B2C là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi cách thức vận hành đơn giản, dễ áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Vậy cụ thể B2C là gì? Cùng tìm hiểu khái niệm, những đặc điểm và các loại mô hình B2C hiện nay qua bài viết chi tiết sau đây nhé!
1. B2C là gì?
1.1 Khái niệm B2C là gì?
Mô hình B2C (Business To Consumer) là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Cách thức hoạt động đơn giản là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, ví dụ như việc mua sắm tại cửa hàng, trên website,... Đây là mô hình kinh doanh bán lẻ được áp dụng rất phổ biến hiện nay.
1.2 Ví dụ về mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C xuất hiện trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, ví dụ như:
- Zara: Thương hiệu thời trang chuyên cung cấp các sản phẩm như quần áo, giày dép, phụ kiện cho người tiêu dùng. Zara không chỉ mở cửa hàng tại các trung tâm thương mại mà còn hoạt động trên web bán hàng trực tuyến, tạo điều kiện để khách hàng trải nghiệm mua sắm dễ dàng và nhanh chóng.
- Apple: Thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới, cung cấp các sản phẩm điện tử phục vụ cho nhu cầu của người dùng cá nhân như iPhone, iPad, MacBook và các phụ kiện đi kèm.
Xem thêm:
=> B2B LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH B2B TRONG DOANH NGHIỆP
=> MÔ HÌNH 4P LÀ GÌ? QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING
2. Đặc điểm của mô hình B2C
Mô hình kinh doanh B2C thường mang một số đặc trưng sau đây:
2.1 Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cuối
Ngay từ khái niệm B2C là gì, chúng ta đã biết đối tượng khách hàng mà mô hình này hướng đến chính là người dùng cá nhân. Khách hàng trong mô hình B2C mua sản phẩm, dịch vụ cho mục đích cá nhân, không phải để kinh doanh. Còn doanh nghiệp B2C sẽ bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.2 Đa dạng nhà cung cấp
Khác với mô hình B2B đòi hỏi các doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ lâu dài, B2C lại cho phép nhiều nhà cung cấp khác nhau, mang đến sự đa dạng trong chủng loại, mẫu mã, giá cả,... của sản phẩm, hàng hóa. Khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn và so sánh để mua được mặt hàng ưng ý nhất.
2.3 Dễ bị thay thế
Vì số lượng nhà cung cấp rất lớn, xuất hiện sự cạnh tranh nên các doanh nghiệp trên thị trường B2C cần tạo quan hệ kết nối, xây dựng lòng tin với khách hàng. Đồng thời phải liên tục đưa ra các chiến dịch marketing độc đáo, cập nhật tính năng của sản phẩm/ dịch vụ nếu không muốn bị đào thải, thay thế bởi đối thủ khác.
2.4 Thời gian bán hàng ngắn hạn
Đặc điểm tiếp theo của mô hình kinh doanh B2C là thời gian mua bán ngắn, với các giao dịch thương mại được thực hiện nhanh chóng, thúc đẩy nhu cầu mua hàng ngay lập tức của người tiêu dùng cuối cùng.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh B2C vẫn có khía cạnh dài hạn. Để có thể phát triển bền vững, các doanh nghiệp B2C cần tập trung vào chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, tạo dựng mối quan hệ lâu dài và xây dựng niềm tin, sự trung thành của khách hàng.
2.5 Cạnh tranh cao
Mô hình kinh doanh B2C được áp dụng rộng rãi bởi tính đa dạng và cạnh tranh trên thị trường tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ phát triển, sự bùng nổ thông tin trên các trang mạng xã hội như Tik Tok, Instagram,... chính là “miền đất hứa” giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi và tăng khả năng tiếp cận đến nhiều người.
Người tiêu dùng hiện nay có thể lướt xem cùng lúc nhiều sản phẩm và tìm kiếm mặt hàng phù hợp chỉ với một chiếc smartphone. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, thông qua các chiến lược phát triển sản phẩm/ dịch vụ, marketing tiếp cận thị trường…
2.6 Thường xuyên cập nhật sản phẩm/ dịch vụ
Thị trường tiêu dùng luôn thay đổi với nhiều xu hướng mới nổi lên, do đó các doanh nghiệp B2C cần phải thường xuyên cập nhật sản phẩm, dịch vụ của mình để giữ vững lợi thế cạnh tranh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ một cửa hàng thời trang dành cho nữ, cần nắm bắt xu hướng mới nhất và cập nhật mẫu mã quần áo liên tục, phù hợp theo từng mùa.
Xem thêm:
=> MÔ HÌNH PESTEL LÀ GÌ? KHÁI NIỆM, QUY TRÌNH PHÂN TÍCH, ỨNG DỤNG THỰC TẾ
=> AIDA LÀ GÌ? CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA TRONG MARKETING HIỆU QUẢ
3. Lợi ích của mô hình B2C
Một số lợi ích mà mô hình B2C (Business-to-Consumer) mang đến cho doanh nghiệp phải kể đến như:
3.1 Tiếp cận lượng khách hàng đông đảo
Doanh nghiệp theo mô hình B2C có thể mở rộng phạm vi khách hàng cả trong và ngoài nước. Thông qua các nền tảng mạng xã hội, website, quảng cáo… các doanh nghiệp B2C sẽ dễ dàng tiếp cận một số lượng khách hàng lớn, vừa thu hút khách hàng mới vừa duy trì quan hệ với khách hàng cũ.
Với sự phát triển của Internet, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội thay đổi chiến lược Marketing, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng bằng cách tối ưu hóa website trên thiết bị di động, sử dụng các ứng dụng di động,... Từ đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao doanh số bán hàng.
3.2 Tăng tính tương tác với khách hàng
Ưu điểm tiếp theo của mô hình B2C là tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các kênh bán hàng, mạng xã hội. Ngoài ra, dựa vào độ tuổi, giới tính… có thể cá nhân hóa, thực hiện các chiến dịch quảng cáo phù hợp với từng nhóm khách hàng. Cũng như đưa ra các bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm với những tính năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
3.3 Tính linh hoạt trong việc bán hàng
B2C là mô hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì cho phép bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau: cửa hàng truyền thống, website, mạng xã hội, mạng lưới bán lẻ, app di động… Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu từ nhiều nguồn bán hàng khi có thể linh hoạt tiếp cận với khách hàng.
3.4 Chu kỳ bán hàng ngắn
Cách thức mua hàng đa dạng (qua website, app, mạng xã hội…) không bị giới hạn khung giờ mua sắm nên khách hàng có thể thuận tiện trong việc đặt hàng và không phải đợi quá lâu. Các doanh nghiệp hiện nay có thể cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong thời gian ngắn, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.
3.5 Tăng tính cạnh tranh trên thị trường
Để có thể cạnh tranh với những đối thủ trong cùng phân khúc, lĩnh vực, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản phẩm/ dịch vụ. Đồng thời tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến để có chiến lược tiếp cận khách hàng rộng rãi và tối ưu hơn.
Các doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó cung cấp sản phẩm/ dịch vụ phù hợp và tạo ra trải nghiệm ngày một tốt hơn. Điều này chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường B2C.
Xem thêm:
=> MBO LÀ GÌ? QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MỤC TIÊU MBO HIỆU QUẢ
=> QUẢN TRỊ MARKETING LÀ GÌ? CẨM NANG CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ MARKETING
4. Các mô hình kinh doanh B2C phổ biến
4.1 B2C bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình B2C xuất hiện phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Với mô hình này, người tiêu dùng có thể mua hàng trực tiếp từ những nhà bán lẻ trực tuyến. Ví dụ như các trang web, page bán hàng, các nhà sản xuất, doanh nghiệp nhỏ…
4.2 B2C trung gian trực tuyến
B2C trung gian cũng là một mô hình thường gặp, trong đó nhà phân phối đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua. Ví dụ dễ hình dung nhất về nhà phân phối chính là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc web Chợ Tốt.
Các doanh nghiệp này không trực tiếp sản xuất hay sở hữu sản phẩm, mà chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa bên bán và bên mua. Ưu điểm của mô hình B2C này là khả năng tiếp cận khách hàng rộng rãi, mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao.
4.3 B2C dựa trên quảng cáo
Mô hình B2C dựa trên quảng cáo thường đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu một website chất lượng, thiết kế đẹp mắt, với nội dung có giá trị và xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm phổ biến như Google.
Doanh nghiệp sẽ dựa vào lượng truy cập để tiến hành quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn có thể tận dụng cho các doanh nghiệp khác thuê không gian quảng cáo để kiếm thêm lợi nhuận.
4.4 B2C dựa vào cộng đồng
B2C dựa vào cộng đồng là mô hình mà doanh nghiệp sẽ hướng đến việc xây dựng các cộng đồng trực tuyến trên mạng xã hội Facebook, Zalo… Ví dụ cụ thể như Hội các bà mẹ bỉm sữa, Hội thích sưu tầm sách…
Trong các cộng đồng này, doanh nghiệp phát triển nhóm bằng cách tạo ra những nội dung giá trị, mang tính chia sẻ. Mục đích của mô hình B2C này là tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu để tiến hành quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến các thành viên trong nhóm một cách hiệu quả.
Ví dụ: Trong hội nhóm những người mê skincare, doanh nghiệp sẽ tập trung giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc da… thuộc nhiều phân khúc khác nhau.
4.5 B2C dựa trên phí
Mô hình kinh doanh B2C dựa trên phí hoạt động chủ yếu trên các website, ứng dụng trả phí như Netflix, Spotify, Youtube Premium, các khóa học trực tuyến,... Các trang web này vẫn có thể bao gồm nội dung miễn phí, nhưng để tối ưu trải nghiệm và không có quảng cáo, xem được hết tất cả thì người dùng bắt buộc phải trả phí.
Xem thêm:
=> QUẢN TRỊ KINH DOANH LÀ GÌ? A - Z THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
=> BỎ TÚI CÁC KỸ NĂNG SALE HIỆU QUẢ DÂN CHUYÊN CẦN BIẾT
5. Phân biệt mô hình kinh doanh B2C và B2B
B2C và B2B đều là các loại mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, điểm khác biệt của B2B và B2C là gì? Cùng theo dõi qua bảng so sánh chi tiết sau đây:
6. Thách thức của mô hình kinh doanh B2C
6.1 Tính cạnh tranh khốc liệt
Thị trường B2C hiện nay đang là một mảnh đất màu mỡ với sự lên ngôi của hình thức kinh doanh online qua các nền tảng xã hội như Tik Tok, Instagram, Facebook… Do đó, để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các doanh nghiệp cần nỗ lực thay đổi chiến lược marketing để tiếp cận và giữ chân khách hàng.
6.2 Cần có sự linh hoạt và nhanh chóng
Đặc điểm của mô hình B2C là thời gian mua bán rất ngắn, do đó khách hàng thường đòi hỏi sự nhanh chóng, linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của họ. Điều này buộc các doanh nghiệp phải biết điều chỉnh để cung cấp cho khách hàng kịp thời, đồng thời cập nhật theo xu hướng để phù hợp với thị hiếu của họ.
6.3 Khách hàng đa dạng với yêu cầu, kỳ vọng cao hơn
Khách hàng B2C giờ đây có nhiều sự lựa chọn khi mua sắm nên yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ cũng cao hơn rất nhiều. Nếu không kịp thời đáp ứng, doanh nghiệp có thể sẽ không giữ chân được người tiêu dùng khi đối thủ làm tốt hơn. Do đó, cần cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
6.4 Chi phí marketing cao
Mô hình kinh doanh B2C đòi hỏi chiến lược quảng cáo liên tục để tăng tính tiếp cận đến người dùng. Chi phí marketing cũng “ngốn” kha khá vì tính cạnh tranh cao và số lượng khách hàng lớn. Do vậy, các doanh nghiệp phải đề ra chiến lược marketing hiệu quả trên diện rộng mà vẫn tiết kiệm chi phí mới mong có lợi nhuận cao.
6.5 Quản lý kho và giá cả
Với số lượng khách hàng lớn, các doanh nghiệp trong mô hình B2C phải biết cách quản lý kho hàng và giá cả một cách hiệu quả, để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tối ưu hóa lợi nhuận.
6.6 Thị trường thay đổi nhanh chóng
Thị trường B2C không giậm chân tại chỗ mà có xu hướng thay đổi thường xuyên, với nhiều sản phẩm/ dịch vụ mới được cập nhật liên tục, nhanh chóng theo thị hiếu của khách hàng. Nếu không chịu thay đổi hay làm mới, doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh và khó tồn tại lâu dài trên thị trường.
Xem thêm:
=> SWOT LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH SWOT CHUẨN
=> TOP 10+ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆU QUẢ, PHỔ BIẾN NHẤT
7. Chiến lược Marketing cho mô hình B2C
7.1 Tối ưu hóa website
Trang web được tối ưu hóa với giao diện thân thiện, tốc độ load trang nhanh, thông tin sản phẩm/ dịch vụ trình bày rõ ràng, dễ thấy cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Từ đó nâng cao khả năng người dùng thực hiện hành vi mua hàng.
Ngoài ra, tối ưu hóa website cũng là một cách hiệu quả để xây dựng thương hiệu khi thể hiện đúng thông điệp và giá trị mà doanh nghiệp hướng đến. Nhờ đó giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu, với bản sắc khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tạo được lòng tin, ấn tượng tốt với khách hàng.
7.2 Tối ưu content SEO cho website
Tối ưu hóa content SEO là một phương án hiệu quả nhằm cải thiện khả năng hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing… Khi người dùng tìm kiếm từ khóa về sản phẩm/ dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, các bài viết liên quan của doanh nghiệp trong top tìm kiếm giúp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.
Để bài viết xuất hiện ở trang đầu tìm kiếm, nội dung cần được tối ưu hóa, với các thông tin hữu ích, đáng tin cậy, đảm bảo chứa đầy đủ từ khóa quan trọng. Khi khách hàng lướt xem nội dung trên website của doanh nghiệp sẽ nán lại lâu hơn, từ đó tạo kết nối và niềm tin để tiến đến thực hiện hành vi tiếp theo là mua hàng.
7.3 Tận dụng mạng xã hội
Với số lượng người dùng đông đảo trên Facebook, Tiktok, Instagram, YouTube,... doanh nghiệp B2C có thể tận dụng để triển khai các chiến dịch marketing như sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo,… để tăng cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng tại các nền tảng xã hội phổ biến này.
Social Media đóng một vai trò quan trọng trong mô hình B2C khi là cầu nối tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua việc trả lời những thắc mắc, phản hồi và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dùng, doanh nghiệp có thể tạo ra sự gắn kết, xây dựng lòng tin để có một lượng khách hàng trung thành.
7.4 Email marketing
Email marketing là hình thức các doanh nghiệp trực tiếp gửi email mang tính chất quảng cáo, đưa thông tin về sản phẩm mới, khuyến mãi hoặc nội dung có giá trị đến hộp thư của khách hàng. Mục đích chủ yếu là tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp B2C cũng có thể gửi các thông điệp cá nhân hóa, cũng như tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua email marketing. Việc hỏi ý kiến, nhận phản hồi và trả lời nhanh chóng qua email giúp doanh nghiệp tạo kết nối sâu sắc hơn với khách hàng, và từ đó thúc đẩy hành động mua hàng.
Xem thêm:
=> EMAIL MARKETING LÀ GÌ? HIỂU CHI TIẾT NHẤT VỀ EMAIL MARKETING
=> SEARCH ENGINE MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC TẠO SEM HIỆU QUẢ
7.5 Ứng dụng di động
Các ứng dụng di động tiện lợi, linh hoạt ra đời cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận một lượng khách hàng lớn tiềm năng. Việc mua sắm trên app có các ưu điểm như nhiều ưu đãi đặc biệt, chương trình đổi thưởng hấp dẫn, mã giảm giá, quà tặng kèm. Điều này khuyến khích khách hàng trung thành và gắn bó với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp B2C cũng có thể thực hiện marketing qua ứng dụng di động để xây dựng thương hiệu. Việc tạo ra một app có giao diện thân thiện, tích hợp nhiều tính năng hữu ích sẽ tạo độ nhận diện thương hiệu tích cực và rộng rãi. Đồng thời mang đến trải nghiệm tương tác với khách hàng để xây dựng lòng tin lâu dài.
7.6 Cá nhân hoá
Cá nhân hoá trong mô hình B2C chủ yếu phục vụ và đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng khách hàng. Thay vì tiếp cận chung chung trên diện rộng, doanh nghiệp sử dụng hình thức cá nhân hóa để nắm bắt thông tin cá nhân, hành vi tiêu dùng, sở thích của mỗi khách hàng. Phương pháp này mang đến một số lợi ích như:
- Doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch marketing có giá trị, gần gũi với khách hàng và tạo ra sự gắn kết.
- Doanh nghiệp có thể mang đến cảm giác riêng tư và quan tâm đến từng khách hàng qua việc gửi thông điệp cá nhân hoá.
- Việc gửi email, thông báo hay tin nhắn riêng giúp khách hàng cảm thấy mình được coi trọng, từ đó tăng sự tương tác tích cực và thúc đẩy hành vi mua hàng. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn.
Xem thêm:
=> 11 MÔ HÌNH KINH DOANH ONLINE NÊN ỨNG DỤNG ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU
=> XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH THÀNH CÔNG VỚI 9 YẾU TỐ, 5 BƯỚC, 12 MÔ HÌNH
8. Bí quyết bán hàng B2C hiệu quả
Mô hình bán hàng B2C đòi hỏi:
- Người bán hàng cần có kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ. Điều này giúp khách hàng tin tưởng, cảm thấy yên tâm khi mua, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
- Người bán hàng trang bị kỹ năng giao tiếp, thương lượng, xử lý vấn đề,... Các kỹ năng này nhằm thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm.
- Nắm bắt được insight khách hàng, đánh trúng tâm lý và khơi gợi nhu cầu mua hàng của họ. Đồng thời duy trì kết nối với khách hàng và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho họ.
Các doanh nghiệp B2C đóng vai trò quan trọng trên thị trường, phục vụ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về B2C và hiểu được B2C là gì nhé!