- 1. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh phổ biến nhất
- 1.1 Những câu hỏi chung về ứng viên
- 1.2 Các câu hỏi liên quan đến chuyên môn của ứng viên
- 1.3 Các câu hỏi về kỹ năng của ứng viên
- 1.4 Những câu hỏi về kinh nghiệm của ứng viên
- 1.5 Những câu hỏi xử lý tình huống
- 2. Những lưu ý khi tham gia phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh
- 2.1 Chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh
- 2.1.1 Nghiên cứu về trung tâm hay trường học mà bản thân đang muốn ứng tuyển
- 2.1.2 Chuẩn bị trước các câu hỏi mẫu thường gặp
- 2.1.3 Trang phục lịch sự và phù hợp với vị trí giáo viên tiếng Anh
- 2.1.4 Chuẩn bị tinh thần dạy thử
- 2.1.5 Đi đến buổi phỏng vấn sớm
- 2.2 Sự tương tác và tự tin khi tham gia phỏng vấn
- 2.3 Thể hiện kiến thức chuyên môn của bản thân
- 2.4 Đặt câu hỏi
Nhà tuyển dụng khi phỏng vấn vị trí giáo viên tiếng Anh sẽ có những yêu cầu khắt khe về nghiệp vụ và khả năng giao tiếp của các ứng viên. Cùng Langmaster tìm hiểu những câu hỏi thường được dùng để phỏng vấn giáo viên tiếng Anh ở bài viết này để có sự chuẩn bị chu đáo nhất có thể nhé!
XEM THÊM: LANGMASTER TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN - ỨNG TUYỂN NGAY
1. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh phổ biến nhất
1.1 Những câu hỏi chung về ứng viên
Câu 1: Could you briefly introduce yourself? (Bạn có thể giới thiệu khái quát về bản thân mình được không?)
Gợi ý trả lời:
Ứng viên nên khái quát những thông tin cá nhân một cách ngắn gọn, súc tích và có liên quan đến vị trí ứng tuyển như: Tên, tuổi, học vấn và kinh nghiệm làm việc. Mỗi người nên giới thiệu thông tin cá nhân khoảng 2 đến 3 phút.
Ví dụ câu trả lời:
I would like to introduce myself as Nguyen Van A. I graduated with a major in English from University B. When I was a student, I used to teach at X language center. After learning about the work and working environment of my company, I realized that this is a job suitable for my professional capacity. I hope to have the opportunity to become an employee of the company in the near future.
(Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Văn A. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học B. Khi còn là sinh viên tôi đã từng đi dạy tại trung tâm ngoại ngữ X. Sau khi tìm hiểu về công việc và môi trường làm việc của công ty mình tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của bản thân. Tôi hy vọng sẽ có cơ hội trở thành nhân viên của công ty trong thời gian sắp tới.)
Câu 2: Tell me why do you want to become an English teacher? (Hãy cho tôi biết lý do mà bạn muốn trở thành một giáo viên tiếng Anh?)
Gợi ý trả lời:
Để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần thể hiện rõ định hướng của bản thân về nghề giáo viên tiếng Anh này.
Ví dụ câu trả lời:
After studying and experiencing at university, I want to pass these cool things on to the next generations and young people who love learning English. And that is my motivation to apply for this position.
(Sau thời gian học tập và trải nghiệm ở trường đại học thì tôi muốn truyền đạt những thứ hay ho này cho các thế hệ sau và những bạn trẻ yêu thích việc học tiếng anh. Và đó chính là động lực để tôi tham gia ứng tuyển vào vị trí này.)
Xem thêm: HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC GIÁO VIÊN CHUẨN, CHI TIẾT NHẤT
Câu 3: What is your advantage? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
Gợi ý trả lời:
Người tham gia phỏng vấn nên trả lời những gì mà bản thân cảm thấy tích cực.
Ví dụ câu trả lời:
I feel that I have some outstanding advantages such as: Active in teaching, loving my job, loving my students, and the ability to pronounce English correctly. (Tôi thấy mình có một số ưu điểm nổi bật như: Năng động trong giảng dạy, yêu nghề, yêu học sinh, khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn.)
Câu 4: What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)
Gợi ý trả lời:
Các ứng viên không nên đưa ra những điều quá tiêu cực về bản thân. Chỉ nên nêu ra những điểm yếu mà bản thân đã có cách để khắc phục.
Ví dụ câu trả lời:
I personally feel that I am not good at classroom management skills. However, I am also gradually addressing these weaknesses of mine. (Cá nhân tôi cảm thấy rằng tôi không giỏi về kỹ năng quản lý lớp học. Tuy nhiên, tôi cũng đang dần khắc phục những điểm yếu này của mình.)
1.2 Các câu hỏi liên quan đến chuyên môn của ứng viên
Câu 1 : What do you think is the biggest challenge for English teachers? (Bạn nghĩ thách thức lớn nhất đối với giáo viên tiếng Anh là gì?)
Ví dụ câu trả lời:
Like other subjects, the biggest challenge for English teachers is to arouse students' passion and interest. (Cũng như các môn học khác, thách thức lớn nhất đối với giáo viên tiếng Anh là khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh.)
Câu 2: What do you think is the most important purpose of learning English? (Bạn nghĩ mục đích quan trọng nhất của việc học tiếng Anh là gì?)
Ví dụ câu trả lời:
I feel that the most important purpose of learning English is communication and the opportunity to find a good job in the future. (Tôi cảm thấy rằng mục đích quan trọng nhất của việc học tiếng Anh là giao tiếp và cơ hội tìm được một công việc tốt trong tương lai.)
1.3 Các câu hỏi về kỹ năng của ứng viên
Câu 1: How do you manage a classroom? (Bạn quản lý một lớp học như thế nào?)
Gợi ý trả lời:
Ứng viên tham gia phỏng vấn nên nêu ra những kinh nghiệm quản lý mà bản thân đã sử dụng và nó đã đem lại hiệu quả cho công việc giảng dạy của mình.
Ví dụ câu trả lời:
In order to be able to manage classes effectively, I need to earn the students' trust. Next I will find out and consider whether my teaching method is suitable for the students or not? From there, I can adjust accordingly.
(Để có thể quản lý lớp hiệu quả, tôi cần tạo được sự tin tưởng của học sinh. Tiếp theo tôi sẽ tìm hiểu và xem xét phương pháp giảng dạy của mình có phù hợp với học sinh hay không? Từ đó tôi có thể điều chỉnh cho phù hợp.)
Câu 2: If you meet a student who doesn't listen, how will you handle it? (Nếu gặp học sinh không nghe lời, bạn sẽ xử lý như thế nào?)
Ví dụ câu trả lời:
If I meet a student who does not obey, I will handle it as follows: I will not punish the student right in front of the class, but will schedule a private talk with that student to better understand the student's reasons and psychology and find a more appropriate way to handle it.
(Nếu gặp học sinh không nghe lời, tôi sẽ xử lý như sau: Tôi không phạt học sinh đó ngay trước lớp mà sẽ hẹn gặp riêng học sinh đó để hiểu rõ hơn nguyên nhân, tâm lý của học sinh đó và tìm cách xử lý phù hợp hơn.)
Câu 3: What would make you a successful English teacher? (Điều gì sẽ khiến bạn trở thành một giáo viên tiếng Anh thành công?)
Ví dụ câu trả lời:
For me, success in this profession is helping students have a passion for learning English, helping them improve their listening, speaking, reading and writing skills. (Đối với tôi, thành công trong nghề này là giúp học sinh có niềm đam mê học tiếng Anh, giúp các em cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.)
1.4 Những câu hỏi về kinh nghiệm của ứng viên
Câu 1: Can you briefly describe the work you did? (Bạn có thể mô tả ngắn gọn về công việc bạn đã làm?)
Ví dụ câu trả lời:
When I was at university, I taught at English center A. At that time, I worked as a classroom manager, teaching assistant, teaching designer and directly involved in teaching. During my work here, I have learned a lot of professional knowledge and teaching experience.
(Khi còn học đại học, tôi đã giảng dạy tại trung tâm tiếng Anh A. Lúc đó, tôi làm các công việc như quản lý lớp học, trợ giảng, thiết kế bài giảng và trực tiếp tham gia giảng dạy. Trong thời gian làm việc tại đây, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy.)
Câu 2: What is your most outstanding achievement in teaching? (Thành tích nổi bật nhất của bạn trong giảng dạy là gì?)
Ví dụ:
In my teaching process, the most outstanding achievement that I have achieved is the best English teacher at X High School in 2019. (Trong quá trình giảng dạy của mình, thành tích nổi bật nhất mà tôi đạt được là giáo viên dạy giỏi môn Tiếng Anh xuất sắc nhất của trường THPT X năm 2019.)
Câu 3: What skills have you learned from the old work environment? (Bạn đã học được những kỹ năng gì từ môi trường làm việc cũ?)
Ví dụ câu trả lời :
In the old working environment, I learned time management, lesson planning and public speaking skills in English. (Ở môi trường làm việc cũ, tôi học được cách quản lý thời gian, soạn giáo án và kỹ năng nói trước đám đông bằng tiếng Anh.)
Xem thêm: TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH LÀ GÌ? LƯƠNG TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH BAO NHIÊU?
1.5 Những câu hỏi xử lý tình huống
Câu 1: How would you deal with taking a class where students' abilities are different? (Bạn sẽ giải quyết thế nào khi tham gia một lớp học mà khả năng của học sinh là khác nhau?)
Ví dụ câu trả lời:
I will have all students take a competency assessment to review each student's ability. Then I will divide the students into small groups so that they can better support each other. In addition, I will also apply many teaching methods to be more suitable for the children.
(Tôi sẽ cho tất cả học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực để xem xét năng lực của từng em. Sau đó tôi sẽ chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em có thể hỗ trợ nhau tốt hơn. Ngoài ra, tôi cũng sẽ áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với các em.)
Câu 2: If a student has good pronunciation but bad writing skills. So what would you do to help that student improve his writing skills? (Nếu một học sinh phát âm tốt nhưng kỹ năng viết kém. Vậy bạn sẽ làm gì để giúp học sinh đó cải thiện kỹ năng viết của mình?)
Ví dụ câu trả lời:
I will find out what causes poor writing so that I can find ways to fix it and set goals for improvement. (Tôi sẽ tìm ra nguyên nhân cho việc viết kém đó để tìm cách khắc phục và đặt ra mục tiêu cải thiện.)
Câu 3: What would you do if a student fell asleep in class and refused to listen to the lecture? (Bạn sẽ làm gì nếu một học sinh ngủ gật trong lớp và không chịu nghe bài giảng?)
Ví dụ câu trả lời:
If a student sleeps in class, I will wake him up and ask him to sing a song in English. (Nếu một học sinh ngủ trong lớp, tôi sẽ đánh thức em ấy dậy và yêu cầu học sinh đó hát một bài hát bằng tiếng Anh.)
2. Những lưu ý khi tham gia phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh
2.1 Chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh
2.1.1 Nghiên cứu về trung tâm hay trường học mà bản thân đang muốn ứng tuyển
Các ứng viên nên tìm hiểu thông tin về trường học hoặc trung tâm mà bản thân sẽ ứng tuyển. Trường học đó đang có quy mô ra sao, đang giảng dạy theo giáo trình nào và học sinh ở lứa tuổi gì. Khi đã nắm bắt được những thông tin này thì bản thân sẽ có tự tin hơn khi tham gia buổi phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh.
2.1.2 Chuẩn bị trước các câu hỏi mẫu thường gặp
Giống với các vị trí ứng tuyển khác thì khi phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh, bạn cũng nên chuẩn bị trước những câu trả lời cho các câu hỏi mẫu thường gặp, đặc biệt là bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Ví dụ: Giới thiệu về bản thân, kinh nghiệm giảng dạy, các phương pháp dạy học, các tình huống khi đứng lớp và cách xử lý chúng,..
2.1.3 Trang phục lịch sự và phù hợp với vị trí giáo viên tiếng Anh
Khi ứng tuyển vị trí giáo viên tiếng Anh, bạn cần chuẩn bị trang phục lịch sự nhẹ nhàng và phù hợp với môi trường giáo dục. Nam thì nên mặc áo sơ mi, vest, quần tây và đi giày đen. Nữ thì có thể mặc váy dài hoặc áo sơ mi với quần tây và mang giày cao gót. Các ứng viên tham gia phỏng vấn không nên mặc những trang phục hở hang hoặc lòe loẹt và màu sắc, không phù hợp.
2.1.4 Chuẩn bị tinh thần dạy thử
Thông thường tại các trung tâm sẽ yêu cầu ứng viên dạy thử ngay lập tức hoặc hẹn vào một ngày khác. Nếu muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn phải chuẩn bị trước cho bản thân một vài chủ đề và nội dung để có thể dạy thử ngay trong buổi phỏng vấn.
2.1.5 Đi đến buổi phỏng vấn sớm
Cần phải đến buổi phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh sớm hơn ít nhất 15 phút để có thể chỉnh sửa lại quần áo, tác phong hoặc giúp bạn tránh những rủi ro đột xuất xảy ra trên đường đến địa điểm phỏng vấn.
Bên cạnh đó, việc đến sớm hơn giờ hẹn cũng thể hiện tác phong làm việc của bạn chuyên nghiệp và đúng giờ. Điều này cũng có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Xem thêm: CÁCH TRẢ LỜI MAIL XÁC NHẬN PHỎNG VẤN GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
2.2 Sự tương tác và tự tin khi tham gia phỏng vấn
Khi bạn trả lời câu hỏi, hãy tạo sự tương tác với người phỏng vấn và thể hiện sự tự tin trong câu trả lời của bạn. Bạn hãy lắng nghe kỹ câu hỏi, đảm bảo hiểu rõ ý muốn của người phỏng vấn và trả lời một cách rõ ràng, mạch lạc.
2.3 Thể hiện kiến thức chuyên môn của bản thân
Bạn nên thể hiện kiến thức chuyên môn của bản thân về ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Trong quá trình giảng dạy, ứng viên cần đề cập đến 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết và cách sử dụng chúng để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân với các nhà tuyển dụng.
2.4 Đặt câu hỏi
Khi bạn tham gia phỏng vấn, thường sẽ được nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có điều gì muốn hỏi hay không?”. Lúc này, hãy đặt câu hỏi về trường học, học sinh hoặc chủ đề liên quan đến vị trí giáo viên tiếng Anh. Điều này thể hiện sự quan tâm và khả năng tương tác của bạn, bên cạnh đó còn giúp bạn có cơ hội để tìm hiểu thêm về trường học và vị trí công việc.
Bài viết trên của Langmaster đã giúp các bạn đọc bổ sung thêm kiến thức về phỏng vấn giáo viên tiếng Anh. Đừng quên áp dụng những thông tin bổ ích này để có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc giáo viên tiếng Anh của các bạn.
THAM KHẢO CHI TIẾT TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN LANGMASTER NGAY!