Khi bạn muốn ứng tuyển vào một công ty thì việc gây ấn tượng với các kỹ năng nổi bật trong CV là điều cần thiết. Vậy chúng ta cần phải có kỹ năng gì để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng? Cùng bỏ túi những kỹ năng quan trọng cần có trong CV được tổng hợp chi tiết trong bài viết sau đây của Langmaster bạn nhé!
1. Những kỹ năng trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng
Ở mỗi vị trí công việc thì cần những kỹ năng khác nhau. Các kỹ năng này là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong công việc của bạn. Bạn nên lựa chọn các kỹ năng phù hợp và quan trọng cho vị trí công việc muốn apply. Dưới đây là một số kỹ năng phổ biến:
1.1 Specialized skill (Kỹ năng chuyên môn)
Kỹ năng chuyên môn là những nội dung và kiến thức học thuật của mỗi lĩnh vực/ công việc nhất định, được đào tạo bài bản trong quá trình học tập lâu dài tại trường lớp. Kỹ năng chuyên môn không tự nhiên có, mà phải được trau dồi thường xuyên, cập nhật liên tục trong một thời gian dài. Ngoài việc học tập, chúng ta có thể tích lũy kỹ năng chuyên môn nhờ vào kinh nghiệm thực tế trong những công việc đã làm.
Trong CV, kỹ năng chuyên môn được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Chúng ta càng trình bày các kỹ năng chuyên môn đầy đủ, thì càng có thêm thông tin để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét về mức độ phù hợp của các bạn với công việc ứng tuyển.
Ví dụ về kỹ năng chuyên môn: Các kỹ năng chuyên môn ngành kiến trúc thì điều kiện tiên quyết là khả năng vẽ, thiết kế, làm việc với bản đồ, bản vẽ xây dựng, mô hình và phần mềm CAD. Kiến trúc sư cần biết lường trước được những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công các công trình kiến trúc và linh hoạt trong cách tìm giải pháp để giải quyết chúng.
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG, DÀNH CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
1.2 Foreign Language Skills (Kỹ năng ngoại ngữ)
Kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu đơn giản chính là khả năng sử dụng thành thạo các thứ tiếng nước ngoài. Ngày nay với thời kỳ hội nhập của quốc tế, ngoại ngữ là thứ không thể thiếu để phát triển sự nghiệp của bạn.
Chúng ta nên đầu tư thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ để có thể có nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết nhất để đưa vào CV giúp tạo ra sự khác biệt giữa bạn với những ứng viên khác, đồng thời giúp bạn nhận được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem thêm:
=> BẰNG C1 TIẾNG ANH LÀ GÌ? TƯƠNG ĐƯƠNG IELTS BAO NHIÊU? CÓ GIÁ TRỊ BAO LÂU?
=> TỔNG HỢP 12+ VIỆC LÀM TIẾNG ANH MỨC LƯƠNG HẤP DẪN, HOT NHẤT
1.3 Computer skills (Kỹ năng sử dụng máy tính)
Kỹ năng sử dụng máy tính là kỹ năng sử dụng phần mềm tin học như soạn thảo văn bản, lập bảng thống kê chi phí, lập bảng báo cáo,... để giải quyết công việc. Kỹ năng sử dụng máy tính còn đòi hỏi bạn phải biết sử dụng các trang mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm để phục vụ cho việc khai thác, xử lý thông tin.
Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Sẽ không có nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên không biết chút gì về máy tính văn phòng, thậm chí là soạn thảo văn bản. Đừng quên liệt kê thêm các kỹ năng sử dụng máy tính khác như giao tiếp văn phòng, quản lý mail,… để giúp bản thân nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Xem thêm: CÁCH VIẾT EMAIL GỬI CV XIN VIỆC CHUẨN, GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
1.4 Communication skills (Kỹ năng giao tiếp)
Giao tiếp chính là cầu nối giữa người với người, để chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, thúc đẩy mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như lời nói, cơ thể, để diễn đạt ý kiến, quan điểm, tình cảm.
Hiện nay, ở bất kỳ công việc hay ngành nghề nào cũng sẽ đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này, còn giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng tương tác với các khách hàng hay đồng nghiệp của bạn.
1.5 Teamwork/ Collaboration skills (Kỹ năng làm việc nhóm)
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng hợp tác làm việc với nhau, để hoàn thành tốt nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Theo cách làm việc này, mỗi thành viên trong nhóm sẽ có thể bổ sung và sửa chữa những thiếu sót của nhau, để cho ra thành quả tốt nhất.
Tuy nhiên, trong lúc làm việc nhóm khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn khiến cho teamwork không hiệu quả. Vì vậy, để xây dựng một nhóm hoàn chỉnh nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung, bạn cần rèn luyện 8 kỹ năng nhỏ sau:
- Luôn lắng nghe ý kiến, góp ý của người khác.
- Tổ chức và phân công công việc đồng đều sao cho phù hợp với khả năng của các thành viên trong nhóm.
- Có khả năng thuyết phục, trình bày, để đưa ra những phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề và được các thành viên khác đồng tình.
- Luôn tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
- Có tính trách nhiệm với công việc đã được giao.
- Không trễ giờ để các thành viên khác phải đợi vào lúc họp, thảo luận.
- Luôn khen ngợi, khích lệ đồng nghiệp và không phủ nhận nỗ lực của người khác.
- Biết cách tiếp nhận lời chỉ trích, phản đối từ các thành viên khác.
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV XIN THỰC TẬP CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH ẤN TƯỢNG NHẤT
1.6 Reporting (Kỹ năng viết báo cáo)
Kỹ năng viết báo cáo là kỹ năng viết về tình hình và kết quả làm việc tại công ty. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải biết cách thu thập, tổng hợp lại và xử lý thông tin. Sau đó sử dụng những ngôn từ dễ hiểu, dễ đọc để truyền đạt lại tất cả thông tin cho mọi người thông qua bản tóm tắt hoàn chỉnh.
Kỹ năng viết báo cáo giúp mọi người hiểu được nhiệm vụ của công việc và tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra, xác nhận công việc. Có kỹ năng làm báo cáo các bạn sẽ dễ hiểu và hoàn thành công việc tốt hơn. Ngoài ra cũng giúp bạn ghi thêm điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
1.7 Project Management Skills (Kỹ năng quản lý dự án)
Kỹ năng quản lý dự án là một nhóm gồm các kỹ năng cần thiết để bắt đầu lập kế hoạch và thực hiện bất kỳ dự án nào. Người quản lý dự án thường có một đội nhân viên phụ trách, để đảm nhận các công việc ở từng vị trí khác nhau trong dự án và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu của dự án.
Trang bị kỹ năng quản lý dự án trong CV cho thấy bạn là người biết cách lên kế hoạch trong công việc, kiểm soát tốt thời gian. Do đó, khi các nhà tuyển dụng thấy được bạn có kỹ năng này, họ sẽ ưu tiên lựa chọn bạn hơn những người khác.
1.8 Problem – solving (Kỹ năng giải quyết vấn đề)
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong quá trình tương tác với những đối tác của doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, mà bất kỳ ngành nghề hay công việc nào cũng cần phải có và không thể thiếu trong cuộc sống. Nhờ khả năng nhanh nhạy giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, bạn có thể làm chủ được các vấn đề phát sinh.
1.9 Adaptability (Kỹ năng thích nghi)
Kỹ năng thích nghi là sự ứng biến nhanh chóng để điều chỉnh kịp thời về mặt tinh thần và thể chất, có thể dễ dàng thích nghi với bất kỳ hoàn cảnh nào dù nó khó khăn đến đâu. Kỹ năng này thể hiện khả năng quan sát, phân tích, tìm hiểu và đánh giá các tình huống xảy ra, sau đó có thể đưa ra các phương pháp xử lý đúng đắn mà không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Bạn đừng bỏ qua kỹ năng này trong CV, bởi vì các nhà tuyển dụng luôn muốn biết khả năng thích nghi của bạn, cũng như có thể nắm bắt được sự thay đổi của môi trường làm việc tốt hay không.
1.10 Leadership skills (Kỹ năng lãnh đạo)
Kỹ năng lãnh đạo là việc dùng kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của bản thân để tổ chức, sắp xếp và phân chia công việc phù hợp với khả năng của từng nhân sự. Từ đó, có thể nhanh chóng đạt mục tiêu chung đã được đề ra. Người có kỹ năng lãnh đạo là người có thể truyền động lực làm việc và biết cách tạo ra năng lượng làm việc cho các thành viên của mình.
Xem thêm:
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
Khi ứng tuyển vào những vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo cao, thì khả năng phát triển và ích lợi của bản thân sẽ càng cao. Do đó, bạn đừng ngần ngại khi cho các nhà tuyển dụng biết mình cũng có kỹ năng lãnh đạo.
1.11 Critical Thinking (Kỹ năng tư duy phản biện)
Kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thuyết của một vấn đề. Sau đó, đưa ra các quan điểm, lập luận chặt chẽ để giải quyết vấn đề. Kỹ năng này giúp bạn có thể suy nghĩ thấu đáo và quan sát tất cả các khía cạnh theo cách khách quan nhất. Từ đó, tạo ra những lập luận đúng đắn đem lại kết quả tối ưu cho cuộc họp hay hội thảo, thuyết trình.
1.12 Presentation (Kỹ năng thuyết trình)
Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và hiệu quả đến một nhóm người nghe. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong cả công việc lẫn cuộc sống, giúp bạn rèn luyện sự tự tin trước đám đông và tăng khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
Kỹ năng thuyết trình sẽ cho nhà tuyển dụng biết được tiềm năng phát triển của bạn: Sự tự tin, cầu tiến trong công việc và khả năng truyền đạt thông tin đến với mọi người. Kỹ năng này sẽ là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong CV.
2. Cách viết các kỹ năng trong CV
Việc có nhiều kỹ năng hữu ích trong công việc sẽ dễ được ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng nhưng phải biết cách trình bày để có thể gây ấn tượng so với các ứng viên khác. Bên cạnh đó, nếu những thông tin được ghi trong CV không chính xác thì bạn sẽ gặp rắc rối khi được nhận vào làm việc.
2.1 Yêu cầu khi trình bày các kỹ năng trong CV
Một danh sách các kỹ năng trong CV chất lượng là phải vừa chân thực, làm toát lên điểm mạnh của ứng viên, vừa đánh đúng tâm lý của các nhà tuyển dụng. Bạn cần liệt kê các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển, tránh sa đà vào những kỹ năng không cần thiết. Thông thường, nếu bạn có những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi thì tỷ lệ được lựa chọn sẽ rất cao.
Xem thêm:
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC GIÁO VIÊN CHUẨN, CHI TIẾT NHẤT
Về cách trình bày, mục kỹ năng thường được viết sau phần kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Sau khi các nhà tuyển dụng đã nắm rõ thông tin về năng lực của bạn thì tiếp đến sẽ là kỹ năng. Nếu bạn thể hiện được những điểm nổi bật của bản thân về các kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng thì CV đó chắc chắn sẽ được điểm cộng.
2.2 Hai cách trình bày kỹ năng trong CV
- Trình bày theo dạng liệt kê từng kỹ năng: dạng này thì khá đơn giản, bạn nên dùng các gạch đầu dòng để liệt kê. Đồng thời, đưa ra các kỹ năng nổi bật liên quan đến vị trí ứng tuyển lên đầu và cần nêu chi tiết.
Ví dụ: Các kỹ năng mềm cho vị trí nhân viên sale.
- Kỹ năng làm việc teamwork trong công việc.
- Kỹ năng giao tiếp được tích lũy từ công việc làm sale.
- Kỹ năng tư duy phản biện.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Trình bày theo thang điểm/mức độ: các bạn có thể tự đánh giá khả năng của bản thân dựa trên các thang điểm. Tuy nhiên, cách thức này không chi tiết bằng dạng trình bày, các nhà tuyển dụng không thể nắm rõ được mức độ kỹ năng của bạn.
Ví dụ:
- Kỹ năng quản lý dự án: 9/10.
- Kỹ năng thuyết trình: 8/10.
3. Một số lưu ý khi viết các kỹ năng trong CV
3.1 Các kỹ năng phải phù hợp với mô tả
Kỹ năng là khả năng mà bạn có thể làm tốt, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Do đó, trước khi viết CV bạn sẽ cần tìm hiểu thật kỹ công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu cần có những kỹ năng gì, để lựa chọn và đưa vào CV cho phù hợp nhất. Tránh việc lan man, sa đà vào những kỹ năng vô bổ, bạn nên trình bày những kỹ năng chính được nhà tuyển dụng ưu tiên.
3.2 Phân loại các kỹ năng
Bạn nên phân loại các kỹ năng riêng, để nhà tuyển dụng dễ đọc cũng như nắm bắt thông tin.
- Đối với những công việc yêu cầu nhiều về kỹ năng, thì bạn nên trình bày thành từng phần kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
- Kỹ năng cứng là những kỹ năng được hiểu một cách đơn giản là những kiến thức thực hành, trải nghiệm và đúc kết có tính chuyên môn, kỹ thuật. Kỹ năng cứng cụ thể như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy tính, toán học,...
- Kỹ năng mềm là khả năng tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể.
Kỹ năng mềm bao gồm việc lãnh đạo, giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, chăm sóc khách hàng, trình bày, sáng tạo và đổi mới,…
- Đối với những bạn mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm, CV còn trống nhiều thì cũng nên phân chia mục kỹ năng để mẫu CV được đẹp hơn.
3.3 Chú ý những kỹ năng mềm phù hợp với nơi làm việc
Bên cạnh đánh giá năng lực chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng chú trọng tìm kiếm những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, môi trường làm việc của họ. Các nhà tuyển dụng tin rằng, ứng viên có khả năng kết nối, hòa đồng với mọi người, có thể hợp tác vì mục tiêu chung thì sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Vì vậy, khi viết CV bạn cần chú ý đến những kỹ năng mềm phù hợp, để giúp bản thân ghi thêm điểm trong mắt các nhà tuyển dụng nhé.
Qua bài “Tổng hợp các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng” mà Langmaster đã chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi về các kỹ năng trong CV rồi đúng không nào. Đừng quên rèn luyện các kỹ năng này, để có thể thuận lợi tìm được công việc bản thân mong muốn nhé!