Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là một phần quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, giúp xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, tiết kiệm chi phí hơn. Vậy kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì? Cách lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự như thế nào? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì?
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là quy trình các bước mà mỗi doanh nghiệp cần có nhằm tìm kiếm, chiêu mộ và thu hút nhân tài. Thông qua kế hoạch tuyển dụng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, nguồn lực và xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì?
2. Doanh nghiệp nên lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự khi nào?
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là những thời điểm mà các nhà tuyển dụng nên xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự:
- Khi kế hoạch mở rộng hoặc phát triển: Nếu doanh nghiệp dự định mở rộng hoạt động, mở thêm chi nhánh, tham gia vào các dự án mới thì việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự là cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
- Khi có sự thay đổi trong tổ chức: Khi có sự thay đổi về cấu trúc tổ chức, ví dụ như sáp nhập, chia tách, tái cơ cấu, doanh nghiệp cần phải xem xét lại kế hoạch tuyển dụng. Có thể cần tuyển dụng thêm nhân viên hoặc điều chỉnh vị trí công việc hiện có.
- Khi có sự ra đi của nhân viên: Nếu có nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển công việc, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch để thay thế họ. Điều này đảm bảo rằng công việc vẫn được thực hiện một cách hiệu quả.
- Khi cần đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể: Nếu có dự án mới, hoặc nhiệm vụ đặc biệt, bạn cần phải tìm kiếm nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Kế hoạch tuyển dụng giúp bạn xác định nhu cầu cụ thể và tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp.
Xem thêm: QUẢN LÝ NHÂN SỰ LÀ GÌ? NHIỆM VỤ & QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ
Doanh nghiệp nên lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự khi nào?
3. Tại sao cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự?
Tại sao cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự?
3.1 Nhằm đảm bảo tính nhất quán
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp đảm bảo tính nhất quán trong quá trình tuyển dụng. Thông qua việc xác định rõ ràng tiêu chí, quy trình và tiêu chuẩn tuyển dụng, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng tất cả ứng viên được đánh giá một cách công bằng và nhất quán. Điều này giúp tránh được sự thiên vị, đảm bảo rằng ứng viên thực sự phù hợp với vị trí, mục tiêu tổ chức.
Kế hoạch này cũng tạo ra sự minh bạch, tin cậy trong quá trình tuyển dụng, đồng xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp trên thị trường lao động, tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
3.2 Giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự không chỉ giúp doanh nghiệp chọn lựa nhân viên phù hợp mà còn giảm thiểu chi phí trong quá trình tuyển dụng và đào tạo. Bằng cách tập trung vào việc lựa chọn ứng viên có kỹ năng và trình độ phù hợp từ ban đầu, doanh nghiệp có thể tránh chi phí chi trả cho quá trình tuyển dụng lặp lại, cũng như là đào tạo lại.
3.3 Cung cấp trải nghiệm ứng viên hấp dẫn
Thực tế, một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường tuyển dụng tích cực, cung cấp cho ứng viên trải nghiệm hấp dẫn nhất. Từ đó, làm tăng cơ hội thu hút, giữ chân những ứng viên giỏi, xây dựng một đội ngũ nhân sự đa dạng, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.
3.4 Xây dựng đội ngũ nhân sự đa dạng, tiềm năng
Thông qua việc xây dựng kế hoạch nhân sự thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm, thu hút ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với vị trí, mục tiêu của tổ chức. Từ đó, có thể xây dựng đội ngũ nhân sự đa dạng, tiềm năng.
Xem thêm: CHI TIẾT QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ
4. Chi tiết kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp
Chi tiết kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Bước 1: Xác định về nhu cầu tuyển dụng
Bước đầu tiên trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự chính là xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định được vị trí cần tuyển, số lượng, các yêu cầu cần thiết,... Từ đó, nhà tuyển dụng có thể xây dựng một kế hoạch tuyển dụng phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Xác định về nhu cầu tuyển dụng
Bước 2: Dự báo về nhu cầu tuyển dụng
Một bước quan trọng trong kế hoạch tuyển dụng là dự báo về nhu cầu tuyển dụng. Bao gồm đánh giá về cơ cấu tổ chức, thay đổi của các phòng ban, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc, tiềm năng phát triển trong tương lai,...
Thông qua việc đánh giá sự tăng trưởng tiềm năng của công ty thì nhà tuyển dụng có thể dự đoán cho kế hoạch tuyển dụng của mình một cách chính xác, linh hoạt và giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức và cơ hội trong tương lai.
Bước 3: Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết
Bản mô tả công việc cung cấp một cái nhìn chi tiết về nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu cụ thể cho vị trí được tuyển dụng. Vì thế, khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự thì doanh nghiệp cần thiết lập bản mô tả công việc chi tiết.
Theo đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về vị trí công việc, từ đó xây dựng các mục tiêu công việc, kỹ năng cần thiết, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,... Điều này không chỉ giúp thu hút ứng viên phù hợp mà còn đảm bảo rằng ứng viên có thể hiểu rõ về công việc và có thể đáp ứng được yêu cầu của tổ chức.
Xem thêm: THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG
Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết
Bước 4: Xây dựng ngân sách tuyển dụng
Xây dựng ngân sách tuyển dụng là bước quan trọng trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Nó giúp doanh nghiệp xác định mức đầu tư cần thiết cho các hoạt động tuyển dụng như quảng cáo việc làm, phỏng vấn, chi phí đi lại của ứng viên và các chi phí khác liên quan.
Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình tuyển dụng được thực hiện một cách có hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng thời đáp ứng được mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đặt ngân sách cụ thể cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, phân bổ tài chính một cách hợp lý, hiệu quả.
Bước 5: Lựa chọn công cụ tuyển dụng phù hợp
Bước tiếp theo trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự chính là lựa chọn công cụ tuyển dụng phù hợp. Nhà tuyển dụng sẽ nghiên cứu, xem xét các công cụ tuyển dụng như: website tuyển dụng, phần mềm quản lý ứng viên, mạng xã hội chuyên về việc làm, hoặc dịch vụ tuyển dụng của bên thứ ba,...
Đánh giá các công cụ tuyển dụng dựa trên yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp như tính năng, khả năng tích hợp, hiệu suất, tính linh hoạt và chi phí. Bằng cách so sánh các công cụ này, doanh nghiệp có thể xác định những công cụ phù hợp nhất với nhu cầu tuyển dụng của mình và tối ưu hóa quá trình tuyển dụng, từ đó đảm bảo rằng việc thu hút ,chọn lựa ứng viên được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Lựa chọn công cụ tuyển dụng phù hợp
Bước 6: Lập kế hoạch và lịch tuyển dụng nhân sự
Sau khi xác định được các công cụ tuyển dụng phù hợp, doanh nghiệp cần lập kế hoạch và lên lịch trình cụ thể cho quá trình tuyển dụng. Bước này bao gồm việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của quá trình tuyển dụng, lập lịch trình cho các hoạt động cụ thể như đăng tin tuyển dụng, tổ chức phỏng vấn và xử lý hồ sơ ứng viên.
Lập kế hoạch và lịch tuyển dụng nhân sự giúp đảm bảo rằng quá trình tuyển dụng diễn ra một cách có tổ chức, hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Bước 7: Lập quy trình tuyển dụng chi tiết
Quy trình tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng xác định các bước cụ thể cần thực hiện từ khi bắt đầu quá trình tuyển dụng cho đến khi lựa chọn được ứng viên phù hợp. Các bước trong quy trình tuyển dụng bao gồm: đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, tổ chức phỏng vấn, đánh giá ứng viên, gửi thư mời nhận việc, chào đón ứng viên mới.
Lập quy trình tuyển dụng chi tiết đảm bảo rằng quá trình tuyển dụng được thực hiện một cách có tổ chức, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp tạo ra sự minh bạch, công bằng trong quá trình tuyển dụng.
Lập quy trình tuyển dụng chi tiết
Bước 8: Tạo quy trình đánh giá ứng viên minh bạch
Khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự thì doanh nghiệp cần tạo quy trình đánh giá ứng viên minh bạch đảm bảo rằng mọi ứng viên đều được đánh giá dựa trên cùng các tiêu chí và tiêu chuẩn. Minh bạch trong quy trình đánh giá giúp tạo ra sự công bằng trong quá trình tuyển dụng, đồng thời đảm bảo rằng ứng viên được chọn lựa là những người phù hợp nhất với vị trí của doanh nghiệp.
Bước 9: Cập nhật và chỉnh sửa kế hoạch tuyển dụng
Bước cuối cùng trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự chính là cập nhật và chỉnh sửa. Doanh nghiệp cần liên tục theo dõi, đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng, từ đó đưa ra các điều chỉnh và cập nhật cần thiết để cải thiện kế hoạch.
Bằng cách cập nhật, chỉnh sửa kế hoạch tuyển dụng, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình tuyển dụng, tăng cường hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu nhân sự của mình một cách linh hoạt, hiệu quả hơn.
Cập nhật và chỉnh sửa kế hoạch tuyển dụng
5. Gợi ý mẫu lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới nhất
Dưới đây là các mẫu kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới nhất để bạn có thể tham khảo:
Gợi ý mẫu lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới nhất
Gợi ý mẫu lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới nhất
Gợi ý mẫu lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới nhất
Nguồn ảnh: https://amis.misa.vn/
6. Những sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự
6.1 Không có mục đích, nhu cầu tuyển dụng rõ ràng
Không có mục đích và nhu cầu tuyển dụng rõ ràng thường là một sai lầm phổ biến khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Khi không có mục đích, nhu cầu tuyển dụng cụ thể thì doanh nghiệp sẽ khó xác định được ứng viên tiềm năng, không biết về số lượng nhân sự cần tuyển, thời gian cần tuyển,... Từ đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự.
6.2 Thiếu các phân tích cơ sở
Một trong những sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng chính là thiếu các phân tích cơ sở về vị trí tuyển dụng, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên không phù hợp với yêu cầu công việc cụ thể hoặc không hòa hợp với văn hóa và giá trị của tổ chức.
Để tránh điều này, việc nắm bắt rõ những yêu cầu chi tiết của công việc và đồng thời hiểu rõ bức tranh tổng thể của doanh nghiệp.
Thiếu các phân tích cơ sở
6.3 Chưa nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Phần lớn doanh nghiệp hiện nay thường mắc sai lầm là chưa nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kế hoạch tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định rõ các mục tiêu, nhu cầu nhân sự và phương pháp tuyển dụng phù hợp.
Từ đó giúp tối ưu hóa quá trình tuyển dụng, tăng cường khả năng thu hút và chọn lựa nhân viên phù hợp, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến tuyển dụng.
6.4 Không hình dung được chân dung của ứng viên
Khi không hình dung được chân dung ứng viên tiềm năng thì doanh nghiệp sẽ khó tìm kiếm được ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng hoặc kinh nghiệm.
Để tránh điều này, doanh nghiệp phải đặt ra bản mô tả cụ thể, chi tiết về những đặc điểm, kỹ năng và phẩm chất mà ứng viên cần phải có. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể hình dung được chân dung của ứng viên và tìm kiếm những ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.
Không hình dung được chân dung của ứng viên
6.5 Bị ràng buộc bởi yếu tố thời gian
Việc bị ràng buộc bởi yếu tố thời gian sẽ khiến cho kế hoạch tuyển dụng không chi tiết, thiếu sự nghiên cứu, sự thực tế. Thay vào đó, doanh nghiệp cần có đủ thời gian để tiến hành quá trình tuyển dụng một cách kỹ lưỡng và đảm bảo chọn lựa nhân viên phù hợp.
6.6 Không đánh giá hiệu quả, kết quả tuyển dụng
Một sai lầm nữa khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự chính là không đánh giá hiệu quả, kết quả tuyển dụng. Bởi chỉ khi đánh giá lại kế hoạch thì doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh và cải thiện quy trình tuyển dụng, đảm bảo rằng việc thu hút và chọn lựa nhân viên được thực hiện một cách hiệu quả và có hiệu suất cao
Phía trên là toàn bộ về kế hoạch tuyển dụng nhân sự để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng nhé! Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất!