Thuyết phục là một kỹ năng không thể thiếu nếu chúng ta muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thuyết phục người khác sao cho khéo léo và hiệu quả. Để nâng cao kỹ năng thuyết phục trong công việc, cuộc sống, hãy cùng bỏ túi những bí kíp hữu ích trong bài viết chi tiết sau nhé!
1. Kỹ năng thuyết phục là gì?
Thuyết phục là một kỹ năng sử dụng lời nói, hành động của bản thân để làm người khác thay đổi suy nghĩ, đồng ý và chấp nhận làm theo yêu cầu, mong muốn của bạn. Người thuyết phục sẽ cần đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng và ví dụ cụ thể trong quá trình tranh luận hay đàm phán để đạt được mục đích giao tiếp.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, công việc,... của mỗi người. Cụ thể:
2.1 Trong cuộc sống
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hầu như đều sử dụng đến kỹ năng thuyết phục người khác. Ví dụ như khi mượn đồ, vay tiền, nhờ ai đó giúp việc gì… Nếu thấy đối phương còn đắn đo, chưa đồng ý ngay lập tức thì lúc này bạn cần phải dùng khả năng thuyết phục của mình để khiến họ thay đổi suy nghĩ và nghe lời bạn.
2.2 Trong học tập
Kỹ năng thuyết phục cũng rất cần thiết trong môi trường học tập, nhất là trong những cuộc tranh luận, bảo vệ quan điểm về một vấn đề nghị luận xã hội nào đó. Hoặc khi phát động một phong trào, ý tưởng, bạn cũng cần có những lý lẽ thuyết phục hợp lý để khiến các bạn trong lớp đồng ý làm theo hoặc hỗ trợ cho bạn.
2.3 Trong kinh doanh
Trong kinh doanh, kỹ năng thuyết phục khách hàng chính là chìa khóa để bạn chốt sale thành công, nâng cao doanh số bán hàng. Những bạn làm ở vị trí tư vấn viên buộc phải nâng cao kỹ năng này mới có thể chinh phục được khách hàng khó tính. Những nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm các ứng viên có khả năng thuyết phục tốt để đem lại lợi ích lâu dài cho công ty, doanh nghiệp của họ.
2.4 Trong quan hệ đối tác
Kỹ năng thuyết phục còn là công cụ giúp bạn kết nối và tạo dựng các mối quan hệ hợp tác có lợi trong tương lai. Trường hợp này đòi hỏi khả năng thuyết phục của cá nhân phải được nâng lên một tầm cao mới, với khả năng tư duy và kiến thức rất lớn để có thể vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình đàm phán.
Xem thêm:
=> ĐÀM PHÁN LÀ GÌ? 7 MẸO PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN HIỆU QUẢ
=> KỸ NĂNG PHÂN TÍCH LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
3. Cách nâng cao kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần trang bị để có thể thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có năng khiếu và thể hiện tốt khả năng này. Cùng tìm hiểu những cách nâng cao kỹ năng thuyết phục dưới đây và áp dụng ngay nhé!
3.1 Chuẩn bị vấn đề trình bày kỹ lưỡng
Trước khi thuyết phục người khác, hãy đảm bảo rằng bạn đã thật sự hiểu rõ và nắm vững những thông tin cần thiết. Ngoài nội dung cần trình bày, bạn cũng cần tìm hiểu sơ lược về đối phương để biết được sở trường, sở đoản của họ. Nhìn chung, quá trình chuẩn bị vấn đề trình bày đòi hỏi chúng ta:
- Xác định mục đích thuyết phục.
- Liệt kê sẵn các thông tin cần thiết theo trình tự.
- Chuẩn bị sẵn dẫn chứng (ảnh, video, tài liệu cụ thể).
- Triển khai các bước trình bày, chú ý phần mở đầu và chốt hạ.
3.2 Tạo hứng thú với người nghe
Muốn thông tin thêm phần thuyết phục và thu hút sự chú ý của người khác, bạn cần phải tạo được sự hứng thú trong quá trình trình bày. Hãy lồng ghép khéo léo những câu chuyện, ví dụ có thật để khơi gợi sự đồng cảm.
Đặc biệt những trải nghiệm cá nhân là một trong những cách dẫn dắt dễ dàng thuyết phục người khác. Ngoài ra cũng đừng quên kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ tay, biểu cảm gương mặt) để khiến người nghe tập trung khi bạn nói.
3.3 Chiến thuật rào trước đón sau
Đã là ý kiến, quan điểm cá nhân, thì chắc chắn sẽ có khía cạnh nào đó không hợp lý và nếu không cẩn thận, người khác sẽ dễ dàng bác bỏ, phản biện lại. Do đó, bạn cần lường trước được tình huống luận điểm mình đưa ra chưa hoàn thiện, và có thể bị những lý lẽ, bằng chứng thuyết phục khác bác bỏ.
Bạn nên nhớ trong trường hợp này mình là người đưa ra lập luận, quan điểm nên phải chú ý cách mở đầu thích hợp. Chiến thuật “rào trước đón sau” hay chuẩn bị đường lui để kịp thời ứng biến, giữ được sự vững vàng, tự tin khi phản biện lại.
3.4 Trình bày luận điểm có dẫn chứng
Muốn đối phương nghe theo ý mình thì nội dung trình bày phải có tính logic và khoa học. Dẫn chứng thiếu hợp lý chắc chắn sẽ không thể thuyết phục người khác 100%. Do đó, bạn cần chú ý xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng kết hợp nhiều ví dụ thực tiễn để tăng tính thuyết phục.
3.5 Tạo mối quan hệ tốt
Bạn có thể thuyết phục thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó phải kể đến mức độ xây dựng mối quan hệ của bạn với người đó như thế nào. Tất nhiên, nếu cả hai duy trì quan hệ tốt đẹp lâu dài, việc bạn có thể dễ dàng thuyết phục được họ là điều “chắc như đinh đóng cột.”
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN: VAI TRÒ & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN
=> KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ & CÁCH RÈN LUYỆN
3.6 Tạo dựng uy tín của bản thân
Dù là trong cuộc sống hay công việc, “chữ tín” luôn ở hàng đầu nếu bạn muốn thành công và giữ quan hệ lâu dài với người khác. “Một lần mất tín, vạn lần mất tin”, do đó nếu muốn thuyết phục bất kỳ ai, bạn cần duy trì hình ảnh một người đáng tin cậy, nói lời giữ lấy lời. Có như vậy, đối phương mới tin tưởng những gì bạn muốn nói.
3.7 Giữ sự tự tin
Một trong những bí kíp của nghệ thuật thuyết phục chính là giữ tinh thần thoải mái và tự tin. Hãy thể hiện quan điểm của bản thân bằng giọng nói dõng dạc với luận điểm, luận cứ cụ thể. Khi người khác nhìn thấy thần thái tự tin của bạn, họ tự nhiên cũng muốn đồng tình với những chia sẻ, ý kiến của bạn về một chủ đề nào đó.
3.8 Chọn cách giao tiếp phù hợp
Bạn có thể sẽ tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau, có sở thích và tính cách không tương đồng. Do đó, để thuyết phục hiệu quả một đối tượng nào đó, bạn cần chú ý cách xưng hô, chọn lọc từ ngữ phù hợp để đối phương cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn.
3.9 Chọn lựa thời điểm
Nếu đối phương cảm thấy khó chịu và không đồng tình với quan điểm hiện tại của bạn, lúc này thay vì dồn ép họ bạn hãy bình tĩnh và tạm dừng thuyết phục họ. Hãy khéo léo chọn một thời điểm khác phù hợp, có thể đó là khi cả bạn và đối phương đang thoải mái và sẵn sàng để bàn lại vấn đề trước đó.
3.10 Đừng nói những điều vô căn cứ
Kỹ năng thuyết phục sẽ phát huy sức mạnh nếu bạn có những lập luận xác thực và minh chứng rõ ràng. Những điều mơ hồ, vô căn cứ sẽ khiến đối phương mất niềm tin ở bạn. Bạn cũng sẽ không bao giờ có thể thuyết phục người khác hay tạo dựng một mối quan hệ lâu dài nếu chỉ nói những điều vô lý, bịa đặt.
3.11 Tìm sự tương đồng
Trong một buổi đàm phán với đối tác kinh doanh, chắc chắn hai bên đều có những quan điểm riêng và sẽ ra sức bảo vệ lợi ích của mình. Do đó, việc bắt ai đó từ bỏ lập trường của họ để chấp nhận, nghe theo ý của bạn là điều không hề dễ dàng.
Để tăng khả năng thuyết phục khi quan điểm của bạn và đối phương trái ngược nhau, hãy nhớ nắm bắt các khía cạnh tương đồng trong quan điểm của mỗi người. Từ đó, vận dụng các kỹ năng như thương lượng, hòa giải để thuyết phục họ.
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG QUAN SÁT LÀ GÌ? Ý NGHĨA & CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT
=> KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? 12+ KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ TRONG CÔNG VIỆC
3.12 Biết lắng nghe đối phương
Quá trình thuyết phục cũng đòi hỏi bạn cần có sự lắng nghe để hiểu được những gì đối phương mong muốn. Kỹ năng lắng nghe vừa giúp bạn có nhiều thông tin hơn để dễ dàng phản biện, đồng thời còn thể hiện thái độ tôn trọng của bạn dành cho người khác. Từ đó, họ sẽ chấp nhận thay đổi quan điểm và thái độ theo hướng bạn muốn.
3.13 Dùng ngôn ngữ hình thể
Ngoài sử dụng lời nói, bạn còn cần kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để tăng tính thuyết phục, biến cuộc tranh luận trở nên sinh động hơn. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt, ví dụ động tác tay, biểu cảm tự tin khi trình bày luận điểm, đôi khi sẽ mang đến sức ảnh hưởng rất lớn khiến người khác phải đồng ý với ý kiến của bạn.
3.14 Kiên định nhưng không ngoan cố
Giữ vững quan điểm, ý kiến của mình là tốt nhưng không có nghĩa là ngoan cố, bảo thủ với điều đó. Muốn thuyết phục thành công thì trước tiên bạn phải tôn trọng ý kiến của người khác. Khi đã thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của đối phương thì bạn mới có thể dẫn dắt và đi vào phân tích chi tiết để họ chấp nhận những gì bạn nói.
Ví dụ: Khi tư vấn bán hàng, nếu người mua muốn giảm giá thêm nữa thì bạn đừng chỉ cứng nhắc từ chối thẳng. Thay vào đó, bạn có thể linh hoạt đổi sang cách tặng kèm voucher khi mua sản phẩm lần sau, để không làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty, mà vẫn thuyết phục khách hàng chọn mua hàng.
Kỹ năng thuyết phục đòi hỏi bạn phải luyện tập để nâng cao từng ngày. Hy vọng những kiến thức trong bài sẽ giúp các bạn trau dồi kỹ năng thuyết phục một cách hiệu quả, và cảm thấy tự tin hơn trong quá trình tranh luận với người khác nhé!