Trợ giảng tiếng Anh hiện đang là công việc khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ vốn thành thạo loại ngôn ngữ này. Tuy nhiên, để có thể vượt qua vòng phỏng vấn và cạnh tranh thành công với các ứng viên khác, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Cùng tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh và gợi ý trả lời chi tiết trong bài viết sau đây của Langmaster nhé!
THAM KHẢO: LANGMASTER TUYỂN DỤNG TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh tham khảo
1.1 Bạn hãy cho biết điểm mạnh nào của bản thân phù hợp với công việc trợ giảng này?
Đây là câu hỏi gần như 90% các trung tâm, nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi các ứng viên trong vòng phỏng vấn.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi là người khá năng nổ trong các hoạt động phong trào và đã từng tham gia vào các cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh tại trường đại học. Với mong muốn trau dồi thêm khả năng ngôn ngữ qua hoạt động giảng dạy, tôi lựa chọn công việc trợ giảng tiếng Anh như một bước khởi đầu giúp bản thân theo đuổi mục tiêu này.”
1.2 Vì sao bạn chọn trung tâm ABC để làm việc?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ quan tâm của ứng viên đối với trung tâm giảng dạy, cũng như đánh giá sự chuẩn bị của bạn dành cho buổi phỏng vấn. Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu các thông tin về trung tâm (môi trường làm việc, định hướng giảng dạy,...) và chọn ra điểm tương đồng.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi rất ấn tượng với môi trường làm việc năng động, sáng tạo ở trung tâm ABC. Ngoài ra, qua thông tin tuyển dụng, tôi nhận thấy chế độ đãi ngộ cùng điều kiện làm việc tại trung tâm rất thuận lợi. Vì vậy, tôi hy vọng sẽ có cơ hội được trở thành trợ giảng tiếng Anh ở đây để đóng góp giá trị vào sự phát triển chung của trung tâm.”
1.3 Nếu gặp trường hợp học sinh chưa làm bài tập, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong quá trình làm trợ giảng tiếng Anh, chắc chắn sẽ có lúc bạn gặp phải tình huống học viên không hoàn thành bài tập của mình. Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này để đánh giá khả năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp của bạn như thế nào.
Gợi ý cách trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể dựa theo những gợi ý, nội dung sau đây:
- Hỏi xem lý do vì sao học viên không làm bài tập, ví dụ như bài tập quá khó, không có đủ thời gian, bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài,…
- Hỗ trợ học viên giải quyết những khó khăn đang gặp phải nếu nằm trong quyền hạn, khả năng của mình.
- Bên cạnh đó sẽ thường xuyên động viên, tạo động lực cho học viên chăm chỉ hơn và cố gắng hoàn thành bài tập đúng hạn.
Xem thêm: TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH LÀ GÌ? LƯƠNG TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH BAO NHIÊU?
1.4 Nếu xảy ra tình huống bất đồng quan điểm với giáo viên, bạn sẽ xử lý thế nào?
Trong quá trình làm trợ giảng, hỗ trợ giáo viên khác giảng dạy, bạn có thể sẽ không tránh khỏi việc có những quan điểm bất đồng với họ. Do đó, mục đích của câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh trong tình huống này, là muốn đánh giá cách bạn xử lý tình huống, cũng như cách ứng xử, thuyết phục và đàm phán của bạn ra sao.
Gợi ý cách trả lời:
Trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh để đưa ra câu trả lời khéo léo, phù hợp trước nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo các gợi ý trả lời sau đây nhé!
- Trước tiên, khẳng định rằng việc xảy ra bất đồng ý kiến với giáo viên là điều mà bạn không hề mong muốn.
- Tìm hiểu lý do vì sao bạn và giáo viên có sự bất đồng về quan điểm. Ví dụ nguồn thông tin về quản lý lớp nhận được khác nhau.
- Điều chỉnh thái độ, ngữ điệu phù hợp để ngăn sự việc không đi xa hơn.
- Trong trường hợp bạn và giáo viên có 2 phương án khác nhau, có thể giải quyết theo hướng thử nghiệm cả 2 phương án này trong thời gian ngắn để xác định tính hiệu quả.
- Trong trường hợp cả bạn và giáo viên đó không thể tự giải quyết được vấn đề bất đồng, bạn sẽ nhờ đến sự trợ giúp, giảng hòa từ bên thứ 3. Ví dụ như quản lý trung tâm, quản lý bộ môn,…
1.5 Bạn sẽ làm gì nếu có học sinh nói chuyện, cười đùa hoặc có những hành vi khác trong lớp?
Với câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng muốn xem xét về nghiệp vụ và kinh nghiệm trong giáo dục của bạn. Tuy chỉ là vị trí trợ giảng nhưng ứng viên vẫn cần có nghiệp vụ cần thiết liên quan đến giáo dục.
Gợi ý hướng trả lời:
Với câu hỏi tình huống này, trước tiên bạn cần khẳng định lại rằng khi xảy ra bất cứ vấn đề nào, bạn sẽ tiến hành giải quyết theo đúng quy định đã thống nhất trước đó. Tiếp theo, bạn có thể trả lời câu hỏi theo một số gợi ý như sau:
- Xác định hành động gây rối trật tự đang ở mức nào, có gây ra mối đe dọa nguy hiểm nào không.
- Xem xét mức độ gây rối và can thiệp bằng hành động nhỏ trước. Ví dụ như nhắc nhở qua lời nói, gõ vào mặt bàn để nhắc nhở,…
- Nếu sau khi nhắc nhở, học viên vẫn tiếp tục hành vi gây mất trật tự, bạn sẽ làm việc riêng với học viên đó để hạn chế sự ảnh hưởng đến người khác.
- Nếu trường hợp gây rối mất trật tự đó làm ảnh hưởng, hay gây tổn thương đến người khác, bạn sẽ ngay lập tức can thiệp và xử lý nghiêm.
- Cuối cùng, sau khi đã thực hiện các biện pháp trên, bạn sẽ yêu cầu các học sinh gây mất trật tự xin lỗi tại lớp học. Điều này sẽ giúp cho học sinh nhận thức được hành vi của mình là sai và lần sau không tái phạm nữa.
Xem thêm:
=> TỔNG HỢP 999+ MẪU CV ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
=> TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG TRONG CV GIÚP CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
1.6 Vai trò của một người trợ giảng tiếng Anh trong lớp học là gì?
Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh thông dụng bạn có thể bắt gặp. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có đang hiểu đúng về vai trò, nhiệm vụ ở vị trí mà mình đang ứng tuyển hay không. Từ đó có thể cân nhắc xem liệu bạn có phù hợp với vị trí này hay không.
Gợi ý hướng trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân về công việc trợ giảng tiếng Anh. Trong trường hợp nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, có thể tham khảo một số vai trò dưới đây. (Lưu ý rằng, bạn chỉ nên chọn lọc những vai trò phù hợp, có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.)
Vai trò hỗ trợ cho giảng viên chính:
- Quản lý lớp học cùng giáo viên, đảm bảo trật tự lớp học và các học viên có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy, soạn bài dưới dạng powerpoint thuyết trình cho giáo viên.
- Hỗ trợ hoạt động giảng dạy cho giáo viên như viết bảng, phiên dịch, hướng dẫn các học viên thực hành,…
Vai trò hỗ trợ cho học viên tại lớp học:
- Giúp đỡ các học viên gặp khó khăn trong việc làm bài tập.
- Giải đáp những thắc mắc của học viên về kiến thức, quá trình giảng dạy tại lớp học.
- Kèm cặp thêm cho một số học viên còn yếu sau giờ học nếu cần thiết.
Một số vai trò khác của trợ giảng tiếng Anh:
- Thường xuyên học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị, phương pháp giảng dạy...
- Tham gia vào một số hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học tại trung tâm giảng dạy,…
1.7 Hãy nói về một tiết học hoặc tình huống khó khăn mà bạn đã từng gặp khi làm trợ giảng?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này với ý định xem xét bạn là người có tư duy, hành động như thế nào khi gặp tình huống khó khăn.
Gợi ý cách trả lời:
Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo hướng tư duy logic dựa vào những gợi ý sau đây:
- Nêu ra tình huống thực tế cụ thể mà bạn từng gặp phải khi làm trợ giảng tiếng Anh. Ví dụ như gặp học sinh không hợp tác, bất đồng ý kiến với giáo viên khác,...
- Đưa ra cách bạn xử lý tùy thuộc vào từng tình huống khác nhau và kết quả đạt được cũng như bài học, kinh nghiệm bạn nhận ra từ sự cố, khó khăn đó.
1.8 Bạn nghĩ thách thức khi làm trợ giảng tiếng Anh là gì?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh xuất hiện phổ biến. Mục đích là để xác định xem ứng viên có nhìn nhận đúng đắn và hiểu hết về công việc này hay không.
Gợi ý cách trả lời:
Tương tự với những câu hỏi trên, bạn chỉ cần trả lời theo những gì mình biết. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
- Trước tiên, bạn khẳng định lợi ích mà vị trí công việc này mang lại. Ví dụ như thu nhập ổn định, tăng kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng chuyên môn,…
- Tiếp theo hãy nói về khó khăn thường gặp của công việc trợ giảng như: Đa số giảng viên sẽ là người nước ngoài, do đó nếu trợ giảng chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì có thể sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp.
- Một số khó khăn khác như: vấn đề giao tiếp và làm việc với phụ huynh học sinh, số lượng học sinh ở một số lớp quá đông nên khó đảm bảo chất lượng lớp học ổn định…
Xem thêm:
=> CÁCH VIẾT CV TIẾNG ANH XIN VIỆC CHUẨN CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
=> CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC PART TIME DÀNH CHO SINH VIÊN ẤN TƯỢNG
1.9. Một số câu phỏng vấn trợ giảng bằng tiếng Anh
- Tell us about your experience working with students or in an educational setting. (Kể về kinh nghiệm của bạn trong làm việc với học sinh hoặc trong môi trường giáo dục.)
Câu trả lời gợi ý: I have had the privilege of working with students in various educational settings. During my college years, I volunteered as a tutor at a local community center, where I assisted elementary and middle school students with their homework and academic challenges. I also completed a teaching practicum as part of my education program, where I co-taught lessons and provided individualized support to students with diverse learning needs. These experiences have allowed me to understand the importance of personalized instruction and fostering a positive learning environment.
(Dịch: Tôi đã được làm việc với học sinh trong các môi trường giáo dục khác nhau. Trong những năm học đại học, tôi tình nguyện làm gia sư tại một trung tâm cộng đồng địa phương, nơi tôi hỗ trợ các học sinh tiểu học và trung học cơ sở làm bài tập về nhà và các thử thách trong học tập. Tôi cũng đã hoàn thành khóa thực tập giảng dạy như một phần trong chương trình giáo dục của mình, nơi tôi đồng giảng dạy các bài học và hỗ trợ cá nhân cho những học sinh có nhu cầu học tập đa dạng. Những kinh nghiệm này đã cho phép tôi hiểu tầm quan trọng của hướng dẫn được cá nhân hóa và thúc đẩy một môi trường học tập tích cực.)
- How would you approach supporting and assisting the lead teacher in the classroom? (Bạn sẽ tiếp cận như thế nào để hỗ trợ và giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm trong lớp học?)
Câu trả lời gợi ý: As a teaching assistant, my primary focus would be on complementing and supporting the lead teacher's efforts. I would proactively communicate with the lead teacher to understand their instructional goals and priorities for the class. During the lessons, I would assist in classroom management, create learning materials, and provide one-on-one support to students who need extra help. I believe in open communication and collaboration with the lead teacher to ensure we work cohesively as a team.
(Dịch: Là một trợ giảng, trọng tâm chính của tôi là bổ trợ và giúp đỡ của giáo viên chính. Tôi sẽ chủ động liên lạc với giáo viên chính để hiểu các mục tiêu giảng dạy và ưu tiên của họ cho lớp học. Trong các bài học, tôi sẽ hỗ trợ quản lý lớp học, làm tài liệu học tập và hỗ trợ trực tiếp cho những học sinh cần trợ giúp thêm. Tôi tin tưởng vào sự giao tiếp cởi mở và hợp tác với giáo viên chính để đảm bảo chúng ta làm việc gắn kết như một nhóm.)
- Can you describe a challenging situation you encountered while working with students and how you handled it? (Bạn có thể miêu tả một tình huống khó khăn mà bạn gặp phải khi làm việc với học sinh và cách bạn xử lý nó?)
Câu trả lời gợi ý: While working with students, I once encountered a student who was struggling with a particular math concept and became disheartened. To address this, I approached the student with empathy and encouragement, emphasizing that mistakes are part of the learning process. I used different teaching techniques, such as hands-on activities and visual aids, to help the student grasp the concept. Over time, with consistent support and positive reinforcement, the student's confidence improved, and they eventually mastered the concept.
(Dịch: Khi làm việc với học sinh, có lần tôi gặp một học sinh đang gặp khó khăn với một khái niệm toán học cụ thể và trở nên chán nản. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tiếp cận học sinh với sự đồng cảm và khích lệ, nhấn mạnh rằng những sai lầm là một phần của quá trình học tập. Tôi đã sử dụng các kỹ thuật giảng dạy khác nhau, chẳng hạn như các hoạt động thực hành và phương tiện trực quan, để giúp học sinh nắm bắt khái niệm. Theo thời gian, với sự hỗ trợ nhất quán và củng cố tích cực, sự tự tin của học sinh được cải thiện và cuối cùng đã nắm vững được khái niệm này.)
- How do you handle classroom management and ensure a positive and inclusive learning environment? (Bạn xử lý quản lý lớp học và đảm bảo môi trường học tập tích cực như thế nào?)
Câu trả lời gợi ý: Classroom management is crucial to maintain an orderly and conducive learning environment. I believe in setting clear expectations and rules for behavior at the beginning of the school year. I use positive reinforcement and praise to encourage students to follow these guidelines. If any disruptive behavior arises, I address it privately and calmly, seeking to understand the underlying reasons and finding appropriate solutions. Additionally, I strive to create an inclusive environment where all students feel valued and respected, promoting diversity and encouraging students to appreciate each other's unique strengths.
(Dịch: Quản lý lớp học là rất quan trọng để duy trì một môi trường học tập có trật tự và thuận lợi. Tôi tin rằng việc đặt ra các kỳ vọng và quy tắc rõ ràng cho hành vi vào đầu năm học. Tôi dùng sự cổ vũ và khen ngợi tích cực để khuyến khích học sinh làm theo những hướng dẫn này. Nếu có bất kỳ hành vi gây rối nào phát sinh, tôi giải quyết vấn đề đó một cách riêng tư và bình tĩnh, tìm cách hiểu nguyên nhân cơ bản và tìm giải pháp thích hợp. Ngoài ra, tôi cố gắng tạo ra một môi trường hòa nhập nơi tất cả học sinh cảm thấy có giá trị và được tôn trọng, thúc đẩy sự đa dạng và khuyến khích học sinh đánh giá cao những điểm mạnh độc đáo của nhau.)
- Can you provide an example of a successful collaboration with a lead teacher or other educational staff? (Bạn có thể cung cấp một ví dụ về một trường hợp hợp tác thành công với giáo viên chủ nhiệm hoặc nhân viên giáo dục khác không?)
Câu trả lời gợi ý: During my teaching practicum, I had the opportunity to collaborate with the lead teacher and the school's resource specialist to support a student with learning disabilities. We held regular meetings to discuss the student's progress and specific areas where they needed additional support. Together, we developed personalized learning plans and implemented accommodations in the classroom. This collaborative effort resulted in significant improvement for the student, both academically and emotionally. It was a rewarding experience to witness the positive impact of our teamwork on the student's learning journey.
(Dịch: Trong thời gian thực tập giảng dạy, tôi có cơ hội cộng tác với giáo viên chủ nhiệm và chuyên viên nguồn của trường để hỗ trợ một học sinh khuyết tật học tập. Chúng tôi tổ chức các cuộc họp thường xuyên để thảo luận về sự tiến bộ của học sinh và các lĩnh vực cụ thể mà các em cần hỗ trợ thêm. Cùng nhau, chúng tôi đã phát triển các kế hoạch học tập được cá nhân hóa và thực hiện các điều chỉnh trong lớp học. Nỗ lực hợp tác này đã dẫn đến sự cải thiện đáng kể cho học sinh, cả về mặt học tập và tình cảm. Đó là một trải nghiệm bổ ích khi chứng kiến tác động tích cực của tinh thần đồng đội của chúng tôi đối với hành trình học tập của học sinh.)
- What do you believe is the most important aspect of being a successful teaching assistant? (Bạn cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong việc trở thành một trợ giảng thành công là gì?)
Câu trả lời gợi ý: In my view, the most important aspect of being a successful teaching assistant is adaptability and a genuine passion for helping students succeed. Each student is unique, and as a teaching assistant, I must be flexible in adjusting my approach to meet their individual needs. I am dedicated to creating a nurturing and supportive environment where students feel comfortable asking questions and seeking help. Being approachable, patient, and attentive to students' progress allows me to make a meaningful difference in their educational journey.
(Dịch: Theo quan điểm của tôi, khía cạnh quan trọng nhất để trở thành một trợ giảng thành công là khả năng thích ứng và niềm đam mê thực sự trong việc giúp học sinh thành công. Mỗi học sinh là duy nhất và với tư cách là một trợ giảng, tôi phải linh hoạt trong việc điều chỉnh cách tiếp cận của mình để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Tôi tận tâm tạo ra một môi trường nuôi dưỡng và hỗ trợ, nơi học sinh cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ. Dễ gần, kiên nhẫn và chú ý đến sự tiến bộ của học sinh cho khiến tôi tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa trong hành trình giáo dục của các em.)
2. Những kỹ năng cần có của một trợ giảng tiếng Anh
Khi tham gia phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi về điểm mạnh, kỹ năng cần có liên quan đến vị trí công việc này. Để trở thành trợ giảng tiếng Anh, bạn cần sở hữu một số kỹ năng quan trọng sau đây:
2.1 Kỹ năng tiếng Anh
Đây là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn trở thành một trợ giảng tiếng Anh. Yêu cầu bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết phải từ mức khá trở lên. Đặc biệt với một số trường, trung tâm còn yêu cầu trợ giảng phải đạt chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên hoặc các chứng chỉ khác với thang điểm tương đương…
Xem thêm:
=> TÌM HIỂU TOÀN BỘ THÔNG TIN VỀ BẰNG B1 TIẾNG ANH
=> BẰNG C1 LÀ GÌ? QUY ĐỔI BAO NHIÊU IELTS? CÓ GIÁ TRỊ BAO LÂU?
2.2 Kỹ năng giao tiếp
Công việc hàng ngày của một trợ giảng tiếng Anh cần có sự trao đổi với giáo viên và giao tiếp với các học viên. Vì vậy đòi hỏi bạn cần có kỹ năng giao tiếp khá tốt để quá trình trao đổi, gắn kết giáo viên, học viên trong lớp trở nên hiệu quả hơn.
Đối với học viên nhỏ tuổi, trợ giảng cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh của các em về quá trình học tập. Ngoài ra, bạn cũng phải tư vấn giúp phụ huynh để tạo điều kiện cho học viên đạt kết quả tốt nhất trong học tập.
Xem thêm: KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? 9 CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
2.3 Kỹ năng quản lý, điều phối
Với vai trò là một trợ giảng, bạn cần có khả năng kiểm soát và giữ lớp học ổn định, hỗ trợ giải đáp khi cần thiết. Vì nếu chỉ có một giáo viên chính thì không thể nào vừa tập trung giảng bài vừa quản lý cả lớp một cách hiệu quả.
Ngoài ra, có một số trung tâm hoặc trường học thường sẽ tổ chức những buổi dã ngoại ngoài trời. Lúc này, trợ giảng cần phối hợp với giáo viên trong việc điều phối và quản lý học viên để đảm bảo trật tự.
Xem thêm: 9+ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ TRONG CUỘC SỐNG
2.4 Khả năng nhận xét, giám sát
Thông thường khi giáo viên chính giảng bài, họ sẽ không thể tập trung bao quát hết cả lớp. Do đó, một người trợ giảng đắc lực cần có khả năng quan sát nhạy bén, quan sát tinh thần và thái độ học tập của các học viên. Nếu nhận ra có người không bắt kịp với lớp, bạn cần báo với giáo viên chính để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? 7 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH CHÓNG
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh thường gặp bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn. Hy vọng chia sẻ trong bài viết sẽ có ích và giúp bạn thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn để có được công việc mong muốn nhé!