Bảng lương cho nhân viên là nghiệp vụ quan trọng của bộ phận nhân sự, kế toán nhằm kiểm soát lương, kiểm soát quyền lợi của các thành viên trong tổ chức. Vậy làm thế nào để xây dựng hệ thống bảng lương cho nhân viên tối ưu nhất. Hãy cùng Langmaster tham khảo, tải các mẫu bảng lương nhân viên mới nhất ngay dưới đây nhé!
1. Tại sao nên xây dựng bảng lương nhân viên?
1.1 Đối với người lao động
Bảng lương đóng vai trò quan trọng đối với người lao động, cụ thể:
- Đảm bảo quyền lợi tài chính: Bảng lương giúp đảm bảo rằng người lao động nhận được một thanh toán công bằng đối với công việc họ thực hiện. Nó là công cụ đo lường và thể hiện giá trị của lao động.
- Tạo động lực: Bảng lương là một yếu tố quan trọng đối với sự động viên của nhân viên. Việc nhận được một mức lương công bằng và xứng đáng có thể thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn. Từ đó giúp người lao động cam kết với tổ chức, góp phần vào sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp.
- Tạo sự trung thực, minh bạch: Bảng lương giúp tạo ra môi trường công bằng và minh bạch trong tổ chức. Người lao động có thể kiểm tra và xác nhận rằng họ đang nhận được mức lương đúng đắn theo hợp đồng lao động.
- Quản lý tài chính cá nhân: Bảng lương cung cấp thông tin chi tiết về số tiền mà người lao động sẽ nhận được sau mỗi chu kỳ thanh toán. Điều này giúp người lao động quản lý tài chính cá nhân, lập kế hoạch và đảm bảo rằng họ có thể chi tiêu một cách hiệu quả.
Xem thêm: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẬC LƯƠNG ĐẠI HỌC VÀ CÁCH TÍNH BẬC LƯƠNG MỚI NHẤT
Vai trò của bảng lương đối với người lao động
1.2 Đối với doanh nghiệp
Bảng lương đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân sự, cũng như hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Cụ thể:
- Quản lý tài chính: Bảng lương sẽ cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết giúp doanh nghiệp có thể đánh giá về tài chính, từ đó dự đoán và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Đảm bảo doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định nhất.
- Giúp giữ chân nhân sự, thu hút nhân tài: Một bảng lương công bằng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân các nhân sự giỏi. Đảm bảo bằng tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành, giúp doanh nghiệp không bị mất mát lực lượng lao động quan trọng.
- Tuân thủ pháp luật: Bảng lương giúp đảm bảo doanh nghiệp không phải đối mặt với rủi ro pháp lý, xây dựng môi trường làm việc chính trực, đáng tin cậy.
- Quản lý hiệu suất và đào tạo: Bảng lương có thể liên kết với hiệu suất làm việc, cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá và thưởng cho những nhân viên xuất sắc. Nó cũng là một công cụ hữu ích để lập kế hoạch đào tạo, phát triển nhân sự.
Xem thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LƯƠNG BAO NHIÊU PHẢI ĐÓNG THUẾ
Vai trò của bảng lương đối với doanh nghiệp
2. Nội dung cơ bản của mẫu bảng lương nhân viên
2.1 Thông tin cá nhân
Trên bảng lương sẽ bao gồm các thông tin cá nhân của người lao động như: họ và tên, chức vụ (phòng ban), email hoặc số điện thoại (nếu cần thiết).
2.2 Lương cơ bản
Lương cơ bản là mức lương chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và khoản đi kèm khác mà người lao động có thể nhận được. Lương cơ bản sẽ là mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhằm đảm bảo tính pháp lý.
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể:
- Vùng I: 4.420.000 VNĐ/tháng
- Vùng II: 3.920.000 VNĐ/tháng
- Vùng III: 3.430.000 VNĐ/tháng
- Vùng IV: 3.070.000 VNĐ/tháng
Lương cơ bản
2.3 Phụ cấp
Phụ cấp cho người lao động sẽ được chia thành 2 loại chính là phụ cấp đóng bảo hiểm và phụ cấp không cần đóng bảo hiểm.
- Phụ cấp đóng bảo hiểm: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nặng nhọc, độc hại,...
- Phụ cấp không đóng bảo hiểm: Phụ cấp tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ xăng xe, phụ cấp thiết bị làm việc,...
2.4 Thu nhập danh nghĩa
Phụ cấp danh nghĩa là số tiền trên lý thuyết mà người lao động sẽ nhận được sau khi cộng các khoản lương cơ bản và phụ cấp.
2.5 Số ngày công đi làm
Số ngày công đi làm là chỉ số xác định thời gian thực mà cá nhân làm việc và được hưởng lương theo ngày lao động.
Số ngày công đi làm
2.6 Tổng lương thực tế
Tổng lương thực tế là tổng số tiền mà người lao động nhận được nếu không có phát sinh về tiền bảo hiểm, tiền tạm ứng. Số ngày công thực tế sẽ được tính: Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công trong tháng) X Số ngày công thực tế
2.7 Lương sau khi khấu trừ đóng bảo hiểm
Sẽ được xác định theo thỏa thuận cam kết hợp đồng. Sau đó doanh nghiệp sẽ phân chia các khoản tiền bảo hiểm cần đóng và khấu trừ trong lương của nhân viên.
2.8 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là phần thuế mà người lao động phải đóng khi ký hợp đồng với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên. Tùy vào mức thu nhập mà người lao động sẽ phải đóng thuế từ 5 - 35%.
Thuế thu nhập cá nhân
2.9 Lương thực lĩnh
Lương thực lĩnh là phần lương chính thức mà người lao động nhận được trong kỳ nhận lương của họ. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương đã tính sau khi trừ đi các khoản về thuế thu nhập cá nhân, tiền đóng bảo hiểm và tạm ứng (nếu có).
Xem thêm: TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG NET VÀ GROSS
3. Tổng hợp 9+ mẫu bảng lương nhân viên đơn giản, chi tiết
3.1 Mẫu bảng lương nhân viên 1
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên 1 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên 1
3.2 Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản 2
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên đơn giản 2 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản 2
3.3 Mẫu bảng lương nhân viên Excel 3
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên Excel 3 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên Excel 3
3.4 Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết 4
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên chi tiết 4 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết 4
3.5 Mẫu bảng lương nhân viên theo quy tắc 3P
Xem thêm: LƯƠNG 3P LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHÍ BẢNG LƯƠNG 3P ĐẠT CHUẨN
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên theo quy tắc 3P để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên theo quy tắc 3P
3.6 Mẫu bảng lương nhân viên 6
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên 6 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên 6
3.7 Mẫu bảng lương nhân viên Excel 7
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên Excel 7 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên Excel 7
3.8 Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết 8
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên chi tiết 8 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết 8
3.9 Mẫu bảng lương nhân viên 9
Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên 9 để bạn có thể tham khảo:
Mẫu bảng lương nhân viên 9
4. Gợi ý 3 mẫu phiếu lương nhân viên chuyên nghiệp
Thông thường, phòng HR thường sẽ gửi mẫu phiếu lương cho nhân viên nhằm xác nhận về số lương thực tế trước khi trả lương. Dưới đây là 3 mẫu phiếu lương nhân viên chuyên nghiệp để bạn có thể tham khảo:
Mẫu phiếu lương nhân viên chuyên nghiệp 1
Mẫu phiếu lương nhân viên chuyên nghiệp 2
Mẫu phiếu lương nhân viên chuyên nghiệp 3
5. Những lưu ý khi làm bảng thanh toán tiền lương
Thực tế, bảng thanh toán tiền lương không chỉ có số ngày, tiền công thực tế mà còn dựa vào:
- Kiểm tra điều khoản trong hợp đồng lao động để đảm bảo rằng mọi thông tin về lương, chế độ làm việc và các quyền lợi khác của nhân viên.
- Theo dõi, cập nhật mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo rằng mức lương được trả là hợp lý và tuân thủ các quy định pháp luật.
- Xác định đúng các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế
- Tính toán số thuế thu nhập cá nhân mà người lao động cần nộp theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra các quy định về bảo hiểm xã hội
- Phân loại các khoản trích bảo hiểm sao cho đúng với quy định, một phần vào chi phí doanh nghiệp và một phần trích từ lương người lao động.
Những lưu ý khi làm bảng thanh toán tiền lương
6. Cách làm bảng tiền lương excel đơn giản
6.1 Các hàm excel cơ bản sử dụng khi làm bảng thanh toán tiền lương
Dưới đây là các hàm cơ bản trong Excel thường sử dụng khi làm bảng thanh toán tiền lương:
- Hàm IF = IF (điều kiện, giá trị A, giá trị B): Giá trị là A nếu điều kiện được đáp ứng và B nếu điều kiện không được đáp ứng.
- Hàm COUNTIF = COUNTIF (phạm vi, tiêu chí): Trong đó, phạm vi là vùng dữ liệu cần đếm, còn tiêu chí bao gồm một số, biểu thức hoặc chuỗi văn bản xác định các ô cần đếm.
- Hàm SUMIF = SUMIF (range, criteria, [sum_range]): Là hàm tính tổng theo điều kiện. Trong đó, range là phạm vi dữ liệu để đánh giá theo điều kiện; Criteria là tiêu chí ở dạng số, văn bản hoặc biểu thức; Sum_range là các ô thực tế cần thêm nếu các ô khác với các ô chỉ định trong phạm vi sẽ được thêm vào.
- Hàm VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num,[range_lookup]): Là hàm tìm kiếm thông tin trong vùng dữ liệu.
Xem thêm: CHỨNG CHỈ MOS LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ MOS
6.2 Cách tạo bảng thanh toán tiền lương trên Excel
Dưới đây là các bước tạo bảng thanh toán tiền lương trên Excel để các bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Xác định các nội dung trong bảng lương, bao gồm thông tin cá nhân, các khoản tăng (lương, thưởng, tăng ca, % doanh số,...), khoản giảm (tạm ứng, thuế, khấu trừ lương,...), số tiền thực nhận và thời gian lập bảng, chữ kỹ của người lao động, người sử dụng lao động.
- Bước 2: Thêm thông tin lương của người lao động, bao gồm bậc lương, hệ số lương
- Bước 3: Lấy thông tin từ bảng chấm công, với các cột số lượng sản phẩm được sử dụng để theo dõi mỗi nhân viên đã hoàn thành và cột số công là số thời gian nhân viên làm việc trong bảng chấm công.
- Bước 4: Xác định các khoản tạm ứng của nhân viên
- Bước 5: Tính các khoản trích theo lương, bao gồm tiền đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân,...
- Bước 6: Xác định số lương thực lĩnh theo công thức: Số lương thực lĩnh = Tổng lương hợp đồng - Số tiền tạm ứng - Khoản trích theo lương.
Phía trên là tổng hợp 9+ mẫu bảng lương nhân viên chi tiết để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tạo bảng lương, đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhé! Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!