Chứng chỉ tiếng Anh trong công việc là yếu tố quan trọng giúp tăng lợi thế cạnh tranh, khả năng thăng tiến trong tương lai. Vậy, người đi làm nên học tiếng Anh giao tiếp hay chứng chỉ tiếng Anh? Có những chứng chỉ tiếng Anh trong công việc nào thông dụng? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. TOP 7 chứng chỉ tiếng Anh trong công việc thông dụng nhất hiện nay
1.1 CEFR (Common European Framework of Reference for Languages)
Chứng chỉ CEFR (Common European Framework of Reference for Languages) là một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Hội đồng châu Âu vào thập niên 1990. Chứng chỉ CEFR được chia thành 6 cấp độ từ A1 đến C2, từ trình độ cơ bản đến trình độ chuyên sâu cao. Đây là loại chứng chỉ tiếng Anh không có thời hạn.
Chứng chỉ CEFR được sử dụng phổ biến trong giáo dục và công việc, đánh giá tổng thể trình độ tiếng Anh của cá nhân thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Dưới đây là chi tiết 6 cấp độ trong chứng chỉ CEFR để bạn tham khảo:
Dưới đây là mô tả ngắn gọn về các cấp độ CEFR:
- Mới bắt đầu (Breakthrough or Beginner) - CEFR A1 (0-199): Hiểu và sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ cơ bản. Giao tiếp được với người nói chậm và rõ ràng.
- Sơ cấp (Waystage or Elementary) - CEFR A2 (200-299): Hiểu câu, cụm từ thông thường và khả năng giao tiếp về các chủ đề cơ bản như gia đình, mua sắm, và giới thiệu bản thân.
- Trung cấp (Threshold or Intermediate) - CEFR B1 (300-399): Hiểu các ý chính của các đoạn văn liên quan đến du lịch, trường học và sở thích cá nhân.
- Trung cao cấp (Vantage or Upper Intermediate) - CEFR B2 (400-499): Giao tiếp lưu loát với người bản xứ về nhiều chủ đề khác nhau, hiểu các nội dung văn bản phức tạp.
- Cao cấp (Effective Operational Proficiency or Advanced) - CEFR C1 (500-599): Hiểu đoạn văn bản dài, phức tạp và sử dụng ngôn ngữ thành thạo để phục vụ các mục đích khác nhau.
- Thành thạo (Mastery or Proficiency) - CEFR C2 (600-690): Hiểu và giao tiếp với mọi chủ đề khác nhau, giao tiếp tự nhiên trong các tình huống.
XEM THÊM: LANGMASTER TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH - ỨNG TUYỂN NGAY
Chứng chỉ CEFR (Common European Framework of Reference for Languages)
1.2 Chứng chỉ Cambridge ESOL (English for Speakers of Other Languages)
Cambridge ESOL (English for Speakers of Other Languages) là chứng chỉ tiếng Anh được tổ chức bởi Đại học Cambridge, nhằm đánh giá khả năng ngoại ngữ cho những quốc gia không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ dựa trên các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, chứng chỉ ESOL không có thời hạn sử dụng.
Chứng chỉ ESOL bao gồm các cấp độ:
- Key English Test (KET): Là một chứng chỉ tiếng Anh cơ bản, đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống hàng ngày cơ bản. Tương đương với mức độ A2 theo Khung Tham chiếu Châu Âu (CEFR).
- Preliminary English Test (PET): Là một chứng chỉ tiếng Anh trung cấp, tương đương với mức độ B1 theo CEFR.
- First Certificate in English (FCE): Là một chứng chỉ tiếng Anh trung cấp cao, đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức độ trung bình cao, đủ để sống và làm việc một cách độc lập trong môi trường tiếng Anh. Tương đương với mức độ B2 theo CEFR.
- Certificate in Advanced English (CAE): Là một chứng chỉ tiếng Anh cao cấp, phù hợp cho những người muốn học hoặc làm việc tại các môi trường yêu cầu sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và chuyên nghiệp. Tương đương với mức độ C1 theo CEFR.
- Certificate of Proficiency in English (CPE): Phù hợp cho những người muốn sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo và tự tin ở mọi mức độ. Tương đương với mức độ C2 theo CEFR.
Chứng chỉ Cambridge ESOL (English for Speakers of Other Languages)
1.3 TOEIC (Test of English for International Communication)
TOEIC (Test of English for International Communication) là chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế, được phát triển bởi ETS (Educational Testing Service) - Viện khảo thí Hoa Kỳ. Chứng chỉ TOEIC sử dụng để đánh giá khả năng tiếng Anh qua các lĩnh vực về kinh doanh, kinh tế, thương mại và du lịch. Bài thi TOEIC chia thành hai phần chính là Listening (Nghe) và Reading (Đọc), với 200 câu hỏi. Tuy nhiên, chứng chỉ TOIEC chỉ có hiệu lực trong 2 năm, hết 2 năm thì bạn cần thi lại để nhận bằng.
Điểm tối đa trong bài thi TOEIC là 990 điểm. Theo đó, các mức điểm tương đương với khả năng sử dụng tiếng Anh bao gồm:
Dưới đây là mô tả ngắn gọn về các mức điểm TOEIC và khả năng tương ứng:
- TOEIC 100 - 300 điểm: Trình độ cơ bản, khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
- TOEIC 300 - 450 điểm: Khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình.
- TOEIC 450 - 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ khá.
- TOEIC 650 - 850 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh mức độ tốt, thích hợp cho cấp trưởng phòng và quản lý cao cấp.
- TOEIC 850 - 990 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt, sử dụng gần như người bản ngữ.
Xem thêm:
TOP 9 VIỆC LÀM FREELANCER TIẾNG ANH PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
BẰNG CỬ NHÂN TIẾNG ANH VÀ NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN
TOEIC (Test of English for International Communication)
1.4 IELTS (International English Language Testing System)
IELTS (International English Language Testing System) là chứng chỉ tiếng Anh phổ biến, được phát triển bởi Hội đồng Anh (British Council), IDP Education Australia và Tổ chức Giáo dục Quốc tế Cambridge. Có hai loại chứng chỉ IELTS phổ biến nhất là IELTS Academic (dành cho những người muốn học hoặc làm việc trong môi trường giáo dục) và IELTS General Training (dành cho mục đích di cư và lao động chung).
Bằng IELTS chỉ có hiệu lực trong 2 năm, sau 2 năm nếu cần sử dụng bằng thì bạn cần thi lại. IELTS đánh giá 4 kỹ năng khác nhau là nghe, nói, đọc và viết. Điểm số bài thi IELTS chia thành các mức độ từ 0 - 9. Cụ thể:
- IELTS 0: Không tham gia dự thi.
- IELTS 1.0: Không biết sử dụng tiếng Anh.
- IELTS 2.0: Không sử dụng được kỹ năng nói và viết tiếng Anh.
- IELTS 3.0: Khả năng tiếng hạn chế, chỉ sử dụng tiếng Anh tốt trong tình huống quen thuộc.
- IELTS 4.0: Năng lực tiếng Anh hạn chế, sử dụng tiếng Anh trong những trường hợp cơ bản, quen thuộc.
- IELTS 5.0: Trung bình, hiểu và nắm bắt được tình huống trong giao tiếp nhưng thường xuyên mắc lỗi.
- IELTS 6.0: Khá, sử dụng tiếng Anh khá tốt nhưng chưa diễn đạt ý phức tạp.
- IELTS 7.0: Tốt, sử dụng ngôn ngữ tốt nhưng vẫn còn lỗi chính tả và sử dụng từ chưa phù hợp.
- IELTS 8.0: Rất tốt, sử dụng ngôn ngữ tốt, ít mắc lỗi hệ thống nhưng có thể không hiểu hết mọi trường hợp phức tạp.
- IELTS 9.0: Sử dụng ngôn ngữ thành thạo.
Xem thêm: LANGMASTER - TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH ONLINE
IELTS (International English Language Testing System)
1.5 TOEFL (Test of English as a Foreign Language)
TOEFL (Test of English as a Foreign Language) là chứng chỉ được tiếng Anh sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của người học không phải là người bản xứ. Chứng chỉ TOEFL được sử dụng rộng rãi trên 150 quốc gia khác nhau, phù hợp cho du học, làm việc hoặc tham gia các chương trình đào tạo quốc tế và có hiệu lực trong vòng 2 năm.
TOEFL có hai phiên bản chính: TOEFL iBT (Internet-based Test) và TOEFL PBT (Paper-based Test). Thang điểm tổng của bài thi TOEFL iBT là từ 0 - 120 điểm, mỗi phần thi nghe, nói, đọc, viết sẽ có từ 0 - 30 điểm. Trong khi đó, TOEFL PBT được chấm từ 310 đến 677 điểm.
TOEFL (Test of English as a Foreign Language)
1.6 BEC (Business English Certificate)
Chứng chỉ BEC (Business English Certificate) là một loại chứng chỉ tiếng Anh được phát triển bởi Cambridge English Language Assessment và được quản lý bởi Cambridge Assessment English. Chứng chỉ BEC đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường kinh doanh và doanh nghiệp. BEC chia thành ba cấp độ: BEC Preliminary (B1), BEC Vantage (B2) và BEC Higher (C1). Mỗi cấp độ đánh giá khả năng ngôn ngữ trong các kỹ năng như nghe, nói, đọc và viết.
Dưới đây là chi tiết về phân cấp trình độ của chứng chỉ BEC:
- BEC Preliminary (B1): Hiểu, sử dụng các cấu trúc câu và từ vựng cơ bản liên quan đến công việc kinh doanh, giao tiếp cơ bản.
- BEC Vantage (B2): Là cấp độ trung bình trong hệ thống BEC, khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, giao tiếp diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và tự tin.
- BEC Higher (C1): Tương đương với cấp độ C1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu (CEFR), sở hữu khả năng tiếng Anh linh hoạt, thành thạo.
Xem thêm: TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ BẰNG B2 TIẾNG ANH
BEC (Business English Certificate)
1.7 TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)
TESOL là chứng chỉ chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế chuyên sâu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cho người nói tiếng nước ngoài tại đất nước mà ngôn ngữ này không phải là tiếng mẹ đẻ như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,... Người sở hữu chứng chỉ TESOL sẽ được công nhận có kỹ năng về mặt sư phạm và có khả năng đứng lớp để giảng dạy tiếng Anh quốc tế. Ngoài ra, bằng TESOL cũng không có thời hạn sử dụng.
TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)
2. Vai trò của chứng chỉ tiếng Anh trong công việc Nâng cao cơ hội nghề nghiệp
2.1 Nâng cao cơ hội nghề nghiệp
Sở hữu chứng chỉ tiếng Anh trong công việc giúp bạn nâng cao cơ hội nghề nghiệp, với cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn lớn hoặc doanh nghiệp nước ngoài,... Từ đó, giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh, có nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn, môi trường hội nhập quốc tế.
Nâng cao cơ hội nghề nghiệp
2.2 Khả năng thăng tiến trong công việc
Với sự hội nhập toàn cầu hoá, thì các doanh nghiệp thường yêu cầu khả năng tiếng Anh đối với các vị trí cấp cao nhằm quản lý, giao tiếp với đối tác hoặc xây dựng mạng lưới doanh nghiệp đa quốc gia. Vì thế, chứng chỉ tiếng Anh nói chung sẽ giúp bạn thăng tiến tốt hơn trong công việc, hoặc nhận được nhiều đãi ngộ hấp dẫn.
2.3 Phát triển, nâng cao giá trị của bản thân
Chứng chỉ tiếng Anh không chỉ là cơ sở chứng minh khả năng ngôn ngữ của bạn mà còn là công cụ giúp bạn phát triển, nâng cao giá trị bản thân trong môi trường công việc. Nó giúp bạn tự tin giao tiếp, làm việc với đồng nghiệp, khách hàng, và đối tác quốc tế một cách hiệu quả. Có chứng chỉ tiếng Anh cũng mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và mở rộng mạng lưới kết nối trong sự nghiệp.
Đồng thời, việc đầu tư vào việc học và thi chứng chỉ tiếng Anh cũng giúp bạn hoàn thiện bản thân, không ngừng học hỏi và xây dựng lợi ích dài hạn trong sự nghiệp của mình.
Phát triển, nâng cao giá trị của bản thân
2.4 Tiếp cận kiến thức toàn cầu nhanh chóng
Chứng chỉ tiếng Anh mở ra cơ hội tiếp cận với các xu hướng toàn cầu, các tài nguyên kiến thức rộng mở. Khi sở hữu kỹ năng tiếng Anh tốt thì bạn có thể cập nhật các kiến thức, thông tin mới nhất về các lĩnh vực khác nhau như: Marketing, kinh doanh, văn hoá, công nghệ,... Từ đó giúp bạn không ngừng cập nhật xu hướng mới, thích nghi với môi trường biến đổi và ứng dụng nó vào công việc.
3. Người đi làm nên học chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Anh giao tiếp?
Với sự hội nhập quốc tế thì tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến, giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh trong công việc. Tuy nhiên, người đi làm nên học chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Anh giao tiếp? Thực tế, tiếng Anh giao tiếp rất quan trọng đối với người đi làm, bởi nó giúp bạn giao tiếp linh hoạt, tự tin với đồng nghiệp, đối tác nước ngoài. Từ đó, giúp bạn có cơ nhiều cơ hội phát triển, làm việc trong doanh nghiệp đa quốc gia và khả năng thăng tiến rộng mở hơn.
Dù vậy, chứng chỉ tiếng Anh cũng khá quan trọng, đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước. Bởi nó là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn. Vì thế, bạn cần không ngừng trau dồi kỹ năng tiếng Anh của mình để phát triển, tích cực đóng góp và nâng cao hiệu hiệu suất công việc nhé!
Người đi làm nên học chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Anh giao tiếp?
4. Học tiếng Anh cho dân công sở ở đâu uy tín?
Nếu bạn đang tìm địa chỉ học tiếng Anh cho dân công sở uy tín, chất lượng thì trung tâm tiếng Anh giao tiếp Langmaster là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Với 14 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ giảng viên tiếng Anh nước ngoài dày dặn kinh nghiệm, Langmaster cam kết về chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra theo chuẩn khung Châu Âu - CEFR.
Ngoài ra, Langmaster cung cấp các khóa học tiếng Anh giao tiếp, chứng chỉ tiếng Anh linh hoạt, thiết kế đặc biệt cho người đi làm. Giúp bạn có thể xây dựng thời gian học linh hoạt, hiệu quả nhất.
Xem thêm: TOP 12+ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Học tiếng Anh cho dân công sở ở đâu uy tín?
Phía trên là tổng hợp các chứng chỉ tiếng Anh trong công việc để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phát triển bản thân. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất !