Bạn phân vân về định hướng cho tương lai? Không biết mình sẽ đi về đâu sau này? Cùng Langmaster tham khảo ngay các loại trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp miễn phí trong bài viết này!
1. Các loại trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp miễn phí hiện nay
1.1. 4 loại quiz trắc nghiệm nghề nghiệp nổi tiếng
1.1.1. MBTI
Trắc nghiệm MBTI (tức Myers-Briggs Type Indicator) là một công cụ hiệu quả được sử dụng vô cùng rộng rãi hiện nay với mục tiêu đánh giá tính cách của con người. MBTI được tạo ra dựa trên lý thuyết của Carl Jung về các kiểu tâm lý, và được phát triển bởi Isabel Myers và Katharine Briggs.
Bài trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp miễn phí MBTI bao gồm loạt câu hỏi để giúp bạn tìm hiểu, nhận thức về thế giới xung quanh, từ đó đưa ra quyết định chính xác cho tương lai sau này. Dựa trên những câu trả lời mà bạn đã làm, trắc nghiệm MBTI sẽ phân loại bạn vào một trong 16 loại tính cách khác nhau.
MBTI có thể xem là trắc nghiệm tính cách nổi tiếng hàng đầu hiện nay.
16 loại tính cách MBTI được hình thành từ sự kết hợp của 4 cặp tính chất đối lập:
- Hướng ngoại (E) – Hướng nội (I): Cách chúng ta tái tạo năng lượng.
- Cảm giác (S) – Trực giác (N): Cách chúng ta thu thập thông tin.
- Tư duy (T) – Cảm xúc (F): Cách thức chúng ta đưa ra quyết định.
- Phán đoán (J) – Nhận thức (P): Cách chúng ta tổ chức, vận hành cuộc sống.
Ví dụ: Nếu bạn là người hướng ngoại, thích giao tiếp, và thường đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc, thì bạn có thể thuộc loại tính cách ESFJ (Extroverted, Sensing, Feeling, Judging).
Ngược lại, nếu bạn là người hướng nội, thích dành thời gian một mình, đưa quyết định dựa trên trực giác nhưng lại sống vô cùng nề nếp, cẩn thận, bạn có thể là nhóm tính cách INFJ (Introverted, iNtuition, Feeling, Judging).
1.1.2. DISC
Công dụng tương tự như MBTI, DISC là công cụ đánh giá hành vi dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học William Moulton Marston. DISC giúp chúng ta hiểu về bản thân và những người xung quanh một cách rõ ràng hơn thông qua việc phân loại hành vi thành 4 nhóm chính:
DISC ít nhấn mạnh vào yếu tố sâu xa của từng nhóm tính cách
- D (Dominance): Sự thống trị
- Đặc điểm: Mạnh mẽ, quyết đoán, tự tin, luôn tập trung vào mục tiêu của bản thân, thích cạnh tranh, thích làm chủ tình hình và cuộc sống riêng.
- Ưu điểm: Có khả năng lãnh đạo tiềm năng, đưa ra quyết định nhanh chóng, giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Nhược điểm: Đôi khi quá tự tin, độc đoán, thiếu kiên nhẫn và một chút bảo thủ.
- I (Influence): Sự ảnh hưởng
- Đặc điểm: Đam mê giao tiếp với nhiều người, nhiệt tình, lạc quan, dễ gần, mong muốn được chú ý, có khả năng thuyết phục khách hàng/đối tác.
- Ưu điểm: Dễ dàng tạo mối quan hệ, truyền cảm hứng cho người khác, khả năng làm việc nhóm tốt.
- Nhược điểm: Lạc quan quá mức, thiếu thực tế, dễ bị phân tán, khó tập trung.
- S (Steadiness): Sự ổn định
- Đặc điểm: Bình tĩnh, khôn ngoan, kiên nhẫn, trung thành, đáng tin cậy, thích làm việc tập thể, có khả năng tránh/giảm xung đột.
- Ưu điểm: Là người giỏi lắng nghe, có khả năng tạo ra môi trường làm việc hài hòa, ổn định về lâu dài.
- Nhược điểm: Dễ trở nên thụ động, chậm chạp, khó thích nghi với sự thay đổi.
- C (Compliance): Sự tuân thủ
- Đặc điểm: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, thích phân tích, tuân thủ quy tắc, thích làm việc một mình.
- Ưu điểm: Là người làm việc có chất lượng, có khả năng phân tích dữ liệu tốt.
- Nhược điểm: Về nhiều mặt, có thể sẽ quá cầu toàn, khó đưa ra quyết định, thiếu linh hoạt trong nhiều tình huống.
Xem thêm: Phát triển bản thân là gì?
1.1.3. Holland Code
Trắc nghiệm Holland Code cũng là một loại trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp miễn phí hữu ích giúp chúng ta xác định được những nghề nghiệp phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân. Được phát triển bởi nhà tâm lý học John L. Holland, mô hình này chia các cá nhân thành 6 nhóm tính cách chính, mỗi nhóm tương ứng với một nhóm ngành nghề nhất định.
6 nhóm tính cách trong Holland Code:
Holland Code được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tuyển dụng
- Realistic (R): Thực tế
- Đặc điểm: Thích làm việc bằng tay chân, máy móc, hoạt động ngoài trời.
- Nghề nghiệp phù hợp: Kỹ sư, thợ xây, nông dân, kỹ thuật viên.
- Investigative (I): Nghiên cứu
- Đặc điểm: Đam mê tìm tòi, khám phá, phân tích, giải quyết các vấn đề xung quanh
- Nghề nghiệp phù hợp: Nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lập trình viên, bác sĩ.
- Artistic (A): Nghệ thuật
- Đặc điểm: Có óc sáng tạo, độc lập, thích thể hiện bản thân qua các hình thức nghệ thuật.
- Nghề nghiệp phù hợp: Nhà thiết kế, nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên.
- Social (S): Xã hội
- Đặc điểm: Thích giao tiếp, giúp đỡ người khác, làm việc nhóm.
- Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, nhà tư vấn, nhân viên xã hội, nhân viên dịch vụ khách hàng.
- Enterprising (E): Doanh nghiệp
- Đặc điểm: Lãnh đạo, thuyết phục, thích cạnh tranh, thích làm việc với người khác để đạt được mục tiêu chung.
- Nghề nghiệp phù hợp: Nhà quản lý, doanh nhân, luật sư, marketing, truyền thông...
- Conventional (C): Truyền thống
- Đặc điểm: Cẩn thận, tỉ mỉ, thích làm việc có hệ thống rõ ràng, tuân thủ quy tắc có sẵn.
- Nghề nghiệp phù hợp: Kế toán, thư ký, nhân viên hành chính, thống kê,...
Xem thêm: Học ngành gì dễ xin việc?
1.1.4. Big Five
Trắc nghiệm Big Five là công cụ đánh giá tính cách phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học và các lĩnh vực liên quan. Mô hình này chia tính cách của con người thành 5 yếu tố chính, mỗi yếu tố đại diện cho một nhóm các đặc điểm tính cách khác nhau.
5 yếu tố chính trong Big Five:
Big five sẽ chỉ ra các khía cạnh khoa học trong từng nhóm yếu tố
- Cởi mở (Openness):
- Đặc điểm: Sáng tạo, ham học hỏi, thích khám phá, có trí tưởng tượng phong phú.
- Người có điểm số cao: Thường yêu thích nghệ thuật, âm nhạc, văn học, và có cái nhìn sâu sắc về nhân sinh quan và thế giới.
- Người có điểm số thấp: Thực tế, bảo thủ, thích những gì quen thuộc, lặp đi lặp lại.
- Tận tâm (Conscientiousness):
- Đặc điểm: Sống có tổ chức, kỷ luật, tỉ mỉ, chu đáo, có trách nhiệm với những việc được giao
- Người có điểm số cao: Thường đạt được mục tiêu nhanh chóng, có kế hoạch và làm việc hiệu quả.
- Người có điểm số thấp: Bất cẩn, thiếu kỷ luật, dễ nản chí.
- Hướng ngoại (Extraversion):
- Đặc điểm: Hòa đồng, năng động, thích giao tiếp, thích làm việc tập thể.
- Người có điểm số cao: Thường sẽ là trung tâm của các hội nhóm, có nhiều bạn bè, thích các hoạt động xã hội, tiếp xúc nhiều người.
- Người có điểm số thấp: Hướng nội, thích độc lập, ít nói, phù hợp làm việc cá nhân.
- Dễ chịu (Agreeableness):
- Đặc điểm: Mang vẻ thân thiện, dễ hợp tác, tạo sự tin tưởng cho người khác, luôn sẵn lòng chăm sóc người khác.
- Người có điểm số cao: Thường được mọi người yêu mến, hòa đồng, và dễ dàng thiết lập mối quan hệ.
- Người có điểm số thấp: Cạnh tranh, nghi ngờ, ít quan tâm đến cảm xúc của người khác.
- Nhạy cảm (Neuroticism):
- Đặc điểm: Dễ bị lo lắng, căng thẳng, buồn bã, dễ tổn thương.
- Người có điểm số cao: Thường cảm thấy bất an, lo lắng về tương lai, dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, áp lực.
- Người có điểm số thấp: Bình tĩnh, tự tin, ổn định về mặt cảm xúc.
1.2. Bảng so sánh 4 loại trắc nghiệm nghề nghiệp
2. Lợi ích khi làm trắc nghiệm tính cách nghề nghiệp
2.1. Hiểu rõ bản thân
- Khám phá điểm mạnh và điểm yếu: Làm các loại trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp miễn phí sẽ giúp bạn nhận biết và hiểu rõ hơn về thế mạnh của bản thân, những gì cần cải thiện, từ đó tận dụng tối đa thế mạnh và khắc phục các hạn chế.
- Nhận biết sở thích và giá trị: Đọc rõ kết quả bài test, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì bản thân thật sự yêu thích, đam mê, từ đó lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.
- Nắm bắt tính cách của bản thân và những người xung quanh: Trắc nghiệm giúp bạn xác định kiểu tính cách của mình, từ đó hiểu rõ cách bạn làm việc, giao tiếp và ứng xử trong các tình huống khác nhau.
2.2. Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
- Định hướng nghề nghiệp: Trắc nghiệm cung cấp thông tin hữu ích để bạn khám phá các ngành nghề phù hợp với tính cách và sở thích của mình.
- Tăng khả năng thành công: Khi làm một công việc phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hứng thú, yêu thích và có động lực làm việc cao hơn, từ đó đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.
- Giảm thiểu rủi ro chọn sai nghề: Trắc nghiệm giúp bạn tránh lựa chọn những công việc không phù hợp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Xem thêm: Con gái nên học ngành gì?
2.3. Tăng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp
- Xác định mục tiêu nghề nghiệp: Trắc nghiệm giúp bạn xác định những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và cụ thể.
- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Dựa trên kết quả trắc nghiệm, bạn có thể xây dựng kế hoạch học tập và phát triển kỹ năng để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
- Gia tăng sự tự tin: Hiểu rõ bản thân và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống và công việc.
2.4. Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân
- Xây dựng mối quan hệ hiệu quả: Khi hiểu rõ bản thân và người khác, bạn sẽ dễ dàng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và cuộc sống.
- Nâng cao năng lực cá nhân: Các loại trắc nghiệm tính cách nghề nghiệp giúp bạn xác định các kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu của mình, từ đó bạn có thể lên kế hoạch học tập và rèn luyện, trau trau dồi các kỹ năng đó.
- Phát triển toàn diện: Không chỉ trong công việc, bạn hoàn toàn có thể xây dựng các kế hoạch phát triển toàn diện, bao gồm cả các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng hay nâng cao sức khỏe tinh thần.
3. Hướng dẫn làm trắc nghiệm chọn ngành nghề miễn phí
3.1. Các trang web cung cấp trắc nghiệm
3.1.1. MBTI
3.1.1.1. MBTI quiz của Langmaster
- Ưu điểm: Kết quả nhanh chóng, chính xác
- Hạn chế: Nếu muốn hiểu rõ hơn về các nhóm tính cách, cần truy cập các website website chuyên sâu.
- Link truy cập: langmaster.edu.vn/MBTI
3.1.1.2. MBTI.vn
- Ưu điểm: Cung cấp thông tin chi tiết về MBTI, bài trắc nghiệm được thiết kế khoa học, phù hợp với người Việt Nam.
- Nhược điểm: Có thể yêu cầu phí để xem kết quả chi tiết
- Link truy cập: https://langmaster.edu.vn/mbti
3.1.1.3. 16Personalities
- Ưu điểm: Giao diện thân thiện, kết quả chi tiết và dễ hiểu, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về từng loại hình tính cách.
- Nhược điểm: Một số tính năng có thể yêu cầu phí.
- Link truy cập: www.16personalities.com/vi/bài-kiểm-tra-tính-cách
3.1.1.4. TopCV
- Ưu điểm: Cung cấp nhiều loại trắc nghiệm miễn phí, bao gồm MBTI, đa trí thông minh.
- Nhược điểm: Kết quả có thể không chi tiết bằng các trang web chuyên sâu.
- Link truy cập: www.topcv.vn/trac-nghiem-tinh-cach-mbti
3.1.2. DISC
3.1.2.1. DISC Việt Nam
- Ưu điểm: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu, kết quả trắc nghiệm được phân tích chi tiết.
- Nhược điểm: Thông thường có phí.
- Link truy cập: https://discvietnam.com/
3.1.2.2. Disc personality testing
- Ưu điểm: Miễn phí, thao tác nhanh, kết quả rõ ràng
- Khuyết điểm: Câu hỏi bằng tiếng Anh
- Link truy cập: https://discpersonalitytesting.com/free-disc-test/
3.1.3. Holland Code
- Link truy cập: https://www.truity.com/test/holland-code-career-test
- Ưu điểm: Giao điện đơn giản, dễ dùng. Câu hỏi sát với thực tế; Trả về kết quả nhanh chóng.
- Nhược điểm: Trang web bằng tiếng Anh
3.1.4. Big Five
- Ưu điểm: Website tiếng Việt; Thao tác đơn giản; dễ dùng
- Nhược điểm: Kết quả phân tích không quá chuyên sâu, cần tự tìm hiểu thêm
- Link truy cập: vntalent.edu.vn/trac-nghiẹm-tinh-cach-big-five/
3.2. Lưu ý để làm quiz trắc nghiệm nghề nghiệp hiệu quả
3.2.1. Trước khi làm bài
- Tìm hiểu kỹ về các loại trắc nghiệm: Hãy dành thời gian để nắm rõ về loại trắc nghiệm bạn sắp làm (MBTI, DISC, Holland Code, Big Five...), từ đó thấy hiểu mục tiêu và cách thức đánh giá của từng loại.
- Chọn thời điểm phù hợp: Chọn một nơi yên tĩnh, không bị làm phiền để tập trung vào bài làm. Tránh làm bài khi bạn đang mệt mỏi hoặc căng thẳng. Tránh vừa làm test vừa nghe nhạc.
- Chuẩn bị đầy đủ: Chuẩn bị giấy bút, máy tính hoặc điện thoại để ghi chú nếu cần. Đảm bảo kết nối mạng ổn định nếu làm bài trực tuyến.
3.2.2. Trong khi làm bài
- Đọc kỹ hướng dẫn: Đọc kỹ hướng dẫn trước khi bắt đầu làm bài để hiểu rõ cách trả lời và cách tính điểm của từng loại trắc nghiệm.
- Trả lời trung thực: Câu trả lời chân thật nhất sẽ giúp bạn có kết quả chính xác nhất. Đừng cố gắng trả lời theo những gì bạn nghĩ là "đúng" hoặc "hay". Bạn muốn tìm bản thân chứ không phải là cố trở thành ai đó mà bạn không thật sự như vậy.
- Tập trung vào từng câu hỏi: Đọc kỹ từng câu hỏi và lựa chọn câu trả lời phù hợp, gần nhất với suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
- Không vội vàng: Dành thời gian suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra câu trả lời.
- Ghi chú lại những cảm xúc: Nếu có bất kỳ cảm xúc nào nổi lên trong quá trình làm bài, bạn có thể ghi chú lại để tham khảo sau.
3.2.3. Sau khi làm bài
- Đọc kỹ kết quả: Đọc kỹ phần phân tích kết quả để hiểu rõ hơn về bản thân.
- Đối chiếu lại với bản thân: So sánh kết quả với những gì bạn đã biết về bản thân. Sẽ có những điểm trùng khớp và những điểm khiến bạn bất ngờ.
- Tham khảo ý kiến người khác: Chia sẻ kết quả với những người bạn tin tưởng và lắng nghe ý kiến của họ để xem mức độ chính xác của kết quả.
- Tìm hiểu thêm về kết quả: Tìm hiểu thêm về các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến trắc nghiệm để hiểu rõ hơn về bản thân.
- Lập kế hoạch hành động: Dựa vào kết quả trắc nghiệm, bạn có thể lập một kế hoạch phát triển bản thân phù hợp.
- Làm nhiều bài trắc nghiệm: Để có cái nhìn đa chiều hơn về bản thân, bạn có thể làm nhiều loại trắc nghiệm khác nhau như 4 loại ở trên.
- Kết hợp với các yếu tố khác: Kết quả trắc nghiệm chỉ là một phần, bạn cần kết hợp với kinh nghiệm, sở thích, và các yếu tố khác để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ nếu cần: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu kết quả hoặc lựa chọn nghề nghiệp, hãy tìm đến sự trợ giúp của các nhà tư vấn có trình độ.
Thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về 4 loại trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp miễn phí “hot” nhất hiện nay. Chúc bạn sớm xác định hướng đi phù hợp cho bản thân và đừng quên theo dõi Langmaster để đón chờ các chủ đề thú vị hơn nữa nhé!