Hiện nay, mô hình HRBP ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn. Vậy vai trò của HRBP là gì? Một HRBP cần trang bị những kỹ năng cần thiết nào? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết về vị trí HRBP trong bài viết dưới đây nhé!
1. HRBP là gì?
HRBP là làm gì? HRBP là viết tắt của cụm Human Resource Business Partner, nghĩa là “Nhân sự – Đối tác kinh doanh” hay còn gọi tắt là “Đối tác nhân sự”. Đây là bộ phận nhân sự giữ vai trò là đối tác với các phòng ban khác trong quá trình triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Theo đó, HR Business Partner vừa là đại diện cho người lao động, vừa là cầu nối giữa đơn vị kinh doanh và các bộ phận khác, nhằm tối ưu hiệu quả làm việc. Đồng thời, HRBP cũng phối hợp với các bộ phận trong BU (Business Unit – Đơn vị kinh doanh chiến lược) để thỏa thuận về các hợp tác kinh doanh.
2. Phân biệt HRBP và HR truyền thống
Có thể thấy, HR và HR Business Partner đều là hai vị trí công việc hoạt động trong lĩnh vực nhân sự. Tuy nhiên, cấp độ thực hiện công việc có sự khác nhau. Cấp độ ảnh hưởng của bộ phận nhân sự trong một doanh nghiệp được phân bổ như sau:
- Cấp 1: Quản lý nhân sự (Bao gồm kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự).
- Cấp 2: Phát triển nhân sự.
- Cấp 3: Định hướng – Xây dựng – Đào tạo và phát triển.
Theo đó, cấp 1 và 2 là do HR truyền thống quản lý, cấp 3 là do HRBP quản lý. Đối với quy mô toàn công ty hoặc tập đoàn, cấp 3 sẽ do HRD quản lý (HR director). Do đó, có thể hiểu một HRBP vừa sở hữu năng lực của HR truyền thống vừa có hiểu biết về chiến lược kinh doanh tiệm cận HRD.
HR (Chuyên viên quản trị nhân sự) |
HRBP (Đối tác kinh doanh - Quản lý nhân sự) |
|
Nhiệm vụ |
Tổng hợp các tác vụ hành chính nhân sự. |
Xây dựng chiến lược nhân sự và phát triển mục tiêu cho doanh nghiệp. |
Mô tả công việc |
|
|
3. Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp
3.1 Strategic Partner – Đối tác chiến lược
Tại các doanh nghiệp lớn, HRBP đóng vai trò là người trực tiếp liên hệ, trao đổi với các phòng ban chuyên biệt khác. Công việc chính của họ là hỗ trợ tư vấn, điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của doanh nghiệp.
Ngoài ra, HRBP còn là người hiểu rõ về năng lực của toàn bộ nhân sự trong tổ chức. Từ đó, họ có thể nhận diện chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của nhân sự đến việc thực thi các chiến lược này.
HRBP cũng nắm được tầm quan trọng của nhân tài đến sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này giúp HRBP lên kế hoạch tái cấu trúc nhân sự sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.
3.2 Operations Manager – Quản lý hoạt động
Với vai trò quản lý hoạt động, HRBP sẽ đảm nhận việc tuyên truyền văn hóa công ty, quy định, quy trình làm việc, chính sách đãi ngộ,... Nếu có những thay đổi về quy định hay chính sách, họ sẽ là người cập nhật và thông tin đến toàn bộ nhân viên.
Thêm nữa, HRBP cũng là người giám sát đội ngũ nhân viên, đưa ra đánh giá, nhận xét về thái độ, tác phong nhân viên ở các phòng ban. Từ đó kết hợp với bộ phận HR để tìm ra những nhân viên đủ năng lực, đưa vào các vị trí chủ chốt trong công ty.
3.3 Responder – Phản ứng khẩn cấp
Khi cần phản hồi thông tin, thắc mắc hay khiếu nại, HR Business Partner sẽ là nơi tiếp nhận và đưa ra giải pháp xử lý thỏa đáng. Ngoài ra, bộ phận HRBP còn phải dự trù những tình huống bất ngờ có thể phát sinh, để kịp thời phản ứng, hạn chế tối đa những rủi ro nếu có, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
3.4 Employee Mediator – Người hòa giải
Trong doanh nghiệp khó tránh khỏi những mâu thuẫn nội bộ và HR Business Partner chính là bộ phận đảm nhận vai trò hòa giải. Đồng thời, HRBP cần phải sẵn sàng ứng phó trước những thay đổi đột ngột trong cấu trúc nhân sự của một tổ chức. Từ đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp.
4. Những kỹ năng quan trọng cần có của HRBP
Để trở thành một HR Business Partner giỏi cần đòi hỏi nhiều kỹ năng và năng lực nhất định. Trong đó bao gồm:
4.1 Hiểu biết sâu về tổ chức, doanh nghiệp
Khi là một HRBP, bạn cần phải nắm vững kiến thức về nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực, cách thức hoạt động trong tổ chức, các chức năng kinh doanh cốt lõi, biểu đồ doanh nghiệp,...
Đây là những kiến thức quan trọng, rất cần thiết cho công việc chính của bạn. Vì vậy, bạn cần sớm hiểu rõ và chủ động cập nhật xu hướng mới liên tục để mở rộng vốn kiến thức của bản thân.
4.2 Kỹ năng kết nối các mối quan hệ
Đây là kỹ năng giúp cho HRBP dễ dàng tạo dựng sự gắn kết với các nhân viên, từ đó thấu hiểu và có đánh giá chính xác hơn. Đồng thời, kỹ năng này còn hỗ trợ trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh thông minh, thiết lập mối quan hệ với khách hàng một cách trơn tru.
4.3 Kỹ năng quản lý, tổ chức
Kỹ năng tổ chức đối với một HRBP nằm ở việc quản lý thời gian và kỷ luật bản thân. Để tối ưu một đề xuất, bạn cần phải lên lịch một cách cụ thể, thực hiện tuần tự các bước, các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
4.4 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu nếu bạn đảm nhận vị trí HRBP trong doanh nghiệp. Với vai trò là cầu nối giữa tổ chức và bộ phận nhân viên, các chuyên gia HRBP cần phải có khả năng diễn giải, đàm phán để thuyết phục cấp trên và nhân viên cấp dưới, tạo mối liên kết giữa các bộ phận, các cấp trong một tổ chức.
4.5 Kỹ năng đối phó với kháng cự
Có nhiều mức độ sai phạm có thể diễn ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hoạt động. HRBP cần là người có kinh nghiệm trong việc đối phó với sự phản kháng. Sau khi xác định được các tình huống cần sự can thiệp về nhân sự, bộ phận HR và doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện các biện pháp xử lý tốt nhất có thể.
4.6 Có tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược cũng là một kỹ năng không thể bỏ qua đối với HRBP. Khi có một tư duy chiến lược nhanh nhạy, bạn sẽ hoàn thành tốt vai trò của một đối tác kinh doanh, khi đưa ra các sáng kiến, ý tưởng chiến lược góp phần tạo nên sự thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty.
5. Lộ trình phát triển của HRBP
Lộ trình phát triển của HRBP được phân thành các cấp độ cơ bản như sau: HRBP Specialist => HRBP Supervisor => HRBP Manager. Cụ thể:
- Ở vị trí HRBP Specialist, bạn cần nắm được các vấn đề cơ bản về mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị của đơn vị kinh doanh chiến lược. Ngoài ra, có thể tư vấn, xây dựng kế hoạch, trang bị nguồn lực phục vụ cho hoạt động phỏng vấn và tuyển dụng.
- Sau HRBP Specialist, tiếp theo sẽ là vị trí HRBP Supervisor nếu bạn phấn đấu sau khoảng 1 - 2 năm. Để có thể đảm nhận được vai trò của HRBP Supervisor, bạn cần biết cách tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thành tích trong một tổ chức, lộ trình phát triển sự nghiệp,...
- Cuối cùng, HRBP Manager là cấp độ cao nhất đối với một HRBP. Ở vị trí này, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các kỹ năng chuyên môn, có vốn kiến thức sâu rộng về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, cũng như có thể thiết lập và xây dựng sự hợp tác vững mạnh giữa các phòng ban trong công ty.
6. Mức lương của một HRBP
HR Business Partner là vị trí đóng vai trò quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp. Do đó, mức lương của một HRBP thường khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào từng vị trí và tính chất công việc mà mức lương của HRBP sẽ khác nhau. Cụ thể:
- HRBP Specialist: Mức lương trung bình dao động từ 16 - 23 triệu đồng/tháng.
- HRBP Supervisor: Mức lương trung bình dao động từ 34 - 46 triệu đồng/tháng.
- HRBP Manager: Mức lương trung bình dao động từ 46 - 80 triệu đồng/tháng.
Trên đây là bài viết tổng hợp khá đầy đủ những thông tin liên quan đến công việc của một HRBP. Hy vọng bạn đọc nắm được khái niệm HRBP là gì, cũng như vai trò quan trọng của vị trí này trong bộ phận quản lý nhân sự của một doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi Langmaster để tiếp tục cập nhật các bài viết hay khác nhé!