Sinh viên đi làm thêm đem đến nhiều lợi ích về khả năng độc lập, hỗ trợ kinh tế, học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, nó cũng đem đến hạn chế gây ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Vậy sinh viên có nên đi làm thêm không? Khi nào thì sinh viên nên đi làm thêm? Cần lưu ý những gì? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Sinh viên có nên đi làm không?
1.1 Lợi ích của sinh viên khi đi làm thêm
1.1.1 Cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi thêm kinh nghiệm
Đi làm thêm chính là cơ hội để sinh viên có trải nghiệm thực tế, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Bởi thời điểm năm nhất, năm hai bạn sẽ rất “mông lung” về nghề nghiệp, định hướng tương lai của mình. Vì thế, việc làm thêm sẽ giúp bạn trải nghiệm thực tế các công việc tương lai, xem xét bản thân có thực sự phù hợp với ngành học của mình không?
Ngoài ra, việc đi làm thêm sớm cũng sẽ giúp bạn tích lũy, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn các công việc liên quan đến sở thích hoặc ngành học của mình nhé!
1.1.2 Mở rộng, xây dựng các mối quan hệ
Các mối quan hệ xã hội chất lượng là cơ hội, nền tảng vững chắc cho tương lai của bạn sau này. Đi làm thêm sẽ giúp bạn xây dựng networking, mở rộng mối quan hệ với các anh chị trong ngành. Từ đó giúp các sinh viên định hướng nghề nghiệp, tạo các cơ hội việc làm trong tương lai.
Mở rộng, xây dựng các mối quan hệ
1.1.3 Tạo nguồn thu nhập ổn định
Vấn đề về tài chính luôn là nguyên nhân lớn khiến các bạn sinh viên mong muốn đi làm thêm. Bởi điều kiện gia đình khó khăn, muốn tự lập, tự trang trải cuộc sống hoặc đơn giản là muốn chi tiêu thoải mái hơn. Hiện nay, mức thu nhập của sinh viên thường sẽ giao động từ 15.000 - 100.000 VNĐ/giờ, tuỳ vào công việc, thời gian mà bạn lựa chọn.
Vì thế, đi làm thêm sẽ giúp bạn tạo khoản thu nhập ổn định để chi trả các khoản sinh hoạt phí hàng ngày hoặc trả học phí. Đặc biệt, đi làm thêm sẽ giúp sinh viên nhận ra được giá trị của đồng tiền, từ đó chi tiêu hợp lý hơn.
XEM THÊM:
CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC PART TIME DÀNH CHO SINH VIÊN ẤN TƯỢNG
CÁCH VIẾT CV CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Tạo nguồn thu nhập ổn định
1.1.4 Rèn luyện kỹ năng sống
Sinh viên đi làm thêm không chỉ tăng thu nhập mà còn giúp bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng sống như: quản lý thời gian, tiền bạc, phát triển kỹ năng mềm, sự tự tin,... Từ đó có thể không ngừng học hỏi, phát triển bản thân.
1.1.5 Làm đẹp CV
Một lợi ích lớn khi bạn đi làm thêm khi còn là sinh viên chính là làm đẹp cho CV, tạo nền tảng khi đi xin việc thực tập sinh hoặc công việc sau này. Bởi khi đi xin việc ở bất kỳ đâu, cũng yêu cầu CV, kinh nghiệm cũng như là các hoạt động ngoại khoá để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn.
Vì thế, các công việc làm thêm sẽ là điểm cộng khi bạn ứng tuyển, cạnh tranh với các ứng viên khác. Hãy ưu tiên liệt kê các công việc liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn ứng tuyển, đến ngành học của bạn nhé!
Làm đẹp CV
1.1.6 Phát hiện khả năng, sở thích tiềm ẩn của bản thân
Trước khi học đại học, đi làm thêm thì chúng ta đều được bao bọc, đi theo định hướng của cha mẹ. Vì thế, các bạn không biết được điểm mạnh điểm yếu của mình là gì, mình thích gì và có những khả năng gì?
Lúc này, đi làm thêm sẽ là cơ hội để bạn khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân, đánh giá xem bản thân là người hướng ngoại không, thích giao tiếp không hay phù hợp với các công việc văn phòng,...
1.2 Hạn chế của sinh viên khi đi làm thêm
1.2.1 Dễ bị sao nhãng việc học
Thực tế, rất nhiều bạn sinh viên đi làm thêm và bị cuốn vào “guồng xoáy” của công việc, kiếm tiền, làm việc 6 - 8 tiếng/ngày, không còn thời gian cho việc học tập. Vì thế, khiến cho kết quả học tập bị sao nhãng. Đây là một điều đáng báo động, bởi kiến thức là nền tảng cho sự nghiệp tương lai của bạn sau này.
Dễ bị sao nhãng việc học
1.2.2 Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Vừa đi làm vừa đi học sẽ khiến cho bạn chịu áp lực lớn từ công việc, học tập. Việc cân bằng giữa thời gian học tập, thời gian đi làm và thời gian ngủ nghỉ là vô cùng quan trọng. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe của bạn, đặc biệt đối với các bạn làm việc chân tay mệt mỏi.
1.2.3 Dễ bị lừa cọc tiền, bán sức lao động
Tình trạng tuyển dụng nhưng để lừa cọc tiền, dựa vào sự “nhẹ dạ cả tin” của các sinh viên để lừa đảo, bóc lột sức lao động đang khá phổ biến hiện nay. Vì thế, khi tìm việc làm thì sinh viên cần đặc biệt lưu ý.
XEM THÊM: 7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CÁ NHÂN HOÀN CHỈNH CHO SINH VIÊN
2. Sinh viên nên đi làm thêm khi nào?
Thực tế, quyết định đi làm thêm của sinh viên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân như: tình hình tài chính, mục tiêu học tập hoặc học hỏi phát triển của mỗi người. Tuy nhiên, dưới đây là những thời điểm thích hợp để sinh viên đi làm thêm để bạn có thể tham khảo:
- Sinh viên năm hai, năm ba: Đây là thời điểm tốt nhất để sinh viên đi làm thêm, bởi lúc này sinh viên đã hội nhập với môi trường đại học. Bên cạnh đó, việc làm thêm có thể giúp sinh viên kiếm thu nhập, tích lũy thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm khác nhau. Các công việc mà sinh viên năm 2, năm ba có thể lựa chọn như: thu ngân, bán hàng, telesale, content,...
- Sinh viên năm cuối: Khi hoàn thành các môn học chuyên môn, tích lũy đủ kiến thức ở trường đại học thì sinh viên nên đi làm thêm. Các bạn nên ưu tiên lựa chọn các công việc liên quan đến chuyên ngành của mình, điều này sẽ giúp bạn tích lũy kiến thức, tăng kinh nghiệm và làm đẹp CV trước khi chính thức bước vào thị trường lao động.
Sinh viên nên đi làm thêm khi nào?
3. Các công việc phù hợp cho sinh viên
Thực tế, sinh viên hiện nay rất năng động, các bạn thường đi làm sớm để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và tạo nguồn thu nhập ổn định. Sinh viên có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhau dựa vào tài chính, mục tiêu cá nhân hoặc sự linh hoạt. Dưới đây là các công việc làm thêm phổ biến nhất dành cho sinh viên để bạn có thể tham khảo:
- Nhân viên phục vụ: Làm việc tại các quán cafe, nhà hàng, quán ăn nhằm thực hiện các công việc phục vụ khách hàng, bưng bê đồ ăn. Mức lương thường giao động từ 16.000 - 25.000 VNĐ/giờ.
- Telesales: Là công việc gọi điện tư vấn, bán sản phẩm thông qua điện thoại. Đây là công việc văn phòng giúp bạn rèn luyện về kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Mức lương giao động từ 15.000 - 22.000 VNĐ/giờ. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận thêm về % doanh thu bán.
- Thực tập sinh: Đây là công việc phù hợp đối với các bạn sinh viên năm 3, năm cuối, các bạn có thể tham gia thực tập ở các công ty, tập đoàn lớn với nhiều vị trí khác nhau. Giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Trợ giảng, gia sư: Là công việc phổ biến nhất đối với các sinh viên, các bạn có thể tận dụng lợi thế về các môn học của mình để đi dạy như: toán, lý, hoá, tiếng Anh, sinh học,... Thông thường, công việc này sẽ yêu cầu về điểm thi đại học tốt, khả năng giảng dạy tốt. Bù lại, mức lương của trợ giảng, gia sư cũng khá cao, giao động từ 50.000 - 150.000 VNĐ/giờ.
- Viết Content (sáng tạo nội dung): Công việc là bạn sẽ sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau như website, facebook, tiktok, youtube,... Ưu điểm của công việc này chính là có thể làm tại nhà, mức lương ổn định và giúp bạn có nhiều kinh nghiệm, làm đẹp CV.
- Làm PG: Với những bạn có ngoại hình ổn, thì công việc PG cũng khá phù hợp, công việc chính của PG là giới thiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi bạn có ngoại hình ổn, kỹ năng giao tiếp tốt, lương giao động từ 30.000 - 50.000 VNĐ/giờ.
XEM THÊM: HƯỚNG DẪN VIẾT CV CHO SINH VIÊN THỰC TẬP CHI TIẾT A - Z
Các công việc phù hợp cho sinh viên
4. Những lưu ý khi sinh viên đi làm thêm
Sinh viên có nên đi làm thêm không là thắc mắc chung của rất nhiều sinh viên cũng như là phụ huynh. Tuy nhiên, câu trả lời nó sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tài chính, học hỏi của mỗi người, bởi đi làm thêm sẽ đem đến nhiều ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nếu bạn muốn đi làm thêm thì nên lưu ý những điều dưới đây:
- Quản lý thời gian: Bạn nên lập kế hoạch để quản lý thời gian thật tốt, để tránh gây ảnh hưởng đến việc học tập, giải trí cũng như các mối quan hệ xung quanh.
- Lựa chọn công việc phù hợp: Là sinh viên thì bạn nên lựa chọn công việc có thời gian linh hoạt, giúp bạn học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Nếu có thể, hãy ưu tiên các công việc liên quan đến ngành học của mình để vừa tích lũy kinh nghiệm vừa có thể làm đẹp CV hơn.
- Đặt việc học lên hàng đầu: Bạn cần hiểu rằng, bạn đi làm thêm chỉ là phụ, còn việc chính của bạn vẫn là học tập thật tốt, bởi kiến thức chính là nền móng vững chắc cho công việc cũng như sự thành công của bạn sau này. Vì thế, đừng để công việc làm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian học tập của bạn nhé!
- Nắm bắt một vài điều luật lao động cơ bản: Để tránh bị lừa đảo, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì bạn nên tìm hiểu, nắm rõ về các điều luật lao động cơ bản. Ví dụ như về thời gian thử việc, tiền làm thêm giờ, làm việc trong ngày lễ Tết,...
- Thể hiện thái độ tích cực, trách nhiệm: Dù là công việc làm thêm nhưng đây sẽ là “nền tảng” của bạn khi bước vào thị trường lao động. Vì thế, hãy xây dựng thái độ tích cực, trách nhiệm khi làm việc ở bất kỳ đâu. Nó không chỉ giúp bạn được mọi người yêu quý, giúp đỡ trong công việc mà còn có cơ hội cân nhắc lên các vị trí khác tốt hơn.
5. Gợi ý các kênh tìm việc uy tín dành cho sinh viên
5.1 Ybox
Ybox là kênh thông tin chất lượng cao dành cho giới trẻ Việt Nam, là kênh tìm việc uy tín. Ybox cung cấp các chương trình học bổng trong và ngoài nước, các sự kiện dành cho sinh viên, công việc partime và các chương trình thực tập hấp dẫn tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Ngoài ra, bên cạnh tìm việc, thì các bạn sinh viên có thể đọc các review sách, chia sẻ về việc làm, cuộc sống thú vị ở trên Ybox.
Ybox là kênh thông tin chất lượng cao dành cho giới trẻ Việt Nam
5.2 Vietnamwork
Vietnamwork là trang tuyển dụng phù hợp với mọi đối tượng, với các doanh nghiệp hàng đầu tư Vingroup, Techcombank, FPT Software,... Các công việc trên Vietnamwork rất đa dạng, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc dựa trên địa điểm làm việc, mức lương, kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, Vietnamwork phù hợp với những người đã đi làm, có kinh nghiệm nhiều hơn.
Vietnamwork là trang tuyển dụng phù hợp với mọi đối tượng
5.3 Careerlink
Careerlink là website tìm việc uy tín dành cho sinh viên. Careerlink cung cấp giao diện dễ sử dụng, công việc part time, hay thực tập sinh đa dạng. Bên cạnh đó, website này còn cung cấp tính năng tạo CV ngay trên nền tảng, giúp bạn dễ dàng apply công việc một cách nhanh chóng.
XEM THÊM: TỔNG HỢP 15+ TRANG TÌM VIỆC UY TÍN NHẤT TẠI VIỆT NAM
Careerlink là website tìm việc uy tín dành cho sinh viên
Phía trên là toàn bộ giải đáp về sinh viên có nên đi làm thêm không, lưu ý khi đi làm thêm để bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập, phát triển bản thân. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!