Dù đối với bất kỳ một lĩnh vực nào thì yêu cầu về kinh nghiệm thực tiễn cũng vô cùng quan trọng. Đó là lý do vì sao, hầu hết các sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học đều cần tham gia thực tập tại doanh nghiệp trước khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để viết CV khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc? Hãy cùng Langmaster hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập chi tiết ngay dưới đây nhé.
1. Tại sao sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị CV?
Thực tập là quá trình quan trọng của mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp, bắt đầu cuộc sống đi làm tự lập. Đây là quá trình để sinh viên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của trường và đặc biệt là tiếp xúc tại một môi trường hoàn toàn mới. Và khi đi xin thực tập tại công ty, doanh nghiệp thì CV là phần không thể thiếu.
CV được xem như là một văn bản giúp bạn giới thiệu về bản thân, là “công cụ tiếp thị” của bạn đối với nhà tuyển dụng. Thông qua CV, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá về khả năng, tính cách của bạn xem có phù hợp với vị trí đó hay không. Từ đó đem đến cơ hội về việc làm. Đặc biệt, sinh viên thực tập cần chuẩn bị CV còn thể hiện được sự chuyên nghiệp, cầu tiến của bạn thân nữa đó.
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV CHUẨN, CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
Tại sao sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị CV?
2. Những nội dung cần phải có trong CV của sinh viên thực tập
Trong một bản CV tiêu chuẩn dành cho sinh viên thực tập thì cần những gì? Hãy cùng Langmaster hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập chi tiết ngay dưới đây nhé.
2.1 Tiêu đề CV
Thông thường, CV sẽ là một “tiêu chuẩn” để các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên của mình. Chính vì thế, đừng cẩu thả trong những bước nhỏ nhặt mà mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé. Đầu tiên, chính là ở việc đặt tiêu đề CV. Tiêu đề CV ở đây thường sẽ là họ tên của bạn và vị trí bạn mong muốn ứng tuyển. Ví dụ như Đặng Thu Hà - Content Marketing.
Tương tự đối với khi gửi mail, thì bạn cũng cần đặt tiêu đề CV theo mẫu CV_[HỌ TÊN]_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN] hoặc CV_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]_[HỌ TÊN]. Tránh việc đặt tiêu đề mail cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp khiến cho các nhà tuyển dụng “đánh rớt” bạn nhé.
2.2 Các thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là điều bắt buộc đối với bất kỳ một CV xin việc nào. Các thông tin cá nhân sẽ bao gồm: giới tính, ngày tháng năm sinh, SĐT, mail, địa chỉ,.... Đây đều là các thông tin vô cùng quan trọng. Đặc biệt, bạn cần kiểm tra về SĐT và mail xem chính xác chưa nhé, bởi nhà tuyển dụng thường xuyên liên lạc với bạn thông qua nó. Tránh trường hợp để sai thông tin khiến bạn vụt mất cơ hội làm việc mà mình yêu thích.
Và một tips nho nhỏ nữa dành cho các bạn sinh viên thực tập, chính là không nên để chính xác địa chỉ nhà. Thay vào đó, bạn có thể địa chỉ ở ngõ hoặc phố của mình mà thôi.
2.3 Mục tiêu nghề nghiệp
Phần lớn sinh viên đi thực tập đều là sinh viên năm 3 hoặc năm 4, bởi chưa có kinh nghiệm, còn khá trẻ, non nớt nên thường bỏ qua mục tiêu nghề nghiệp này. Hoặc thường sẽ copy các mục tiêu nghề nghiệp trên mạng, khiến cho khá là “cao siêu” so với các bạn, và sẽ bị “rập khuôn”. Điều này sẽ gây mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Thay vào đó, bạn nên trình bày rõ mục tiêu phát triển của mình, thể hiện rõ mong muốn học hỏi, định hướng của bạn thân. Bạn có thể viết khoảng 150 - 200 từ, tránh gây lan man, dài dòng quá.
Những nội dung cần phải có trong CV của sinh viên thực tập
2.4 Quá trình học tập
Một phần không thể thiếu trong CV xin thực tập nữa đó chính là quá trình học tập của mình. Bạn nên liệt kê theo quy tắc thời gian ngược, nghĩa là cái nào diễn ra gần nhất thì sẽ liệt kê trước. Ở mục này, bạn nên liệt kê rõ về tên trường, chuyên ngành học, thời gian học, thời gian dự kiến tốt nghiệp, GPA và các khóa học bên ngoài liên quan đến chuyên ngành công việc của bạn.
Điều này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng đánh giá được chính xác nhất về năng lực của bạn, liệu bạn có phù hợp với vị trí đó hay không?
2.5 Các thành tích, chứng chỉ đạt được
Bên cạnh quá trình học tập, khóa học mà bạn đã học thì cũng đừng quên liệt kê các thành tích mà bạn đã đạt được. Có thể là đạt được các giải thưởng cuộc thi quy mô trong, ngoài trường hoặc các thành tích nổi bật khác. Điều này sẽ giúp cho CV của bạn có sự thu hút hơn, được đánh giá cao hơn so với nhiều ứng viên khác. Đặc biệt, đừng quên ghi rõ về giải thưởng, thời gian nhận và các minh chứng đi kèm nhé.
2.6 Kinh nghiệm làm việc (Hoạt động)
Thực tế hiện nay, các bạn gen Z rất năng động, thường đi thực tập từ rất sớm, từ năm 2, năm 3 hoặc cũng có năm nhất. Điều này giúp cho các bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có cơ hội phát triển bản thân và tạo thu nhập cho mình. Vì thế, đừng ngại liệt kê các kinh nghiệm làm việc của mình theo quy tắc thời gian ngược, liệt kê đầy đủ những công việc của mình để nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhé.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng muốn xin CV đi thực tập thì sao? Bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể thay thế phần kinh nghiệm làm việc bằng các hoạt động CLB, hoạt động ngoại khóa của mình. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là một người năng động, có trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
Kinh nghiệm làm việc (Hoạt động)
2.7 Kỹ năng
Bên cạnh việc học kiến thức tại các trường cao đẳng, đại học thì để có được công việc mơ ước, các sinh viên khi viết CV đừng quên bổ sung các kỹ năng cần thiết cho công việc khác của mình. Đặc biệt, mỗi vị trí thì sẽ có yêu cầu về kỹ năng phù hợp khác nhau. Ví dụ như vị trí marketing thì yêu cầu kỹ năng mềm, thiết kế, tin học văn phòng. Hoặc đối với vị trí kế toán thì cần thành thạo excel, linh hoạt và làm việc nhóm,...
Chính vì thế, kỹ năng cũng chính là một phần giúp bạn “ăn điểm” trong mắt các nhà tuyển dụng và hơn so với nhiều ứng viên khác. Chính vì thế, bạn đừng nên bỏ qua nhé.
2.8 Sở thích
Nhiều bạn thường bỏ qua phần sở thích này khi viết CV xin thực tập. Tuy nhiên, đây là một điều không nên, bởi đây cũng sẽ là mục để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực, tính cách của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên copy các sở thích trên mạng, thay vào đó nên viết sở thích với cá tính riêng của mình, hoặc các sở thích phù hợp với văn hóa công ty. Điều này cũng vô cùng “quan trọng” đó nhé.
Xem thêm:
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV CHO SINH VIÊN THỰC TẬP CHI TIẾT A - Z
=> RÈN THÂN, VƯỢT NGƯỠNG CÙNG LANGMASTER: UNLOCK YOUR POWER 2023
3. Mẹo viết CV cho sinh viên thực tập để thu hút nhà tuyển dụng
Bên cạnh các nội dung cần thiết phải có trong CV sinh viên thực tập ở trên, để tránh bị “mất điểm” trong mắt các nhà tuyển dụng thì bạn cũng cần biết các mẹo dưới đây.
3.1 Không nên trình bày CV quá dài dòng
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không dành quá nhiều thời gian vào đọc một bản CV. Thay vào đó, họ sẽ thường đọc lướt qua những phần quan trọng, để đánh giá về năng lực, tính cách của ứng viên xem có phù hợp hay không. Vì thế, những CV có quá nhiều chữ, không đúng trọng tâm cũng thường sẽ bị bỏ qua.
Vì thế, mẹo hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập chính là không nên trình bày CV quá dài dòng. Nên trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích và thể hiện được đúng khả năng của mình.
Mẹo viết CV cho sinh viên thực tập để thu hút nhà tuyển dụng
3.2 Ảnh trên CV hạn chế lấy ảnh selfie
Một lỗi sai mà phần lớn các bạn sinh viên năm 3, năm 4 hoặc mới ra trường thường mắc phải chính là thường sử dụng ảnh selfie để đặt trong CV. Điều này khiến cho CV của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Chính vì thế, bạn nên sử dụng các ảnh chụp chân dung, hoặc những hình ảnh chụp nghiêm túc. Để tránh gây mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng nhé.
3.3 Tránh copy quá nhiều từ các CV trên mạng
Thực tế, một ngày các nhà tuyển dụng có thể đọc đến hàng trăm CV khác nhau, và đừng khiến chiếc CV của bạn “một màu” theo các CV trên mạng khác. Thay vào đó, nên tô điểm cho CV của mình bằng những điểm nổi bật, cá tính riêng của mình nhé.
3.4 Đính kèm CV cùng với các minh chứng khác
Để tăng tính thuyết phục và minh chứng cho năng lực làm việc, mục tiêu phát triển của bản thân thì đừng ngại đính kèm CV cùng với các giải thưởng, thành tích mà bạn đạt được nhé. Điều này không chỉ giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn chứng minh bạn phù hợp với vị trí mà mình đang ứng tuyển.
3.5 Định dạng bản CV
Trung bình, mỗi nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành khoảng 8s để lướt qua CV của một ứng viên. Chính vì thế, để gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng thì các bạn sinh viên nên định dạng CV của bạn một cách chỉn chu, dễ nhìn nhất. Đôi khi CV bạn không có quá nhiều điểm nổi bật nhưng trình bày CV một cách logic, gọn gàng thì cũng sẽ là một điều ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó.
Mẹo viết CV cho sinh viên thực tập để thu hút nhà tuyển dụng
3.6 Sử dụng email chuyên nghiệp
Khi đi xin việc, bạn nên sử dụng các email cá nhân của mình. Tuy nhiên, email nên để ở dạng họ tên hoặc thông tin của mình. Ví dụ như: dangvu93@gmail.com, dangnamhaitrieu@gmail.com,... Tránh sử dụng các email như: linhcute123@gmail.com, chubeloatchoat@gmail.com,... Những mail này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu chuyên nghiệp. Từ đó đánh rớt vị trí ứng tuyển dụng bạn.
3.7 Cho quá nhiều thông tin không cần thiết
Khi mới viết CV lần đầu, Langmaster thường thấy rất nhiều bạn gặp lỗi là cho quá nhiều thông tin không cần thiết vào CV. Khiến cho chiếc CV quá nhiều chữ, dài dòng, thậm chí lên đến trang A4. Điều này là vô cùng sai lầm.
Thực tế, bạn chỉ cần thêm các kinh nghiệm, nội dung liên quan đến vị trí mà mình muốn xin. Hoặc các thông tin đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá được về năng lực, tính cách của bạn.
3.8 Trình bày CV theo thứ tự
Khi hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập thì các bạn nên trình bày các nội dung theo một format chung. Cụ thể như: mục tiêu, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn,... Và các mốc thời gian nên trình bày theo quy tắc thời gian ngược, nghĩa là thời gian gần nhất thì viết trước.
Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng ấn tượng đối với CV của bạn, đánh giá về sự chuyên nghiệp của bạn hơn.
4. Gợi ý các CV cho sinh viên thực tập chuẩn
Dưới đây là một số mẫu CV cho sinh viên thực tập nổi bật để các bạn có thể tham khảo:
Gợi ý các CV cho sinh viên thực tập chuẩn
Gợi ý các CV cho sinh viên thực tập chuẩn
Gợi ý các CV cho sinh viên thực tập chuẩn
Phía trên là toàn bộ hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đi thực tập, tích lũy kinh nghiệm của mình nhé.