Quản lý nhân sự là hoạt động quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm xây dựng, điều hành nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiệu quả. Vậy quản lý nhân sự là gì? Quy trình quản lý nhân sự như thế nào cho hiệu quả? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự (HRM - Human Resource Management) là hoạt động quản lý, điều hành toàn bộ khía cạnh liên quan đến con người trong tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của quản lý nhân sự là tối ưu hóa hiệu suất, đóng góp của nhân sự đối với mục tiêu tổng thể của tổ chức. Theo đó, quá trình này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, giữ chân nhân sự và thúc đẩy nhân sự phát triển.
Quản lý nhân sự là gì?
2. Nhiệm vụ chính của một nhà quản lý nhân sự
Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực
2.1 Tuyển dụng, thu hút nhân tài
Tuyển dụng, thu hút nhân tài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý nhân sự. Họ cần nắm rõ về nhân sự ở các phòng ban, những vị trí nào thiếu để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, chính sách phù hợp nhằm thu hút nhân tài phù hợp với doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp xây dựng đội ngũ chất lượng, chuyên nghiệp mà còn đảm bảo một môi trường làm việc tích cực, lý tưởng.
Tuyển dụng, thu hút nhân tài
2.2 Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới
Bộ phận quản lý nhân sự sẽ thực hiện đào tạo, hướng dẫn và phát triển đội ngũ nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Họ sẽ lên kế hoạch hướng dẫn người mới về quy trình làm việc, chính sách, văn hoá công ty,... Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự sẽ triển khai các chương trình đào tạo, hội thao, các buổi chia sẻ phát triển kỹ năng,... đảm bảo nhân sự mới có thể hoàn thành công việc tốt nhất.
Ngoài ra, khi lên kế hoạch đào tạo nhân sự thì nhà quản lý nhân sự cần đảm bảo cụ thể về mục tiêu, ngân sách, đối tượng tham gia, thời gian đào tạo,... để mọi người nắm rõ.
Xem thêm: QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI HIỆU QUẢ, CHUYÊN NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP
2.3 Theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc
Nhiệm vụ của quản lý nhân sự là theo dõi, đánh giá hiệu suất công việc của đội ngũ nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp. Dựa vào quá trình theo dõi, quản lý hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân, người làm quản lý nhân sự có thể đánh giá về năng lực của nhân sự đó.
Từ đó có thể xây dựng KPI, đào tạo năng lực hoặc sa thải những nhân sự kém, không đáp ứng được khối lượng công việc đã đề ra.
Theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc
2.4 Xây dựng chính sách, quyền lợi cho nhân viên
Xây dựng chính sách, quyền lợi là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự giỏi, thu hút người tài, tạo động lực để nhân sự cống hiến cho tổ chức. Vì thế, đây cũng là một nhiệm vụ cần thiết đối với nhà quản lý nhân sự.
Thông qua việc đánh giá hiệu suất và khảo sát ý kiến, nhu cầu của nhân viên thì quản lý nhân có thể đưa ra các hình thức khen thưởng, xử phạt phù hợp. Từ đó, xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, lý tưởng.
2.5 Theo dõi, quản lý hệ thống thông tin nhân sự
Một nhiệm vụ quan trọng nữa đối với nhà quản lý nhân sự chính là quản lý hệ thống thông tin nhân sự, bao gồm: CV, hồ sơ xin việc, hiệu suất công việc, chấm công,...
Việc lưu trữ thông tin nhân sự sẽ giúp dễ dàng quản lý, đánh giá nhân sự một cách khách quan. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp tránh những vấn đề liên quan đến nhân sự, pháp lý.
2.6 Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực
Ngoài việc tuyển dụng cho các vị trí đang còn thiếu trong doanh nghiệp thì nhà quản lý doanh nghiệp còn cần lên kế hoạch dự phòng về nguồn nhân lực trong trường hợp thiếu hụt do những yếu tố khách quan. Đặc biệt đối với các vị trí như trưởng phòng, quản lý, phó phòng,...
Các hoạt động dự trù như đào tạo nhân viên tiềm năng có cơ hội thăng tiến, lưu trữ hồ sơ của các ứng viên tiềm năng,... để đảm bảo cho hoạt động tổ chức được vận hành trơn tru, chất lượng nhất.
Xem thêm: CHI TIẾT QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ
3. Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả
Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả
Bước 1: Xây dựng quy trình tuyển dụng
Bước đầu tiên để quản lý nhân sự hiệu quả thì cần xây dựng một quy trình tuyển dụng rõ ràng, chuyên nghiệp. Bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian tuyển dụng, đồng thời thu hút được nhiều ứng viên tài năng.
Thông thường, một quy trình tuyển dụng sẽ được triển khai với các bước:
- Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
- Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng
- Bước 3: Phân tích, xây dựng mô tả công việc cụ thể
- Bước 4: Tìm kiếm ứng viên
- Bước 5: Sàng lọc, đánh giá hồ sơ
- Bước 6: Phỏng vấn ứng viên
- Bước 7: Đánh giá ứng viên
- Bước 8: Gửi thư mời nhận việc
- Bước 9: Chào đón nhân viên mới
Bước 2: Xây dựng chính sách, quyền lợi
Chính sách, quyền lợi là “chìa khóa” giúp giữ chân và thu hút người tài. Do đó, khi xây dựng quy trình quản lý nhân sự, doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách đãi ngộ, quyền lợi phù hợp nhằm khích lệ tinh thần cho nhân viên. Điều này sẽ giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực, thoải mái và lý tưởng.
Bước 3: Đào tạo, phát triển nguồn lực
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là điều quan trọng đối với hoạt động quản lý nhân sự. Đây là bước giúp nhân viên nắm rõ về quy trình làm việc, phát triển kỹ năng cần thiết, nâng cao trình độ và cải thiện hiệu suất làm việc.
Việc “đầu tư vào con người” sẽ giúp xây dựng tổ chức phát triển, giảm tỷ lệ nghỉ việc, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
Bước 4: Đưa ra mục tiêu, đánh giá
Để xây dựng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đưa ra mục tiêu công việc trong từng giai đoạn, sau đó sẽ đánh giá hiệu suất của nhân viên thông qua hệ thống đánh giá phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các KPI, hình thức thưởng phạt phù hợp, tạo sự công khai, minh bạch.
Khi xây dựng mục tiêu thì cần lưu ý mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì mức độ thành công càng cao.
Bước 5: Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhân sự. Cho dù là doanh nghiệp lớn, nhỏ, startup hay có quy mô toàn cầu mà thiếu đi văn hoá doanh nghiệp thì sẽ là một thiếu sót lớn.
Do đó, quản lý nhân sự phải đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và bảo tồn văn hóa doanh nghiệp. Đây không chỉ là quy trình, mà là tinh thần và quan điểm giá trị đại diện cho doanh nghiệp. Nhà quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, định hình và thúc đẩy các thành viên nhóm để họ cùng nhau hòa mình vào bức tranh lớn hơn của văn hóa doanh nghiệp.
Xem thêm: THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG
Phát triển văn hóa doanh nghiệp
4. Tổng hợp cách quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp
4.1 Nắm rõ năng lực của từng người
Xây dựng mục tiêu, đánh giá năng lực nhân viên là điều quan trọng giúp quản lý nhân sự. Bằng cách đánh giá và hiểu rõ khả năng, kỹ năng cũng như đam mê của nhân viên, người quản lý có thể phân công công việc một cách phù hợp, tận dụng tối đa sức mạnh của từng cá nhân.
Điều này không chỉ tăng cường hiệu suất làm việc mà còn thúc đẩy sự hài lòng và cam kết của nhân viên, từ đó đóng góp tích cực vào mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Đồng thời, quản lý nhân sự cần thiết lập các hệ thống đánh giá hiệu suất định kỳ để liên tục theo dõi và hỗ trợ sự phát triển của nhân sự.
Nắm rõ năng lực của từng người
4.2 Lắng nghe ý kiến của nhân viên
Trong mối quan hệ hợp tác win - win giữa người lao động và ban lãnh đạo thì việc lắng nghe ý kiến của nhân viên là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm cá nhân của nhân sự mà còn tạo điều kiện cho sự đổi mới và cải thiện liên tục.
Bằng cách tạo ra một môi trường thoải mái, tự do ngôn luận, quản lý có thể thu thập thông tin phản hồi, giải quyết vấn đề nhanh chóng và tăng cường tinh thần đội nhóm.Từ đó, xây dựng lòng tin, đóng góp vào sự hài lòng và cam kết của nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.
4.3 Khích lệ nhân viên làm việc
Bất kể nhân viên nào đều có nhu cầu thăng tiến, được công nhận các đóng góp của mình với tổ chức. Vì thế, nhà quản lý nên chú trọng việc khích lệ nhân viên, có thể là tuyên dương khi hoàn thành công việc tốt, động viên, thôi thúc sự cố gắng ở họ.
Việc khuyến khích sự phát triển cá nhân và cung cấp cơ hội thăng tiến là cách tối ưu hóa tiềm năng của nhân sự góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.
Xem thêm: ONBOARD LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ QUY TRÌNH ONBOARDING NHÂN VIÊN MỚI
Khích lệ nhân viên làm việc
4.4 Lựa chọn phong cách quản lý nhân sự phù hợp
Theo một cuộc khảo sát của Joblist quý đầu tiên với 18.617 người tìm việc mới đây thì “28% người bỏ việc không vì áp lực mà vì sếp tồi”. Có thể thấy, người quản lý, phong cách quản lý sẽ ảnh hưởng lớn đến nhân sự, cũng như là hiệu suất của doanh nghiệp.
Vì thế, nhà quản lý cần lựa chọn phong cách quản lý nhân sự phù hợp, thúc đẩy sự tự do, sáng tạo của nhân viên. Đồng thời, tăng sự kết nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên công ty, giúp xây dựng đội ngũ phát triển.
4.5 Luân chuyển những nhân viên giỏi
Thực tế, nhiều nhà quản trị thường có xu hướng muốn giữ nhân viên giỏi làm một công việc, vị trí nhất định. Tuy nhiên, đây không phải là cách quản lý nhân sự tốt. Bởi khi làm đi làm lại một công việc sẽ khiến nhân sự cảm thấy nhàm chán, mất dần đi sự tìm tòi, sáng tạo.
Thay vào đó, hãy luân chuyển nhân viên giỏi sang các vị trí khác nhau, cách này sẽ giúp cho nhân sự được hỏi hỏi thêm nhiều kiến thức mới, tạo điều kiện để họ phát triển kỹ năng. Điều này không chỉ làm tăng hiệu suất làm việc mà còn tạo sự động viên cho cả tổ chức, giúp duy trì một môi trường làm việc sôi nổi và đội ngũ nhân sự linh hoạt.
Luân chuyển những nhân viên giỏi
5. Một số phần mềm quản lý nhân sự phổ biến
5.1 MISA AMIS HRM
MISA là phần mềm giúp quản lý nhân sự, đánh giá hiệu quả làm việc, đào tạo, chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, chấm công,... Giúp tối ưu hoá các hoạt động quản lý của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Bên cạnh đó, tại MISA HRM còn cung cấp 150+ mẫu báo cáo nhân sự, có tính bảo mật cao, lưu trữ dữ liệu Cloud online tiện lợi,... Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý nhân sự ở mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Một số phần mềm quản lý nhân sự phổ biến
5.2 HRM BambooHR
BambooHR là phần mềm quản lý nhân sự quốc tế hàng đầu, tích hợp các nghiệp vụ liên quan đến tuyển dụng, theo dõi ứng viên, đào tạo, văn hoá công ty, quản lý hiệu suất, xây dựng báo cáo,... Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý đội ngũ nhân sự, xây dựng môi trường làm việc lý tưởng.
Tuy nhiên, nhược điểm của BambooHR là không cung cấp bảng lương, nên bắt buộc nhà quản trị phải tính bảng lương qua một công cụ khác.
5.3 BASE
BASE là phần mềm quản trị nhân sự SAAS (Software-as-a-Service), được phát triển bởi Công ty Base Enterprise vào năm 2016. BASE giúp quản lý nhân sự thông qua 10 ứng dụng chuyên biệt như timeoff, check in, onboarding, payroll,... Giúp đáp ứng đa dạng nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý, phát triển nhân sự.
5.4 IHCM
Nếu bạn đang tìm kiếm công cụ đánh giá hiệu suất, quản lý nguồn nhân lực thì IHCM là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. IHCM được phát triển dựa trên phương pháp quản trị MBO, giúp cập nhật, đánh giá tình trạng làm việc của nhân viên dựa theo mục tiêu xác định.
Ngoài ra, IHCM còn có ưu điểm là tự động liên kết dữ liệu với các hệ thống CRM, máy chấm công, ERP,... Và hỗ trợ nhà quản lý xây dựng mục tiêu chiến lược thông qua các báo cáo về hiệu suất, năng lực nhân sự.
5.5 SV-HRIS
SV-HRIS là ứng dụng quản lý nhân sự chuyên nghiệp, cung cấp các tính năng cơ bản như chấm công, tính lương, bảo hiểm, tuyển dụng,... Đặc biệt, SV-HRIS tự động áp dụng chính sách lương theo quy định mới nhất của Chính phủ, đem đến sự tiện lợi, đảm bảo tính pháp lý.
Bên cạnh đó, SV-HRIS có thể xem lịch sử hoạt động của người dùng cá nhân trong thời gian gần nhất.
Xem thêm: CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LÝ TƯỞNG
6. Các tố chất, kỹ năng cần có ở nhà quản lý nhân sự
6.1 Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là yếu tố quan trọng đối với người làm quản lý nhân sự. Các kỹ năng chuyên môn giúp bạn dự đoán được nhu cầu thị trường nhân sự, xây dựng hoạch định, nắm bắt về ứng viên,... Giúp bạn có thể quản lý, thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ nhân sự hiệu quả.
Kỹ năng chuyên môn không chỉ giúp quản lý nhân sự nắm vững ngành mình đang làm việc mà còn là chìa khóa để họ đạt được sự tôn trọng và sự tin tưởng từ đội ngũ dưới quyền.
6.2 Kỹ năng lãnh đạo
Đối với nhà quản lý thì kỹ năng lãnh đạo là vô cùng cần thiết. Bạn cần thực hiện định hướng tầm nhìn chiến lược, hỗ trợ nhân sự và xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, phát triển.
Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo giúp bạn quản lý, đưa ra quyết định thông minh để giải quyết các vấn đề phát sinh, xung đột hiệu quả.
Kỹ năng lãnh đạo
6.3 Kỹ năng giao tiếp
Quản lý nhân sự sẽ thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo, làm cầu nối giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và nhân sự. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt ý kiến một cách dễ dàng, khéo léo xử lý tình huống, sẵn sàng lắng nghe, xây dựng ý kiến.
Từ đó giúp xây dựng một tập thể gắn kết, đồng lòng, hướng đến mục tiêu chung phát triển doanh nghiệp.
6.4 Kỹ năng quản lý thời gian
Thực tế, kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng cần có đối với bất kỳ vị trí nào, không chỉ riêng bộ phận quản lý nhân sự. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề, hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn lên sắp xếp nhiệm vụ, kế hoạch và lịch trình làm việc, đảm bảo mọt hoạt động được diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Kỹ năng quản lý thời gian
6.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình quản lý nhân sự, người làm nhân sự sẽ gặp nhiều các tình huống khác nhau như xung đột giữa nhân viên, nhân viên không hài lòng về hiệu suất công việc, môi trường làm việc, công việc diễn ra không theo kế hoạch,...
Lúc này kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn nhìn nhận, phân tích vấn đề một cách toàn diện, từ đó đưa ra các giải pháp nhanh chóng, phù hợp nhất.
7. Mức lương & Cơ hội việc làm của ngành quản lý nhân sự
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, các doanh nghiệp đều hướng đến “đầu tư vào con người” nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi, trung thành. Vì thế, vai trò của nhà quản lý nhân sự là vô cùng quan trọng, góp phần tuyển dụng, quản lý và xây dựng đội ngũ, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp “mọc” lên liên tục, khiến thị trường lao động luôn khát nhân lực. Đòi hỏi những nhà quản lý nhân sự có kỹ năng, chuyên môn nhằm lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự một cách hiệu quả.
Với cơ hội việc làm phát triển mạnh mẽ, thu nhập của nghề quản trị nhân lực hiện nay rất hấp dẫn. Tuỳ thuộc vào từng vị trí sẽ có mức lương khác nhau, cụ thể:
- Nhân viên tuyển dụng: 7.000.000 - 11.000.000 VNĐ/tháng
- Phó phòng nhân sự: 12.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng
- Trưởng phòng nhân sự: 20.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng
- Giám đốc nhân sự: 30.000.000 - 70.000.000 VNĐ/tháng
Mức lương & Cơ hội việc làm của ngành quản lý nhân sự
8. Học ngành quản lý nhân sự ở đâu?
Có thể thấy, quản lý nhân sự là công việc quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Đây là công việc đem đến tiềm năng việc làm, mức lương hấp dẫn đối với người lao động. Vậy học ngành quản trị nhân sự ở đâu? Dưới đây là các trường hàng đầu đào tạo quản trị nhân sự để bạn có thể tham khảo:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Thương mại
- Đại học Lao động – Xã hội
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Kinh tế tài chính
- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Duy Tân - Đà Nẵng
- Đại học Đông Á
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Phenikaa
- Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học RMIT
Xem thêm: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC: HỌC GÌ? LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI
Học ngành quản lý nhân sự ở đâu?
Phía trên là chi tiết về hoạt động quản lý nhân sự ở doanh nghiệp, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình quản lý, phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!