Big 4 ngân hàng là thuật ngữ quen thuộc nhằm chỉ về 4 ngân hàng lớn trên thị trường. Tuy nhiên, big 4 ngân hàng Việt Nam bao gồm những ai? Mức lương của ngân hàng big 4 như thế nào? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.
1. Ngân hàng big 4 là gì?
Thực tế, Big 4 là thuật ngữ để chỉ 4 “ông lớn” tại một quốc gia hoặc trên thế giới về một lĩnh vực nhất định, ví dụ như: kiểm toán, ngân hàng, may mặc,... Big 4 ngân hàng được hiểu là 4 ngân hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam, bao gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank. Big 4 ngân hàng này nổi bật với bề dày lịch sử, quy mô khổng lồ, và thế mạnh tài chính, tuy nhiên, sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước lên đến hơn 50%.
Big 4 ngân hàng đều có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội nhằm thể hiện cam kết tạo dựng hình ảnh uy tín, giá trị thương hiệu tại vùng đất trọng điểm, nơi có nhiều giao dịch kinh tế quan trọng diễn ra.
Đối với sinh viên theo học ngành tài chính ngân hàng, mục tiêu gia nhập Big 4 ngân hàng được coi là tương lai xán lạn. Những cơ hội thăng tiến, phúc lợi tốt, và mức lương hấp dẫn là những lợi ích không thể bỏ qua, tạo động lực mạnh mẽ để các bạn trẻ phấn đấu và xây dựng sự nghiệp trong môi trường ngân hàng này.
Ngân hàng big 4 là gì?
2. Chi tiết thông tin về big 4 ngân hàng mới nhất 2023
2.1 Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Một cái tên nổi bật trong big 4 ngân hàng chính là BIDV - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là một trong những ngân hàng thương mại quy mô lớn nhất tại Việt Nam, BIDV có sự tham gia quan trọng của Nhà nước với hơn 50% cổ phần, mang theo quyền điều hành và quản trị toàn diện.
Điểm nổi bật của BIDV chính là tốc độ tăng trưởng ấn tượng, kết hợp với mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Hiện nay, ngân hàng BIDV đã có hơn 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh nước ngoài, với 815 phòng giao dịch. Phát triển mạnh kênh phân phối hiện đại với 1.823 ATM và 34.000 POS. Ngoài ra, ngân hàng BIDV còn được vinh danh bởi những danh hiệu, giải thưởng từ Chính quyền nhà nước và cộng đồng quốc tế, nổi bật là “Top 2000 công ty đại chúng quyền lực nhất thế giới”.
Trong năm 2022, BIDV đạt tổng tài sản hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng trưởng gần 21% so với năm 2021. BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên vượt mốc này, tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Xem thêm: TỔNG HỢP 12+ KỸ NĂNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
2.2 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập vào năm 1988, là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam. Agribank là ngân hàng thương mại duy nhất tại Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn từ Nhà nước, với tỷ lệ 100% vốn điều lệ. Hiện nay, Agribank xây dựng mạng lưới với hơn 2300 chi nhánh trải dọc khắp đất nước.
Mặc dù vậy, Agribank vẫn thực hiện các hoạt động tài chính, ngân hàng với mục tiêu tạo lời. Tuy nhiên, sự tập trung chủ yếu là đối với người nông dân, những người đang có nhu cầu vay vốn để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, vai trò của Agribank trở nên vô cùng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước.
Vào cuối năm 2022, tổng tài sản của Agribank đạt trên 1,89 triệu tỷ đồng, với dư nợ cho vay cho nền kinh tế cả nước lên đến 1,44 triệu tỷ đồng, vượt qua ngay cả BIDV để giữ vị trí hàng đầu. Không chỉ vậy, Agribank còn dẫn đầu trong lĩnh vực vốn điều lệ, quy mô mạng lưới hoạt động, số lượng nhân viên, và số lượng khách hàng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
2.3 Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập vào năm 1988. Thông qua các giai đoạn phát triển, Vietinbank đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, trở thành một trong 4 ngân hàng big 4 Việt Nam. Được xem như một đối tác đáng tin cậy của nhiều cá nhân và doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, Vietinbank đạt được vị trí vững chắc trong cơ cấu kinh tế của quốc gia.
Hiện nay, Vietinbank sở hữu 148 chi nhánh, 7 Công ty thành viên, và hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt tại châu Âu với 2 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - CHLB Đức.
Vietinbank cũng là một ngân hàng công ty cổ phần với sự tham gia quan trọng của Nhà nước. Với tầm nhìn đúng đắn, Vietinbank đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế tài chính, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Xem thêm: QUY TRÌNH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUẨN, CHUYÊN NGHIỆP
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
2.4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập vào năm 1963, là một trong big 4 ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qua hơn 50 năm phát triển, Vietcombank đã trở thành một trong những ngân hàng lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Vietcombank liên tục đứng đầu danh sách các doanh nghiệp uy tín trong các ngành trọng yếu, do chính Nhà nước đánh giá
Hiện nay, Vietcombank hiện có hơn 600 Chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thành viên trong và ngoài nước. Vietcombank không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, mà còn hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác. Với sự phát triển không ngừng, Vietcombank đã trở thành “đội trưởng” quan trọng đối với ngành tài chính và ngân hàng tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
3. Lợi thế “hàng đầu” của ngân hàng Big 4 so với các đối thủ trong ngành
3.1 Sở hữu hạn mức kinh doanh lớn
Với có quy mô lớn và hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Chính phủ, các ngân hàng big 4 - được hưởng lợi từ việc tạo điều kiện về giới hạn tài chính cho các hoạt động kinh doanh của mình. Khả năng vay vốn từ những ngân hàng này cũng thường đi kèm với mức hạn mức cao hơn so với các đối thủ cùng hệ thống. Điều này đặc biệt thuận lợi cho các doanh nghiệp đang dự định thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn.
Tuy nhiên, không phải trong mọi lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp đều có thể đề nghị vay vốn tại một trong số các Big 4 ngân hàng. Mà cần phụ thuộc vào việc liệu lĩnh vực đó có nằm trong danh sách được phép của từng tổ chức tài chính cụ thể, và thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải có sự chấp thuận từ phía chính quyền.
Sự hiện diện, hỗ trợ của các ngân hàng Big4 không chỉ có ý nghĩa về mặt tài chính mà còn đem lại sự tham gia tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hạ tầng.
Xem thêm: 150+ TỪ VỰNG VỀ NGÂN HÀNG THÔNG DỤNG BẠN CẦN BIẾT
Sở hữu hạn mức kinh doanh lớn
3.2 Kết nối mạnh mẽ với các đối tác nước ngoài
Nhóm Big 4 ngân hàng không chỉ đơn thuần là những đơn vị tài chính quan trọng tại Việt Nam, mà còn là một phần của mạng lưới ngân hàng toàn cầu, xây dựng sự kết nối và tạo ra các liên kết hợp tác với các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới. Điều này làm cho ngân hàng Big 4 trở thành lựa chọn ưu việt cho các doanh nghiệp có ý định thiết lập hợp tác với các đối tác quốc tế.
Việc tận dụng mối quan hệ quốc tế của các ngân hàng Big 4 mang lại cho doanh nghiệp không chỉ sự hỗ trợ tài chính mà còn mở ra những cơ hội phát triển và mở rộng hơn trên thị trường toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.
3.3 Dịch vụ tài chính không ngừng đổi mới
Trong quá trình phát triển, các Big 4 ngân hàng nhà nước luôn không ngừng tối ưu chất lượng phục vụ, đổi mới các dịch vụ tài chính. Mục tiêu của là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tài chính vượt trội. Việc lựa chọn sử dụng dịch vụ từ nhóm Big4 đồng nghĩa với việc đảm bảo mức lợi nhuận tốt, chất lượng phục vụ cao.
Sự đổi mới trong dịch vụ tài chính còn được thể hiện qua việc tùy chỉnh để phù hợp với từng khách hàng cụ thể. Đối với mỗi đối tượng khách hàng đều có các chính sách, ưu điểm riêng, đáp ứng tối ưu nhất dành cho khách hàng, nhà đầu tư.
Dịch vụ tài chính không ngừng đổi mới
3.4 Big 4 ngân hàng tăng trưởng mạnh, lãi tỷ USD
Trong năm này, lợi nhuận của các ngân hàng thuộc nhóm "Big 4" đã tăng trưởng mạnh và gần đạt mốc một tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng). Lợi nhuận của các ngân hàng này tăng khoảng 40% so với năm trước, đánh dấu sự bứt phá vượt trội trong ngành ngân hàng.
Trong đó, BIDV đã có mức tăng trưởng lợi nhuận lên đến gần 80%, đưa họ từ vị trí cuối lên thứ hai trong nhóm Big 4. Bên cạnh đó, Vietcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu với lợi nhuận riêng lẻ tăng gần 40% lên 36.770 tỷ đồng, đánh dấu một sự tăng trưởng vượt trội.
Nguồn: Vnexpress
Big 4 ngân hàng tăng trưởng mạnh, lãi tỷ USD trong năm 2022
4. Bật mí mức lương của nhân viên big 4 ngân hàng Việt Nam
4.1 Mức lương của nhân viên ngân hàng BIDV
Mức lương của nhân viên ngân hàng BIDV có thể thay đổi theo nhiều yếu tố như vị trí công việc, cấp bậc, kinh nghiệm làm việc, và thị trường lao động. Tuy nhiên, mức lương trung bình của nhân viên tại BIDV giao động từ 20 triệu - 30 triệu VNĐ/tháng.
Đặc biệt đối với các vị trí cấp cao như quản lý, trưởng phòng, giám đốc điều hành thì mức lương có thể lên đến 50 triệu - 100 triệu VNĐ/ tháng. Bên cạnh thu nhập hàng tháng, nhân viên ngân hàng BIDV còn nhận được mức thưởng, đãi ngộ cực hấp dẫn.
4.2 Mức lương của nhân viên ngân hàng Agribank
Agribank được đánh giá là một trong big 4 ngân hàng sở hữu mức đãi ngộ hấp dẫn dành cho nhân viên. Mức lương của nhân viên Agribank giao động từ 200 triệu - 250 triệu VNĐ/năm. Có thể thấy, đây là mức lương khá cao so với mặt bằng lương các ngành nghề tại Việt Nam.
Thông thường, mức lương của nhân viên ngân hàng Agribank sẽ được chia thành hai loại chính:
- V1: Lương cơ bản theo vùng (bao gồm trợ cấp, CTP, LCP)
- V2: Lương doanh thu (bao gồm lương cứng + thưởng theo KPI)
Xem thêm: TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG NET VÀ GROSS
Mức lương của nhân viên ngân hàng Agribank
4.3 Mức lương của nhân viên ngân hàng Vietinbank
Vietinbank là ngân hàng sở hữu mức lương “hậu hĩnh” với chế độ lương thưởng khá cao dành cho nhân viên. Tuy nhiên, mức lương của nhân viên Vietinbank cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí, kinh nghiệm, KPI,...
Dưới đây là mức lương của nhân viên Vietinbank đối với một số vị trí để bạn có thể tham khảo:
- Nhân viên Tín dụng/Khách hàng cá nhân: 9 - 25 triệu VNĐ/tháng
- Nhân viên Rủi ro/Tài chính: 10 - 20 triệu VNĐ/tháng
- Nhân viên Kế toán: 10 - 15 triệu VNĐ/tháng
- Nhân viên Rủi ro/Tài chính: 12 - 25 triệu VNĐ/tháng
4.4 Mức lương của nhân viên ngân hàng Vietcombank
Dưới đây là mức lương của nhân viên Vietcombank đối với từng vị trí để bạn có thể tham khảo:
- Nhân viên Tín dụng/Khách hàng cá nhân: Giao động từ 8 - 15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên Kinh doanh/Quản lý khách hàng doanh nghiệp: Khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng
- Nhân viên Rủi ro/Tài chính: 10 - 18 triệu đồng/tháng
- Nhân viên Kế toán: 8 - 15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên IT: 12 - 28 triệu đồng/tháng
- Nhân viên Phân tích dữ liệu/Thống kê: Khoảng 12 - 25 triệu đồng/tháng
Mức lương của nhân viên ngân hàng Vietcombank
Phía trên là toàn bộ thông tịn về Big 4 ngân hàng Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về 4 “ông lớn” ngân hàng Nhà nước này nhé!