đem đến nhiều cơ hội về việc làm, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,...
Bên cạnh đó, giáo viên tiếng Anh còn đem đến cơ hội phát triển nghề nghiệp đa dạng như trợ giảng, gia sư tại nhà, giảng viên Anh ngữ, giáo viên tiếng Anh tại trung tâm hoặc biên/phiên dịch,... Đây là các công việc có tiềm năng phát triển tốt, giờ làm việc linh hoạt và mức lương hấp dẫn, từ 6.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Cơ hội nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh
4. Tìm việc giáo viên tiếng Anh ở đâu?
Thực tế, dù đem đến cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhưng tìm việc giáo viên tiếng Anh ở đâu chất lượng thì vẫn là băn khoăn của rất nhiều người. Nếu bạn đang muốn tìm công việc trợ giảng, giáo viên tiếng Anh online, offline thì hãy tham khảo ngay về XEM THÊM: Tuyển dụng giáo viên tiếng Anh Langmaster
Langmaster là trung tâm tiếng Anh hàng đầu hiện nay, đang tuyển dụng các vị trí giáo viên tiếng Anh với mức lương hấp dẫn, lên đến 20 triệu VNĐ/tháng với lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo chuyên nghiệp theo phương pháp giảng dạy CELTA, TESOL, giúp nâng cao kỹ năng giảng dạy hiệu quả. Ứng tuyển ngay!
Phía trên là toàn bộ về giáo viên tiếng Anh cần bằng cấp gì để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trở thành giáo viên tiếng Anh. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất !