Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hội nhập kinh tế, Logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia nói chung. Vậy Logistics là ngành gì? Học Logistics ra trường làm gì? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về ngành Logistics
1.1 Ngành Logistics là ngành gì?
Logistics là hoạt động quản lý, điều phối vận chuyển, lưu trữ quản lý hàng hóa và dịch vụ trong một tổ chức hoặc chuỗi cung ứng. Mục tiêu chính của logistics là đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ được cung ứng và phân phối đến đúng địa điểm, đúng thời gian, với chi phí hiệu quả.
Bên cạnh nghiệp vụ giao - nhận, quá trình logistics bao gồm nhiều công việc quan trọng như đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho, xử lý đơn hàng và giải quyết vấn đề trong chuỗi cung ứng.
Ngành Logistics là ngành gì?
1.2 Ngành Logistics học khối nào?
Logistics là ngành gì? Nên học khối nào để vào ngành Logistics? Tuỳ vào từng chuyên ngành trong Logistics mà các khối học có thể khác nhau. Tuy nhiên, để đăng ký vào ngành Logistics bạn có thể học các khối sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hoá học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
- D00: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- D90: Toán, Tiếng Anh, KHTN
Xem thêm:
Ngành Logistics học khối nào?
1.3 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm những hoạt động gì?
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động cụ thể:
- Hoạt động Logistics: Bao gồm hoạt động vận tải hàng hóa, kho bãi, quản lý đội tàu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho,... Bên cạnh đó là các hoạt động tìm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch và các dịch vụ khách hàng.
- Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng: Là hoạt động sản xuất - tồn kho - địa điểm và vận chuyển, với các hoạt động lập kế hoạch, quản lý các hoạt động liên quan đến cung ứng và thu mua.
1.4 Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Logistics
Trong thị trường hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì Logistics chính là “lợi thế cạnh tranh” giúp doanh nghiệp chiến thắng. Bởi Logistics sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu về nguyên liệu đầu vào, giải quyết bài toán về vận chuyển, vận hành và hỗ trợ hoạt động marketing đưa sản phẩm với tay người tiêu dùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, Logistics còn là kết nối mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, là “chìa khóa” để mở cửa kết nối thị trường, khách hàng trên toàn thế giới. Một quốc gia có sự phát triển về Logistics sẽ giúp tạo lợi thế về nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Logistics
2. Phân biệt Logistics và chuỗi cung ứng
Điểm khác biệt giữa ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Thực tế, Logistics và chuỗi cung ứng (Supply chain) là hai khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực vận chuyển. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm, hai ngành học khác nhau. Cụ thể:
- Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạch định, quản lý liên quan đến cung ứng, hàng hoá, sản xuất và quản trị Logistic. Vì thế, chuỗi cung ứng sẽ rộng hơn, bao gồm cả Logistics và quá trình sản xuất.
- Chuỗi cung ứng chủ trọng chủ yếu vào hoạt động mua hàng (procurement) còn Logistics thì tập trung giải quyết về chiến lược, phối hợp giữa marketing và sản xuất.
- Ngoài ra, mục tiêu chính của chuỗi cung ứng là đảm bảo rằng chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và có khả năng thích nghi với thay đổi, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ chuỗi. Còn Logistics đảm bảo rằng các hoạt động vận chuyển và lưu trữ được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và kịp thời.
Xem thêm: KHỐI A HỌC NGÀNH GÌ? TOP 9 NGÀNH ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT 2023
Phân biệt Logistics và chuỗi cung ứng
3. Ai phù hợp với ngành Logistics?
Ngành Logistics sẽ phù hợp với những người có đặc điểm dưới đây:
- Khả năng quản lý áp lực cao: Logistics có thể là một lĩnh vực đầy áp lực, khi phải xử lý tình huống, xử lý về giấy tờ, đơn hàng, khách hàng liên tục. Vì thế, đây là điều bạn cần lưu ý khi học ngành Logistics.
- Kỹ tính và cẩn thận: Sự tỉ mỉ và cẩn thận là điểm quan trọng trong ngành Logistics, bởi vì một sai sót nhỏ có thể gây ra những tác động lớn trong chuỗi cung ứng. Điều này đòi hỏi tính chính xác trong quản lý tài liệu, kiểm tra hàng hóa.
- Kỷ luật tốt: Chuỗi cung ứng hàng hóa cần sự kỷ luật cao đối với thời gian, quy trình và quản lý tài nguyên. Vì thế, Logistics cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc và quy trình để đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.
- Khả năng tương tác xã hội: Ngành Logistics thường yêu cầu tương tác với nhiều đối tác khác nhau, từ nhà cung cấp đến khách hàng và đối tác vận chuyển. Vì thế, các kỹ năng mềm sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan.
Ai phù hợp với ngành Logistics?
4. TOP 9 công việc ngành Logistics phổ biến, dễ xin việc 2023
4.1 Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)
Nhân viên vận hàng kho (Warehouse staff) là công việc ngành Logistics được nhiều người lựa chọn. Đây là công việc yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm cũng như khả năng giám sát công việc. Mức lương của nhân viên vận hàng kho (Warehouse staff) giao động từ 8 - 15 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí nhân viên vận hàng kho (Warehouse staff):
- Nhận đơn, sắp xếp lịch vận chuyển hàng hoá sao cho khoa học, hợp lý và tiết kiệm chi phí
- Quản lý các hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hoá
- Giám sát công tác kiểm tra hàng hóa, chất lượng hàng hóa từ khi xuất kho đến khi vận chuyển đến tay khách hàng
- Quản lý lưu chuyển hoá đơn, chứng từ
Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)
4.2 Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)
Chuyên viên thu mua (Purchasing staff) thực hiện công viên liên quan đến hoạt động thu mua, đơn hàng của khách hàng. Đây là công việc yêu cầu kinh nghiệm, kiến thức về giá cả, hàng hoá trên thị trường. Mức lương của chuyên viên thu mua (Purchasing staff) giao động từ 12 - 25 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí chuyên viên thu mua (Purchasing staff):
- Lê kế hoạch, danh sách ưu tiên cho hoạt động thu mua
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, quản lý quá trình mua hàng
- Theo dõi tình hình đơn hàng, ứng phó với các sự cố xảy ra
- Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian, địa điểm và chi phí giao hàng
- Đánh giá, duy trì đơn đặt hàng
- Xây dựng duy trì các mối quan hệ
4.3 Nhân viên chứng từ (Document staff)
Nhân viên chứng từ (Document staff) là người chịu trách nhiệm về các chứng từ liên quan đến lĩnh vực xuất, nhập khẩu và hàng hoá. Công việc này yêu cầu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về giao nhận hàng hoá, thủ tục hải quan. Mức lương của nhân viên chứng từ (Document staff) giao động từ 9 - 15 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc vị trí nhân viên chứng từ (Document staff):
- Soạn thảo, xử lý các chứng từ về xuất nhập khẩu như hợp đồng, hoá đơn, lệnh giao hàng,...
- Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan, xin giấy chứng nhận về chất lượng, xuất xứ, công văn liên quan.
- Lưu giữ hồ sơ, chứng từ của khách hàng
Xem thêm: [CẬP NHẬT] TOP 14 CÁC NGÀNH NGHỀ HOT NHẤT HIỆN NAY
Nhân viên chứng từ (Document staff)
4.4 Nhân viên cảng
Nhân viên cảng là người chịu trách nhiệm điều phối các container lên hoặc xuống tàu. Công việc này sẽ yêu cầu kiến thức chuyên môn về hàng hoá, quy trình vận hành máy móc và xử lý tình huống. Mức lương của nhân viên cảng giao động từ 8 - 15 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của nhân viên cảng:
- Kiểm tra an toàn lao động, kiểm soát thiết bị, quy trình vận hành máy móc trong quá trình vận hành
- Bố trí container lên, xuống tàu hợp lý
- Điều động phương tiện, nhân công vận chuyển hàng hoá
- Lập biên bản khi có sự cố xảy ra
4.5 Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
Nhân viên hải quan (Customs Clerk) là người chịu trách nhiệm xử lý các thủ tục hải quan liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa qua biên giới quốc gia. Vị trí này đòi hỏi kiến thức về quy định và quy tắc hải quan quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương và các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm liên quan. Mức lương của nhân viên hải quan (Customs Clerk) giao động từ 12 - 25 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí nhân viên hải quan (Customs Clerk):
- Kiểm tra các giấy tờ xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo hợp lệ theo đúng quy định pháp luật
- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa
- Thực hiện khai báo với hải quan
- Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hoá
Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
4.6 Nhân viên giao nhận (Forwarder)
Học Logistic ra trường làm gì? Nhân viên giao nhận (Forwarder) là gợi ý dành cho bạn, thực hiện chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình vận chuyển hàng hoá. Yêu cầu kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và chịu áp lực cao. Mức lương của nhân viên giao nhận (Forwarder) giao động từ 10 - 18 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí nhân viên giao nhận (Forwarder) bao gồm:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin của các lô hàng xuất, nhập khẩu
- Lấy D/O, giấy uỷ quyền, hỗ trợ khách hàng đưa ra giải pháp tối ưu
- Điều động, thu xếp phương tiện hỗ trợ vận chuyển
- Theo dõi tiến độ của các đơn giao hàng
4.7 Chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Specialist)
Nếu học ngành Logistic thì chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Specialist) là vị trí việc làm bạn có thể tham khảo. Chuyên viên thanh toán quốc tế sẽ thực hiện các công việc liên quan đến quá trình thanh toán, giao dịch quốc tế.
Đây là công việc yêu cầu nhiều kiến thức chuyên ngành, thành thạo ngoại ngữ, chịu được áp lực và có trách nhiệm với công việc. Mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Specialist) giao động từ 15 - 30 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Specialist):
- Tiếp nhận chứng từ, cung cấp các dịch vụ về thanh toán quốc tế như: chuyển tiền, phát hành L/C, hối phiếu,...
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khách hàng, đảm bảo đúng chuẩn theo quy định của pháp luật
- Tiếp nhận, giải quyết về các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng
- Lưu sổ sách, hồ sơ về công tác kế toán theo quy định ngân hàng
Chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Specialist)
4.8 Nhân viên hiện trường (Operation staff)
Nhân viên hiện trường (Operation staff) thực hiện hoạt động quản lý các tình huống liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa. Đây là công việc yêu cầu hiểu biết về hải quan, thông quan hàng hoá, đồng thời yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh tốt, xử lý tình huống và linh hoạt. Mức lương của nhân viên hiện trường (Operation staff) giao động từ 9 - 15 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí nhân viên hiện trường (Operation staff):
- Khai báo cho hải quan tại cảng
- Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng tại kho
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để tiếp nhận hồ sơ, chứng từ của khách hàng
- Báo cáo chi tiết về hàng hoá cho phụ trách bộ phận
4.9 Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
Một cơ hội việc làm nữa đối với ngành Logistics để bạn tham khảo là nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service). Đây là công việc yêu cầu về kiến thức chuyên môn đến lĩnh vực vận tải, kinh doanh quốc tế, kỹ năng giao tiếp, linh hoạt và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,... Mức lương của nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service) giao động từ 9 - 18 triệu VNĐ/tháng.
Mô tả công việc của vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service):
- Giải đáp thắc mắc, xử lý các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả
- Theo dõi đơn hàng, giải quyết vấn đề khi xảy ra
- Thông báo về tình trạng đơn hàng vận chuyển cho khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Xem thêm:
TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG NET VÀ GROSS
LƯƠNG 3P LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHÍ BẢNG LƯƠNG 3P ĐẠT CHUẨN
Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
5. Cơ hội việc làm ngành Logistics
5.1 Lĩnh vực luôn “khát nhân lực”
Với sự phát triển của ngành thương mại điện tử, cùng với hội nhập quốc tế, ngành Logistics ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Vì thế, Logistics là ngành cần nguồn nhân lực lớn, luôn “khát nhân lực”, đặc biệt đối với các nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Tiềm năng việc làm của ngành Logistics
5.2 Vị trí làm việc đa dạng
Logistics đem đến nhiều cơ hội việc làm dành cho các bạn sau khi ra trường, bao gồm như vận chuyển, quản lý kho, giao nhận, hải quan, chứng từ, nhân viên thu mua,... Đảm bảo về cơ hội việc làm cho sinh viên.
5.3 Cơ hội làm việc trong môi trường Quốc tế
Ngành Logistics thực hiện vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia, hải quan, cửa khẩu,... Vì thế, khi làm về Logistics thì bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, đem đến nhiều cơ hội học hỏi, phát triển.
Đặc biệt, khi bạn thành thạo các ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,... thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển, mức lương hấp dẫn.
Cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế
6. Mẹo xin việc ngành Logistics thành công 100%
6.1 Chuẩn bị CV xin việc
Khi đi xin việc thì CV xin việc ngành Logistics là điều không thể thiếu. Một bản CV chuyên nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được về trình độ, năng lực, khả năng của bạn. Ngoài ra, một lưu ý nho nhỏ là bạn nên trình bày CV một cách ngắn gọn, xúc tích nhé.
Chuẩn bị CV xin việc
6.2 Cập nhật kiến thức, kỹ năng về Logistics
Logistics là một lĩnh vực khó, yêu cầu về kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Vì vậy, việc cập nhật kiến thức về Logistics như vận chuyển, chính sách mới,... sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn. Ngoài ra, nâng cao kiến thức chuyên môn hàng ngày còn giúp bạn ứng tuyển vào vị trí tốt hơn, mức lương hấp dẫn.
6.3 Tìm hiểu về công ty, nhà tuyển dụng
Thông thường, phần lớn các cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên biết gì công ty, về vị trí làm việc mà bạn ứng tuyển. Vì thế, nếu muốn thành công, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn nên tìm hiểu trước về công ty, vị trí ứng tuyển cũng như là nhà tuyển dụng.
Tìm hiểu về công ty, nhà tuyển dụng
6.4 Thể hiện tác phong chuyên nghiệp
Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì tác phong chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Bạn cần chuẩn bị về trang phục, nét mặt, tư thế, lời cảm ơn, thông tin về công ty, kiến thức chuyên môn,... Vì thế, hãy chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo nhé!
7. Các trường đào tạo ngành Logistics hàng đầu tại Việt Nam
Mặc dù là một ngành mới, chưa quá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, với tiềm năng cũng như cơ hội việc làm lớn thì chắc chắn Logistics sẽ là một ngành học hấp dẫn đối với các sĩ tử. Dưới đây là các trường đào tạo ngành Logistics hàng đầu tại Việt Nam để bạn có thể tham khảo:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương Mại
- Đại học Hàng hải Việt Nam
- Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TPHCM
- Học viện Tài chính
- Cao đẳng Tài chính Hải quan
- Đại học Giao thông Vận tải
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TPHCM
Các trường đào tạo ngành Logistics hàng đầu tại Việt Nam
Phía trên là toàn bộ về Logistics là ngành gì để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!