Sau khi kết thúc thời gian thử việc, hầu hết người lao động đều cần làm báo cáo thử việc để tự đánh giá quá trình thực hiện công việc, cũng như làm căn cứ để công ty, doanh nghiệp xem xét việc ký kết hợp đồng lao động chính thức. Cùng tìm hiểu chi tiết cách viết mẫu báo cáo thử việc sao cho chuyên nghiệp qua bài viết sau nhé!
1. Mẫu báo cáo thử việc là gì?
Mẫu báo cáo thử việc là loại văn bản trình bày những công việc mà người thử việc được giao, kết quả công việc cùng những kinh nghiệm, kiến thức cá nhân đã học được trong quá trình thử việc. Thông qua quá trình báo cáo thử việc, mỗi người sẽ tự đánh giá kết quả và đề xuất ý kiến về các công việc mình đã thực hiện được.
Trước khi kết thúc thời gian thử việc theo quy định, bạn cần phải nộp báo cáo thử việc để người quản lý có thẩm quyền để xét duyệt, đánh giá lại toàn bộ quá trình thử việc. Từ đó đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng, ký kết hợp đồng lao động chính thức với bạn sau thời gian thử việc hay không.
Xem thêm: CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC CHI TIẾT MỚI NHẤT 2023
2. Nội dung cần có trong mẫu báo cáo thử việc
Trong cách viết mẫu báo cáo thử việc, người lao động cần nắm được bố cục chuẩn của báo cáo để có thể lên ý tưởng dễ dàng hơn, cũng như đảm bảo trình bày đầy đủ những nội dung cần thiết trong bản báo cáo. Một mẫu báo cáo thử việc bao gồm những thông tin cơ bản sau đây:
- Kính gửi: Tên công ty, cơ quan nơi người lao động thử việc;
- Các thông tin cá nhân của người thử việc bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, vị trí, chức vụ, thời gian thử việc, người hướng dẫn/ quản lý.
- Phần báo cáo kết quả thử việc:
+ Công việc được giao;
+ Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc;
+ Kết quả đạt được.
- Phần tự nhận xét quá trình thử việc của cá nhân.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn/quản lý;
- Chữ ký của cá nhân viết báo cáo và người hướng dẫn/quản lý.
Xem thêm: SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG LƯƠNG BAO NHIÊU? CÁC CÁCH DEAL LƯƠNG HIỆU QUẢ
3. Cách viết mẫu báo cáo thử việc tiêu chuẩn
Báo cáo thử việc là bản tóm tắt toàn bộ quá trình làm việc cũng như những kết quả, thành tích của cá nhân trong suốt thời gian thử việc. Đồng thời, đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để công ty, doanh nghiệp đi đến quyết định có ký kết hợp đồng chính thức với người lao động hay không.
Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ cách viết mẫu báo cáo thử việc đảm bảo chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin nhất có thể. Sau đây là hướng dẫn cách viết một bản báo cáo thử việc cơ bản để bạn tham khảo:
3.1 Phần mở đầu
Phần mở đầu này tương đối đơn giản. Những gì bạn cần làm là điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu trong mẫu báo cáo. Lưu ý, các thông tin cá nhân phải đảm bảo tính chính xác và trùng khớp với các giấy tờ tùy thân của bạn.
3.2 Phần nội dung của báo cáo
Đây là phần quan trọng nhất trong một mẫu báo cáo thử việc. Bạn cần trình bày lại đầy đủ và rõ ràng toàn bộ các công việc đã được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao cho trong quá trình thử việc. Trong đó ghi rõ:
- Tên những nhiệm vụ, công việc được giao.
- Công việc đã hoàn thành với kết quả như thế nào?
- Công việc nào còn chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?,...
Trường hợp được giao tương đối nhiều việc, bạn có thể sử dụng bảng kê để báo cáo công việc thuận tiện hơn. Việc liệt kê các công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, hướng giải quyết và đánh giá chi tiết sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt quản lý, từ đó tăng cơ hội được nhận vào làm khi kết thúc thời gian thử việc.
3.3 Phần tự đánh giá và nguyện vọng cá nhân
Trong phần này, cá nhân thử việc cần tập trung vào 2 điểm quan trọng sau đây:
- Liệt kê những thế mạnh, ưu điểm của bản thân và thể hiện rõ năng lực, trách nhiệm trong quá trình làm việc.
- Ngoài ra, hãy trung thực ghi nhận những điểm còn thiếu sót và đưa ra giải pháp khắc phục để cho công ty, doanh nghiệp thấy thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi và hoàn thiện bản thân của bạn.
Ở mục nguyện vọng cá nhân, bạn có thể đề xuất mong muốn của bản thân dựa trên những trải nghiệm trong quá trình thử việc. Lưu ý, ý kiến đề xuất phải có tính thực tế và hợp lý, với mong muốn phát triển lợi ích cho cả cá nhân lẫn tập thể.
Xem thêm: CÁCH DEAL LƯƠNG KHI PHỎNG VẤN KHÉO LÉO, HIỆU QUẢ
4. Các lưu ý khi viết mẫu báo cáo thử việc
Để viết được một mẫu báo cáo thử việc hoàn thiện, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
4.1 Nhấn mạnh ưu điểm của bản thân
Đây là phần giúp bạn để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng nên hãy cố gắng mô tả một cách chi tiết nhất có thể. Bạn có thể dựa vào những câu hỏi sau để định hình nội dung cần trình bày trong báo cáo:
- Trong quá trình thử việc, bạn đã tận dụng những thế mạnh nào của bản thân?
- Bạn đã học được những kỹ năng, kiến thức mới hay có thêm kinh nghiệm nào khi thử việc?
- Bạn đã hoàn thành những khóa đào tạo hay đạt được những chứng chỉ liên quan nào?...
Để tăng cơ hội ký kết hợp đồng lao động sau thời gian thử việc, bạn cần cho ban lãnh đạo thấy rằng bản thân có đủ năng lực đáp ứng vị trí công việc, cũng như công việc này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cá nhân bạn.
4.2 Đánh giá trung thực, khách quan
Ở phần này, bạn cần đánh giá mức độ công việc đã hoàn thành và kết quả đạt được một cách công bằng và khách quan nhất. Bạn cũng phải dũng cảm nhận lỗi, thiếu sót nếu có (chỉ ra khoảng 1, 2 điểm) và đề ra hướng cải thiện.
Việc thừa nhận và sửa chữa sai sót chắc chắn sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự tín nhiệm trong công việc hơn là che đậy điểm xấu, hạn chế của bản thân. Khi viết báo cáo thử việc, bạn hãy viết một cách trung thực, đánh giá đúng nhất khả năng hoàn thành công việc của mình, và cũng không nên PR quá nhiều cho bản thân.
4.3 Trình bày ngắn gọn, đầy đủ nội dung
Báo cáo thử việc cần đảm bảo tính ngắn gọn, trình bày khoa học với bố cục rõ ràng. Bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, chọn lọc và trình bày những nội dung quan trọng xoay quanh quá trình thử việc. Lưu ý, những gì đưa vào bản báo cáo phải có tính xác thực và trùng khớp với kết quả thực tế đạt được.
4.4 Đề xuất nguyện vọng cụ thể
Nếu gặp khó khăn trong thời gian thử việc, bạn có thể trình bày rõ trong báo cáo và đề xuất hướng khắc phục, giải quyết. Công ty nào cũng muốn tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho nhân viên vì điều đó gắn liền với sự phát triển của công ty.
Do đó, đừng ngại nói rằng bạn muốn trở thành nhân viên chính thức và muốn gắn bó, cống hiến vì lợi ích của công ty, tổ chức. Tất nhiên bạn cần đảm bảo sẽ hoàn thành mọi mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Từ đó, công ty sẽ xem xét kết quả thực tế và cam kết của bạn để cân nhắc việc lựa chọn bạn vào vị trí tuyển dụng.
4.6 Cẩn thận lỗi chính tả
Đây là một trong những lỗi rất thường gặp với những người viết báo cáo hay làm việc trên các loại giấy tờ. Ngoài lỗi chính tả, bạn cũng cần chú ý lỗi định dạng văn bản, cách trình bày sao cho gọn gàng và thống nhất. Những lỗi này dù nhỏ nhưng có thể khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người không thật sự cẩn thận.
4.5 Tham khảo ý kiến đồng nghiệp và quản lý
Một số nhân viên mới thường phải tự “bơi” khi không biết cách viết mẫu báo cáo thử việc. Bạn có thể thử tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp và quản lý để có định hướng chính xác hơn. Ý kiến từ đồng nghiệp và cấp trên có thể giúp báo cáo của bạn tránh bớt sai sót và hoàn thiện một cách chỉn chu nhất.
4.7 Kiểm tra lại trước khi gửi mẫu báo cáo thử việc
Đây là việc bạn bắt buộc cần làm nếu muốn bản báo cáo hoàn thiện nhất khi đến tay người quản lý, ban lãnh đạo. Hãy đảm bảo bạn đã trình bày đầy đủ các nội dung quan trọng thể hiện rõ được kết quả, thành tích đã đạt được trong quá trình thử việc. Về hình thức, hãy chú ý dùng từ ngữ phù hợp, diễn đạt dễ hiểu và rõ ràng.
Xem thêm:
KỸ NĂNG QUAN SÁT LÀ GÌ? Ý NGHĨA & CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH LÀ GÌ? BÍ QUYẾT THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ
5. Mẫu báo cáo thử việc tham khảo
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Trên đây là hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo thử việc chi tiết, đầy đủ nội dung cần thiết của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster. Hy vọng những chia sẻ cụ thể trong bài viết sẽ giúp các bạn viết được mẫu báo cáo thử việc đúng chuẩn và thể hiện được tính chuyên nghiệp nhé!