Dropshipping là mô hình kinh doanh trực tuyến không cần vốn, không cần nhập hàng nhưng đem đến lợi nhuận lớn, đặc biệt trong thời buổi công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Vậy Dropshipping là gì? Kinh doanh Dropshipping như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Dropshipping là gì?
Dropshipping là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển, nghĩa là thay vì phải nhập hàng về kho thì bạn sẽ là người bán hàng, đăng bán sản phẩm của các nhà cung cấp. Lúc này, khách hàng mua hàng thì nhà cung cấp sẽ ghi nhận thông tin khách hàng, chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.
Bạn sẽ nhận được hoa hồng, chiết khấu từ nhà bán buôn, hoặc là một khoản tiền chênh lệch giữa giá sản phẩm bạn bán và giá của nhà cung cấp.
Dropshipping là gì?
2. Ưu điểm, nhược điểm của mô hình Dropshipping
2.1 Ưu điểm
Mô hình kinh doanh Dropshipping đem đến nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể:
- Không cần quản lý kho hàng: Khi thực hiện kinh doanh Dropshipping thì bạn chỉ cần thực hiện các bước như: tìm kiếm nhà cung cấp, xây dựng kênh bán, marketing bán hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải nhập hàng, vận chuyển, giảm bớt gánh nặng quản lý kho hàng cũng như vận chuyển. Mà các khâu này sẽ được nhà cung cấp thực hiện, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
- Chi phí vốn đầu tư thấp: Khác với các môi hình kinh doanh truyền thống, Dropshipping là hình thức e - commerce, không cần nhập hàng, vận chuyển. Vì thế, bạn không cần bỏ chi phí lớn về quản lý hàng, xử lý hàng hoá, vận chuyển,... Thay vào đó, bạn chỉ cần đầu tư thời gian xây kênh bán, marketing quảng cáo sản phẩm,...
- Rủi ro thấp: Dropshipping là hình thức bán hàng không cần bỏ vốn, nên dù không bán được sản phẩm thì bạn cũng sẽ không mất cọc, không mất chi phí kiểm soát tồn kho.
- Bán hàng mọi lúc mọi nơi: Thực tế, Dropshipping là hình thức bán hàng online, bạn chỉ cần bán hàng, còn mọi khâu quản lý hàng hoá, vận chuyển sẽ có nhà cung cấp lo. Vì thế, bạn có thể bán hàng ở bất kỳ đâu, trong mọi thời gian khác nhau.
- Bán bất kỳ sản phẩm nào bạn muốn: Thực hiện Dropshipping nghĩa là bạn có thể bán bất kỳ sản phẩm nào bạn mong muốn, dựa vào sự nghiên cứu, đam mê của mình.
Ưu điểm của mô hình Dropshipping
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật ở trên, thì kinh doanh Dropshipping cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể:
- Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp: Do nhà cung cấp sẽ thực hiện các khâu về vận chuyển, nên bạn sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất của nhà cung cấp. Bên cạnh đó là các rủi ro về hàng hóa, cung ứng, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh, mở rộng kinh doanh của bạn.
- Khả năng cạnh tranh cao: Dropshipping là ngành đem đến tiềm năng, không cần nguồn vốn, chi phí đầu tư thấp. Vì thế, đây là mô hình cạnh tranh cực kỳ gay gắt, việc tham gia thị trường có quá nhiều người bán, mà bản thân bạn lại không có gì khác biệt nổi bật thì sẽ khó cạnh tranh về giá với các người bán khác.
- Rủi ro về độc quyền sản phẩm: Việc kinh doanh Dropshipping trở nên phổ biến, khiến cho tính độc quyền của sản phẩm bị mất nhanh chóng. Điều này khiến bạn khó cạnh tranh, rủi ro thất bại cao.
3. Sự khác nhau giữa Dropshipping và Affiliate
Dropshipping và Affiliate là hai hình thức kiếm tiền qua mạng phổ biến, có nhiều điểm tương đồng như không cần vốn, không cần quan tâm đến hệ thống kho bãi hay vận chuyển. Tuy nhiên, Dropshipping và Affiliate là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Dropshipping là hình thức bạn bán sản phẩm trực tiếp từ trang web, sàn thương mại điện tử của bạn. Tuy nhiên, Affiliate thì bạn sẽ là người giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, khách hàng sẽ được đưa đến một trang web qua liên kết của bạn. Như vậy, Dropshipping thì bạn sẽ là người bán độc lập, còn affiliate thì bạn sẽ như là một nhân viên tiếp thị không chính thức của nhà cung cấp.
- Với Dropshipping, bạn cần tự xử lý về khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng, là người bán hàng độc lập. Tuy nhiên, với affiliate thì trang web bán sản phẩm sẽ xử lý mọi vấn đề, bạn chỉ cần quan tâm khâu đưa khách hàng truy cập vào link của sản phẩm.
- Với Dropshipping, bạn sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn, do bạn là người tự đặt giá cho sản phẩm. Còn với affiliate thì bạn không được hưởng mức chênh giữa giá bán và giá nhập hàng mà hưởng hoa hồng từ nhà cung cấp. Vì thế mà lợi nhuận của affiliate thường không cao so với Dropshipping.
4. Quy trình kinh doanh bán hàng Dropshipping hiệu quả
4.1 Nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm phù hợp
Bước đầu tiên khi thực hiện bán hàng Dropshipping chính là nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bạn cần đánh giá thị trường để tìm xem sản phẩm nào đang xu hướng, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng và tìm sản phẩm ổn nhất. Một tips nhỏ dành cho các bạn mới kinh doanh Dropshipping chính là lựa chọn các sản phẩm trong ngách để dễ dàng đẩy mạnh quảng cáo, marketing bán hàng.
Ngoài ra, khi nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm phù hợp thì bạn nên tính toán kỹ về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng để thực hiện các chiến lược giá, quy mô bán hàng, chi phí cho mỗi sản phẩm,... Đảm bảo hoạt động kinh doanh rõ ràng, cụ thể nhất.
Nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm phù hợp
4.2 Tìm kiếm nhà cung cấp
Sau khi lựa chọn được sản phẩm phù hợp thì bạn cần lựa chọn nguồn hàng, nhà cung cấp uy tín. Nhà cung cấp uy tín sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như khả năng thành công của cửa hàng.
Khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Kiểm tra thật kỹ về các thông tin của nhà cung cấp
- Kiểm tra về các chính sách, điều khoản về sản phẩm, vận chuyển, đổi trả hàng,... để đảm bảo quyền lợi khi phát sinh sự cố
- Đọc đánh giá, review của khách hàng về các sản phẩm của nhà cung cấp
- Đặt hàng, dùng thử hàng của nhà cung cấp để có cái nhìn toàn diện nhất
- Liên hệ nhà cung cấp để thoả thuận về Dropshipping
4.3 Chuẩn bị các thông tin về cửa hàng của bạn
Bước tiếp theo trong quy trình kinh doanh Dropshipping chính là chuẩn bị các thông tin để bạn đưa lên các kênh bán hàng của mình. Bao gồm:
- Thông tin về thương hiệu: Ví dụ như tên cửa hàng, logo cửa hàng, slogan, vị trí cửa hàng,... để tăng độ uy tín, chuyên nghiệp và cạnh tranh với thị trường trên các kênh bán khác nhau.
- Các chính sách bán hàng: Bao gồm chính sách thanh toán, vận chuyển, đổi trả, hàng lỗi,... cần được công khai, minh bạch để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
- Thông tin sản phẩm: Bao gồm giá, hình ảnh, mô tả để khách hàng hiểu chi tiết về sản phẩm muốn mua.
Chuẩn bị các thông tin về cửa hàng của bạn
4.4 Xây dựng kênh bán
Sau khi đã hoàn thành các thông tin về cửa hàng, sản phẩm thì bạn sẽ trực tiếp xây dựng kênh bán hàng. Có thể là facebook, website, Tik Tok, sàn thương mại điện tử,... Tuỳ vào khả năng, tiềm lực của mình mà bạn có thể xây các kênh bán khác nhau, để tiếp cận với đa dạng tệp khách hàng mục tiêu.
4.5 Lên kế hoạch marketing - quảng cáo
Kế hoạch marketing, công cụ marketing là một phần quan trọng để giúp bạn bán hàng, quảng bá thương hiệu của mình, nhất là thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Dưới đây là một số hoạt động marketing để bạn tham khảo:
- Quảng cáo nhằm tăng độ tiếp cận, tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Thuê KOLs, KOC nhằm quảng bá sản phẩm
- Đưa ra các chiến dịch giảm giá, tri ân khách hàng,...
Lên kế hoạch marketing - quảng cáo
4.6 Tối ưu phễu bán hàng, cải thiện dịch vụ
Để giữ chân được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới thì bạn cần tối ưu hành trình mua hàng, tăng trải nghiệm sau bán. Đây là một bước dài hạn, cần nhiều thời gian nghiên cứu, tối ưu. Tuy nhiên, khi xây dựng được chiến lược marketing chính xác thì chắc chắn sẽ giúp bạn thu hút khách hàng hiệu quả.
5. Những sai lầm phổ biến cho người mới bán hàng Dropshipping
5.1 Dropshipping rất đơn giản
Rất nhiều bạn thường lầm tưởng rằng bán hàng Dropshipping là rất đơn giản, dễ làm. Thực tế đây là một quan điểm vô cùng sai lầm. Bởi Dropshipping là ngành cạnh tranh gay gắt, để tạo được nguồn thu nhập tốt thì bắt buộc bạn cần có sự đánh giá thị trường, sản phẩm, sự nhạy bén và đầu tư vào quảng cáo.
Nếu không thì tất cả những điều bạn làm sẽ đều vô nghĩa. Vì thế, nếu thực sự muốn kiếm tiền từ Dropshipping thì bạn cần nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu.
5.2 Không nghiên cứu thị trường, sản phẩm
Việc không nghiên cứu thị trường, sản phẩm sẽ khiến bạn lựa chọn những sản phẩm lỗi thời, không phù hợp hoặc sản phẩm kém chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của bạn. Bởi nếu sản phẩm của bạn không đem lại giá trị cho khách hàng thì sẽ rất khó để giữ chân khách hàng cũ. cũng như tiếp cận tập khách hàng mới.
Không nghiên cứu thị trường, sản phẩm
5.3 Bán quá nhiều chủng loại sản phẩm
Một sai lầm khi bán hàng Dropshipping mà nhiều người thường gặp phải làm bán nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau đẻ tăng đối tượng khách hàng. Bởi khi đó, bạn sẽ có tập trung vào sản phẩm/khách hàng, khó mang lại dịch vụ tốt nhất đối với khách hàng.
Thay vào đó, bạn nên tập trung vào 1 hoặc 1 nhóm sản phẩm nhất định. Sau đó nghiên cứu về thị trường, sản phẩm, khách hàng tiềm năng để đưa ra các chiến lược, kế hoạch marketing hiệu quả nhất.
5.4 Chỉ chọn một nhà cung cấp
Khi quyết định kinh doanh Dropshipping thì bạn không nên chỉ chọn 1 nhà cung cấp nguồn hàng cho mình, vì bạn sẽ bị thụ động trong các trường hợp phát sinh. Vì thế, bạn luôn cần chuẩn bị trường hợp dự phòng, lựa chọn đa dạng nhà cung cấp để đánh giá tốt nhất về sản phẩm/dịch vụ. Cụ thể:
- Mở rộng quan hệ kinh doanh, hợp tác với nhiều nhà cung cấp cùng một lúc.
- Kiểm chứng được chất lượng sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp theo thời gian, sau đó chọn ra những nhà cung cấp tốt nhất.
- Hiểu được trải nghiệm khách hàng, từ đó có thể đưa ra các đề xuất dịch vụ tốt hơn cho các nhà cung cấp để cải thiện dịch vụ bán hàng cho shop của bạn.
Chỉ chọn một nhà cung cấp
5.5 Bỏ qua các đánh giá, phản hồi từ khách hàng
Dù mô hình Dropshipping, bạn sẽ không cần phải quản lý kho hàng, vận chuyển hay chất lượng sản phẩm nhưng đừng quên đọc đánh giá, phản hồi từ khách hàng. Bởi những đánh giá này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cửa hàng của bạn. Đồng thời, có thể tận dụng những phản hồi đó nhằm tối ưu sản phẩm, quy trình hoặc trải nghiệm người dùng để nâng cao dịch vụ.
5.6 Không xây dựng kế hoạch cụ thể
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cũng cần đều có kế hoạch, đặc biệt là Dropshipping. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể ngay từ khi nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp, marketing quảng cáo,... Những bước này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu để đi đúng hướng. Bên cạnh đó, cũng giúp cho bạn tối ưu hoá lợi nhuận một cách hiệu quả.
Không xây dựng kế hoạch cụ thể
6. Dropshipping có phải là mô hình kiếm tiền hiệu quả năm 2023 không?
6.1 Rào cản
Thực tế, khi tham gia thị trường kinh doanh Dropshipping tại Việt Nam 2023 thì bạn cần đối mặt với những rào cản nhất định:
- Cạnh tranh gay gắt của thị trường: Dropshipping là hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm nổi bật về không cần quá nhiều vốn, dễ dàng tiếp cận hoặc không cần kho, vận chuyển,... Chính vì thế, khiến cho Dropshipping càng được nhiều người tiếp cận, khiến thị trường Dropshipping bị bão hoà, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán khác nhau.
- Nguồn hàng không đảm bảo chất lượng: Việc lựa chọn nhà cung cấp “chọn mặt gửi vàng” là vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong thị trường nguồn hàng Trung Quốc kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Nếu lựa chọn nhà cung cấp, nguồn hàng kém chất lượng thì người bán Dropshipping sẽ phải chịu các chi phí bồi thường nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.
- Chi phí quảng cáo lớn: Hiện nay, để cạnh tranh, thu hút khách hàng thì quảng cáo là cách hiệu quả. Tuy nhiên, cạnh tranh cao, mặt hàng nổi bật cũng sẽ khiến chi phí quảng cáo tăng cao theo từ khoá. Với đặc thù mức lợi nhuận không cao của Dropshipping, đây chính là một rào cản cho những người muốn bắt đầu kinh doanh dưới mô hình này.
Rào cản của ngành Dropshipping
6.2 Cơ hội
Bên cạnh những rào cản ở trên thì ngành Dropshipping vẫn có những cơ hội tiềm ẩn nhất định dành cho người làm kinh doanh. Cụ thể:
- Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.
- Từ năm 2019 đến 2025, thị trường dropshipping dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép) là 28,8%
- Theo số liệu của Statista, thị trường thương mại điện tử quốc tế (bao gồm cả Dropshipping) sẽ chạm mốc tăng trưởng hơn 32% lên $6.5 nghìn tỷ vào năm 2023.
7. Gợi ý các sàn TMĐT giúp bạn kiếm tiền với Dropshipping hiệu quả
7.1 Amazon
Amazon là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới với hàng triệu sản phẩm, cửa hàng khác nhau. Amazon cung cấp các hoạt động bán hàng Dropshipping hoặc dịch vụ Fulfillment by Amazon (người bán vận chuyển hàng hoá đến kho của Amazon và được Amazon) phân phối đến khách hàng.
Để thực hiện Dropshipping trên Amazon bạn cần tuân thủ những điều dưới đây:
- Chịu trách nhiệm chấp nhận, xử lý việc khách hàng trả lại sản phẩm
- Tuân thủ các điều khoản khác trong thỏa thuận người bán và các chính sách hiện hành của Amazon
- Xác minh bản thân là người bán các sản phẩm trên tất cả các phiếu đóng gói và các thông tin khác
7.2 Shopee
Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam, nơi bạn có thể áp dụng mô hình kinh doanh Dropshipping. Lợi nhuận thu được từ Dropshipping trên Shopee sẽ là khoản chênh lệch giữa giá bán của nhà cung cấp và giá bán mà bạn đưa ra, sau khi trừ đi các chi phí marketing.
7.3 Lazada
Được thành lập vào 2012, Lazada là sàn thương mại bán hàng trực tuyến số một khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là kênh thương mại điện tử để bạn bán hàng Dropshipping hiệu quả. Lazada nổi bật với việc mở tài khoản dễ dàng, sản phẩm, ngành hàng đa dạng và các chính sách công khai, minh bạch. Đảm bảo sự uy tín, chất lượng hàng đầu.
Phía trên là toàn bộ thông tin về Dropshipping là gì để bạn tham khảo. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về hình thức bán hàng MMO (Make Money Online) này. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!