Bằng cấp có quan trọng hay không là một trong những vấn đề nóng hổi được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là trong thời buổi người ta có thể dễ dàng làm giả một tấm bằng để trót lọt qua vòng tuyển chọn. Đây là một đề tài cần có sự thảo luận chuyên sâu ở nhiều góc độ khác nhau, vậy nên hãy cùng đọc tiếp nội dung bài viết sau của Langmaster để tìm hiểu nhé!
1. Bằng cấp đại học có quan trọng hay không?
Để được nhận vào làm việc tại một công ty, bạn cần phải trải qua các bước như nộp hồ sơ xin việc, làm bài test trình độ, tham gia phỏng vấn… Thông thường, hồ sơ xin việc sẽ bao gồm cả các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan, để nhà tuyển dụng có thể đánh giá kỹ về kiến thức chuyên môn của các ứng viên. Nhưng nếu không có bằng đại học thì sao? Bằng cấp có quan trọng khi xin việc không?
1.1 Vì sao chúng ta cần có bằng đại học?
Khi sở hữu một tấm bằng đại học, chúng ta sẽ có những lợi thế sau đây:
1.1.1 Học lên bậc cao hơn
Kiến thức bậc đại học thường mang tính hàn lâm và bằng cấp là công cụ giúp bạn có thể nâng cao bậc học hiện tại của mình. Ví dụ, nếu bạn muốn học thạc sĩ ngành khoa học dữ liệu (Data science) nhưng trong tay lại chẳng có tấm bằng đại học nào, khả năng rất lớn là bạn sẽ bị từ chối ngay từ vòng gửi hồ sơ.
1.1.2 Cơ hội thăng tiến trong công việc
Bằng cấp là thứ giúp nhà tuyển dụng phần nào biết được năng lực chuyên môn của bạn. Dù không quá quan trọng bạn trong những năm đầu tiên đi làm nhưng nó luôn hữu ích khi bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp sau này. Với một số công việc bạn cũng bắt buộc cần có bằng Đại học, Thạc sĩ,... để thăng tiến và tăng lương.
1.1.3 Nắm được kiến thức sâu rộng
Kiến thức ở bậc đại học thường mang đến cho chúng ta sự hiểu biết tận gốc, khai mở bản chất của vấn đề. Do đó, khi đối mặt với khó khăn trong công việc, cuộc sống, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để giải quyết.
Ví dụ, một người hiểu về bản chất của Máy Học (Machine learning) ở cấp độ toán học sẽ nắm được cốt lõi, những kiến thức quan trọng có thể mở rộng về sau tốt hơn một người chỉ được đào tạo để sử dụng công cụ.
1.1.4 Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
Xếp loại bằng tốt nghiệp cho phép nhà tuyển dụng có đánh giá sơ bộ rằng bạn đã được trang bị kiến thức chuyên ngành vững vàng hay chưa. Một tấm bằng khá, giỏi cũng là minh chứng cho sự chăm chỉ và năng lực học hỏi của ứng viên, giúp bên tuyển dụng xem xét nếu nhận vào công ty thì liệu bạn có thể tiếp thu nhanh những gì được training, hướng dẫn khi đi làm hay không.
Đa số các công ty khi tuyển những vị trí quan trọng sẽ thường xem xét các ứng viên có bằng cấp rõ ràng. Và trong sự nghiệp dài hạn, một người có 8 năm kinh nghiệm với tấm bằng đại học trong tay thì có vẻ sẽ được cân nhắc hơn một người với 10 năm kinh nghiệm mà chẳng có bằng cấp gì cả.
Xem thêm:
=> CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ?
=> PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? 7 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH CHÓNG
1.2 Nhà tuyển dụng có quan trọng bằng cấp hay không?
Trên thực tế, các doanh nghiệp cần người làm được việc chứ không hẳn chỉ chăm chăm mỗi cái bằng của chúng ta. Và có thể một vài công ty đòi hỏi bằng tốt nghiệp đại học, chỉ vì họ muốn ứng viên phải sở hữu tối thiểu một chuẩn mực nào đó để có thể vào làm ở công ty của họ trong một số trường hợp nhất định.
1.2.1 Một số ví dụ tuyển dụng không quan trọng bằng cấp
Một người chỉ muốn đi lập trình web wordpress bình thường, tải themes, sửa HTML CSS, cài plugin hay thậm chí một số web/mobile application đơn giản thì có cần yêu cầu người đó phải có bằng đại học hay không?
Không phải ngành nghề nào cũng cần bằng cấp cao. Trong ngành báo chí và quảng cáo, bằng cấp sẽ chỉ mang tính chất tương đối vì đa phần người lao động sẽ tích lũy nhiều kiến thức trong quá trình làm việc hơn là từ ghế nhà trường.
Hay các ngành chạy theo xu hướng như thiết kế yêu cầu người lao động sáng tạo, làm mới mỗi ngày. Trong khi chương trình đào tạo của những ngành thiết kế thường lỗi thời và các kiến thức này sớm muộn gì cũng cần đào thải.
1.2.2 Nhà tuyển dụng cần làm gì khi chọn ứng viên?
Nhà tuyển dụng cần xác định: vị trí tuyển dụng có yêu cầu bằng cấp đại học/thạc sĩ hay không? Liệu ứng viên có bằng cao đẳng có thể đảm đương tốt công việc này không? Ví dụ: nhân viên có thể không có bằng cấp chuyên môn cao nhưng lại có khả năng thương thảo nhiều hợp đồng và mang lại không ít lợi nhuận cho công ty.
Nhìn chung bằng cấp chính là điểm khởi đầu tốt để phòng nhân sự xét tuyển hồ sơ phỏng vấn. Tuy nhiên các yếu tố khác (cách ứng viên trả lời phỏng vấn, bài test năng lực, các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm…) cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.
1.3 Không có bằng cấp có xin được việc không?
Không có bằng cấp liệu có xin việc được không? Câu trả lời là có. Vì như đã nói ở trên, có rất nhiều công ty quan trọng về kỹ năng thực tế, năng lực mà ứng viên đang có, hơn là những tấm bằng, chứng chỉ vô tri vô giác. Để kiểm tra, đánh giá chính xác thực lực, khả năng hoàn thành tốt công việc của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng hỏi xoáy trong buổi phỏng vấn, kiểm tra trực tiếp qua bài test…
Ngoài ra, nếu không có bằng đại học, các bạn vẫn có thể củng cố niềm tin với nhà tuyển dụng bằng cách theo học các khóa đào tạo chuyên môn, từ đó tích lũy các chứng chỉ chuyên ngành liên quan đến vị trí công việc đó. Đây cũng là một cách hữu dụng giúp các bạn làm đẹp hồ sơ xin việc đấy!
Xem thêm:
=> TẤT TẦN TẬT VỀ KỸ NĂNG TIN HỌC VĂN PHÒNG BẠN CẦN BIẾT
=> MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG CV
2. Bằng cấp 3 có quan trọng không?
2.1 Bằng cấp 3 quan trọng như thế nào?
2.1.1 Bước đệm cho Đại học
Đây là điều mà chắc hẳn bất kỳ bạn trẻ nào cũng hiểu rõ. Phải khi hoàn thành xong chương trình học cấp 3, thi tốt nghiệp và có bằng cấp 3 thì bạn mới dễ dàng được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp tạm thời sau khi thi xong đại học để tiến hành làm hồ sơ đại học.
2.2.2 Tìm kiếm công việc ổn định
Nếu không muốn bước chân vào cánh cửa đại học và muốn chọn đi làm ngay, ít nhất bạn hãy cân nhắc học hết cấp 3 và kiếm được tấm bằng tốt nghiệp. Để tìm được một công việc ổn định, có mức thu nhập từ khá trở lên, lúc này, bằng cấp 3 sẽ là tiền đề quan trọng. Vì nó có thể giúp bạn có cơ hội trở thành tổ trưởng, người quản lý trong khu công nghiệp... với công việc tương đối có tiềm năng hơn.
2.2.3 Thực hiện ước mơ du học
Với những bạn trẻ gia cảnh có điều kiện, đi du học có lẽ không phải là điều gì quá khó khăn. Du học nước ngoài đã và đang dần trở thành một hướng đi được nhiều bạn lựa chọn để có cơ hội phát triển bản thân hơn.
Để có thể thuận lợi sang các nước bạn du học, hãy đảm bảo rằng trong tay bạn đã có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 nhé! Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc cần có nếu bạn ấp ủ giấc mơ được trải nghiệm cuộc sống học sinh, sinh viên ở một đất nước mới.
2.2.4 Hỗ trợ xuất khẩu lao động
Trong tình hình hiện tại, số lượng lao động nước ta xuất khẩu đi các nước khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... ngày càng tăng. Mức thu nhập của người đi xuất khẩu lao động cũng tương đối khấm khá, thường sẽ cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam. Do đó, nếu chọn đi xuất khẩu lao động, bạn sẽ có thể kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống bên xứ người vừa có thể dành dụm gửi về cho gia đình một khoản kha khá mỗi tháng.
Tuy nhiên, để có thể thuận lợi đi xuất khẩu lao động, bạn cần đáp ứng một số điều kiện, trong đó trước tiên phải kể đến việc đã tốt nghiệp và có bằng cấp 3. Đây là điều dễ hiểu vì các nước khác mong muốn trình độ lao động khi xuất khẩu sang làm việc ở nước họ sẽ ở mức tương đối tốt, phù hợp với mức lương họ chi trả.
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ “UPDATE” BẢN THÂN MỖI NGÀY?
=> KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE HIỆU QUẢ
2.2 Bằng cấp 3 làm được những công việc nào?
Nếu không lựa chọn học tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay các trường nghề thì với tấm bằng cấp 3, bạn có thể làm các công việc sau:
- Kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô: Công việc này yêu cầu bạn tiến hành kiểm tra, duy trì và sửa chữa ô tô hoặc một số xe tải nhẹ bằng các thiết bị truyền thống và công cụ máy tính. Nhưng để trở thành một kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp hơn, bạn nên có thêm bằng trung cấp dạy nghề.
- Thợ điện: Công việc chủ yếu là lắp đặt, duy trì hệ thống điện của các thiết bị tại hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn nên học thêm một số khóa đào tạo dài hạn để nâng cao tay nghề.
- Công nhân ngành may: Khi sở hữu tấm bằng cấp 3, bạn có thể xin vào làm tại các công ty may mặc, giày da,… Công việc này không đòi hỏi quá nhiều về trình độ học vấn, và mang đến thu nhập ổn định sau khi bạn tốt nghiệp.
- Nhân viên kế toán: Không cần phải là người học chuyên ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp, khi có tấm bằng cấp 3 bạn vẫn có cơ hội làm công việc kế toán. Công việc chủ yếu sẽ là tính lương cho nhân viên, tính toán các chi phí,... tất cả cần nhất đó là độ chính xác, nhanh nhạy.
Như vậy, Langmaster đã tổng hợp một cách khá đầy đủ các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề bằng cấp. Bằng cấp có quan trọng hay không? Tin rằng, sau khi đọc xong nội dung bài viết, bạn sẽ phần nào tìm được lời giải cho câu hỏi này. Dù lựa chọn như thế nào, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ và tìm hướng đi đúng với mong muốn, để bản thân không phải hối tiếc nhé! Chúc các bạn thành công!