Ngày nay, đối diện với cuộc sống 4.0 nhộn nhịp, nhiều người dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực, mất phương hướng, dễ bị cáu gắt,... Đây chính là lúc mà bạn cần có kỹ năng quản lý cảm xúc, để cân bằng lại tâm trạng của mình một cách tốt nhất. Vậy kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Làm thế nào để điều chỉnh, quản lý cảm xúc của bản thân? Hãy cùng Langmaster khám phá ngay dưới đây nhé.
1. Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng nhận biết, điều chỉnh các cảm xúc trong bản thân và trong các tình huống giao tiếp, làm việc với người khác. Bao gồm khả năng nhận thức về cảm xúc của mình, biết cách thể hiện, điều chỉnh cảm xúc một cách hợp lý và hiểu sâu hơn về tác động của cảm xúc đó đối với chính mình và người khác.
Người có kỹ năng quản lý cảm xúc không bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, bạn sẽ biết cách điều chỉnh, xử lý chúng một cách tích cực để giữ cho tâm trạng luôn trong trạng thái cân bằng. Kỹ năng này giúp bạn đối diện với những tình huống thách thức, căng thẳng một cách tự tin.
Tuy nhiên, quản lý cảm xúc không phải là việc loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc tức thì mà bạn trải qua. Thay vào đó, kỹ năng này khuyến khích bạn học cách thể hiện cảm xúc một cách hợp lý hơn, đảm bảo rằng bạn không tổn thương bản thân hoặc người khác bằng cách trở nên tỏ ra thái quá trong cảm xúc.
Xem thêm: 9+ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ TRONG CUỘC SỐNG
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
2. Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc
Quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong hành trình phát triển, hoàn thiện cá nhân. Kỹ năng quản lý cảm xúc có nhiều vai trò, cụ thể:
- Tạo sự cân bằng tâm lý: Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp duy trì một tâm trạng ổn định trong cuộc sống hàng ngày. Bằng xử lý cảm xúc một cách tích cực, bạn tránh bị lấn át bởi cảm xúc tiêu cực, từ đó giữ cho tâm hồn được thoải mái, thư giãn và đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần: Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp giảm nguy cơ rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực như lo lắng, căng thẳng hay trầm cảm. Điều này có lợi cho sức khỏe tinh thần tổng thể cũng như giúp bạn duy trì tâm lý khỏe mạnh.
- Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt: Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp bạn hiểu, đáp ứng một cách hợp lý đối với cảm xúc của người khác. Điều này tạo ra môi trường giao tiếp tích cực và hỗ trợ, giúp xây dựng mối quan hệ tốt và đáng tin cậy với những người xung quanh.
- Nâng cao hiệu suất làm việc: Trong môi trường công việc, kỹ năng quản lý cảm xúc giúp giảm stress, tăng sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề. Nhờ vào khả năng điều chỉnh cảm xúc, bạn có thể làm việc hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu và duy trì một tinh thần tích cực trong công việc.
Xem thêm:
=> PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? 7 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH CHÓNG
=> KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? TỔNG HỢP 9+ KỸ NĂNG SỐNG CẦN CÓ TRONG CUỘC SỐNG
Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc
3. Dấu hiệu nhận biết người chưa biết quản lý cảm xúc
Thực tế, những người không biết quản lý cảm xúc thường dễ dàng nhận thấy thông qua các dấu hiệu cụ thể. Bao gồm:
- Dễ bị chi phối bởi các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, buồn rầu hay căng thẳng. Bạn có thể không thể kiểm soát, ổn định tâm trạng của mình một cách hiệu quả.
- Khi mắc phải tình huống gây xúc động mạnh hoặc căng thẳng, bạn thường có xu hướng phản ứng quá mức, không tương xứng với tình huống thực tế. Điều này có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn trong tương tác xã hội và công việc.
- Vì không biết quản lý cảm xúc một cách hiệu quả, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đồng cảm với cảm xúc của người khác. Điều này có thể tạo ra môi trường giao tiếp không thoải mái, gây hiểu lầm trong mối quan hệ.
Dấu hiệu nhận biết người chưa biết quản lý cảm xúc
4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả
4.1 Thiền
Thiền là một phương pháp hiệu quả giúp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc. Thông qua việc tập trung vào hiện tại, vào những cảm xúc của bản thân, thiền giúp bạn nhận thức sâu hơn về mỗi trạng thái tâm lý mà bạn trải qua.
Khi thực hành thiền, bạn sẽ học cách không đánh giá hay trì hoãn cảm xúc, mà thay vào đó, chấp nhận chúng một cách tự nhiên. Thông qua việc thả lỏng cơ thể và tập trung vào hơi thở, bạn sẽ giải tỏa cảm xúc tiêu cực, tạo ra sự bình yên trong tâm hồn. Ngoài ra, thiền còn giúp tăng cường khả năng tập trung, khiến bạn nhạy bén hơn với những cảm xúc và hành vi của mình.
Thiền là một phương pháp hiệu quả giúp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
4.2 Thường xuyên viết nhật ký
Thường xuyên viết nhật ký giúp bạn tạo ra một không gian riêng để tự chia sẻ những cảm xúc một cách chân thật và không phán xét. Khi viết nhật ký, bạn dành thời gian để tự suy ngẫm về những cảm xúc mà mình trải qua trong ngày, nhận biết rõ hơn về nguyên nhân và tự đánh giá chúng. Vì thế, viết nhật ký sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả hơn.
Đặc biệt, viết nhật ký cũng giúp giảm bớt stress và áp lực. Khi bạn gặp phải những cảm xúc mạnh mẽ, việc viết xuống giúp bạn giải tỏa cảm xúc và tạo ra sự thanh thản trong tâm hồn. Điều này giúp bạn tinh thần tự do hơn, không bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực.
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH CẢI THIỆN
=> KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI LÀ GÌ? CÁCH NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI CỰC HIỆU QUẢ
4.3 Điều tiết thay vì cố gắng đàn áp cảm xúc
Cố gắng đè nén cảm xúc của mình không chỉ gây hại cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, mà còn có thể tạo ra những tác động tiêu cực lớn trong cuộc sống hàng ngày. Việc giữ cảm xúc bên trong, không thể hiện chúng hoặc cố gắng che dấu chúng chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy học cách điều tiết cảm xúc một cách cân bằng để tạo ra một môi trường tâm lý tích cực hơn, thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
Hãy tập trung vào việc điều tiết cảm xúc một cách cân bằng, nó không có nghĩa là bạn phải giữ cảm xúc mãnh liệt hoặc không cảm xúc, mà là tìm cách tạo ra sự cân bằng giữa chúng. Đồng thời, học cách thể hiện cảm xúc một cách khéo léo và tích cực thông qua các hoạt động lành mạnh như thiền, yoga, đi bộ,..
Điều tiết thay vì cố gắng đàn áp cảm xúc
4.4 Định vị cảm xúc bản thân
Định vị cảm xúc bản thân cho phép bạn nhận biết, đối mặt với cảm xúc một cách chủ động, tạo ra sự cân bằng trong tâm hồn. Bằng cách định vị cảm xúc bản thân, bạn sẽ học cách nhận ra các cảm xúc đang xuất hiện trong từng tình huống, không chỉ cảm xúc tích cực mà cả cảm xúc tiêu cực. Việc nhận thức về cảm xúc giúp bạn không bị phản ứng tự động, mà thay vào đó, bạn có thể xem xét một cách tỉnh táo về tác động của chúng đối với tư duy và hành vi của mình.
Thông qua việc định vị cảm xúc, bạn cũng học cách hiểu nguyên nhân gây ra cảm xúc. Từ việc nhận ra các tình huống, sự kiện, hoặc suy nghĩ nào có thể tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bản thân và cách thích ứng trong mỗi tình huống.
4.5 Học cách suy nghĩ tích cực
Trong cuộc sống, thay vì bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực và tự giới hạn, bạn nên học cách tập trung vào những khía cạnh tích cực của mỗi tình huống. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một cái nhìn tích cực về cuộc sống xung quanh. Đồng thời, việc suy nghĩ tích cực hơn cũng sẽ giúp bạn có động lực cố gắng, phát triển hoạt thiện bản thân mỗi ngày.
Học cách suy nghĩ tích cực không phải là việc dễ dàng mà đòi hỏi thời gian, cố gắng. Tuy nhiên, bạn nên kiên trì thực hành, việc suy nghĩ tích cực sẽ trở thành một thói quen và mang lại nhiều lợi ích to lớn trong cuộc sống.
Học cách suy nghĩ tích cực
4.6 Sử dụng ngôn từ khéo léo
Ngôn từ không chỉ là công cụ để diễn đạt cảm xúc mà còn có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của mỗi người, vì thế việc sử dụng ngôn từ khéo léo sẽ giúp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Thay vì chỉ dùng những từ tiêu cực, bạn có thể sử dụng từ ngữ phong phú và đa dạng để diễn tả những cảm xúc phức tạp, đa chiều hơn.
4.7 Học cách bộc lộ cảm xúc
Một phương pháp nữa để bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc chính là học cách bộc lộ cảm xúc. Bộc lộ cảm xúc không chỉ giúp bạn thể hiện bản thân một cách chân thành, mà còn tạo ra sự gắn kết và hiểu biết trong các mối quan hệ.
Đôi khi, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi muốn bộc lộ cảm xúc của mình vì sợ bị tổn thương hoặc không biết cách diễn đạt một cách tốt nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần nhận ra rằng cảm xúc là một phần tự nhiên của con người và có quyền tồn tại. Bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, bạn có thể dần dần tự tin hơn trong việc chia sẻ những tình cảm của mình.
Học cách bộc lộ cảm xúc
5. Bí quyết để kích hoạt trạng thái cảm xúc
5.1 Chấp nhận cảm xúc
Điều đầu tiên giúp bạn điều tiết cảm xúc chính là hãy chấp nhận cảm xúc của mình. Đừng cố gắng che giấu hay đàn áp chúng, mà hãy chào đón và thừa nhận sự hiện diện của cảm xúc.
Bởi vì tức giận là một phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi. Hãy chấp nhận rằng bạn có quyền cảm thấy như vậy và đừng tự trách mình vì điều đó. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra cảm xúc này, tập trung vào cách giải quyết vấn đề một cách xây dựng và tích cực.
Chấp nhận cảm xúc
5.2 Nhận biết các tín hiệu cảm xúc
Học cách nhận biết những tín hiệu và dấu hiệu của cảm xúc giúp bạn nhận thức sâu hơn về bản thân. Các tín hiệu cảm xúc có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như nhịp tim nhanh, hơi thở dồn dập, cơ thể căng đầy, khó chịu,....
Khi nhận biết rõ các tín hiệu này, bạn có thể phát hiện trước khi cảm xúc bùng phát và điều chỉnh kịp thời. Điều này giúp bạn tránh việc tỏ ra quá phản ứng hoặc mất kiểm soát trước những tình huống khó khăn.
5.3 Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển
Lựa chọn cảm xúc tích cực và loại trừ cảm xúc tiêu cực là một chìa khóa để kích hoạt trạng thái hạnh phúc hiệu quả. Để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, hãy tránh trốn tránh trách nhiệm mà nên can đảm đối mặt với những sai lầm của mình.
Ngoài ra, không nên đặt quá nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ, học cách thay thế ngôn ngữ tiêu cực bằng những lời tươi sáng và những lời khen trân trọng. Từ việc thực hành những cách này, bạn có thể tạo nên môi trường tâm lý tích cực và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn.
Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển
5.4 Điều tiết thay vì cố gắng đàn áp cảm xúc
Từ việc đè nén cảm xúc của mình có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khoẻ cả thể chất và tinh thần. Khi cố gắng che dấu cảm xúc, bạn thể tích tụ dẫn đến căng thẳng, lo lắng và stress.
Thay vì đè nén cảm xúc, hãy học cách cân bằng giữa cảm xúc mãnh liệt và không cảm xúc. Một trong những phương pháp hiệu quả là thực hành kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể. Khi gặp cảm xúc mãnh liệt, hãy hít thở sâu, chậm để giữ cân bằng tâm lý. Hãy tập trung vào nhịp thở của không khí đi vào và ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giải tỏa căng thẳng, xua tan cảm xúc tiêu cực.
5.5 Điều chỉnh hành động cơ thể
Khi cảm xúc tức giận bùng phát, cơ thể thường trở nên không ổn định, tạo cảm giác căng đầy, khó chịu. Lúc này, bạn có thể điều chỉnh cơ thể bằng cách tập trung vào hơi thở. Hít thở sâu và chậm giúp cơ thể giảm căng thẳng và lấy lại cân bằng nhanh chóng.
Điều chỉnh hành động cơ thể
Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, công việc, đặc biệt đối với những người lãnh đạo. Hy vọng với những chia sẻ về kỹ năng quản lý cảm xúc cũng như là cách rèn luyện ở trên sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng, hoàn thiện bản thân hơn nhé.
Xem thêm: