Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân không bao giờ là dễ dàng, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Vì thế, hãy cùng Langmaster khám phá cách chọn ngành nghề phù hợp chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề phù hợp
Lựa chọn nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như là việc xây dựng tương lai cá nhân, sự phát triển sự nghiệp. Bởi nếu làm những công việc bạn yêu thích, đam mê thì cuộc sống trở nên trải nghiệm ý nghĩa, kích thích sự mong muốn phát triển, học hỏi. Ngược lại, nếu chọn lựa một nghề không phù hợp, bạn có thể bị mắc kẹt trong một môi trường không thích hợp, dẫn đến tình trạng chán nản và mất hứng thú.
Chọn một nghề không phù hợp không chỉ là việc lãng phí thời gian, mà còn làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân. Sự chán nản không chỉ giảm hiệu suất làm việc mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, tâm hồn và kỹ năng của bạn.
Xem thêm:
KHỐI A1 HỌC NGÀNH GÌ? TOP CÁC NGÀNH NGHỀ KHỐI A1 HOT NHẤT HIỆN NAY
SALE ADMIN LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ SALE ADMIN
Tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề phù hợp
2. Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
2.1 Khám phá sở thích, kỹ năng của bản thân
Trước khi lựa chọn ngành nghề, công việc của mình thì bạn nên xác định, đánh giá lại sở thích cũng như kinh nghiệm của bản thân. Bao gồm các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, tính cách cá nhân. Từ đó giúp bạn đánh giá, tạo cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp.
Để khám phá về sở thích, kỹ năng của bản thân bạn có thể tham gia các trắc nghiệm về tính cách MBTI, trắc nghiệm khám phá bản thân,... Hoặc tự đặt ra các câu hỏi cho chính mình như:
- Bạn có tính cách như thế nào?
- Bạn yêu thích lĩnh vực nào?
- Bạn mong muốn mình trở thành người như thế nào?
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
- Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn mong đợi một môi trường làm việc như thế nào?
2.2 Lập danh sách các ngành nghề muốn thử sức
Sau khi đã hiểu rõ về khả năng cũng như sở thích của bản thân thì lúc này bạn đã hình dung được công việc mà mình muốn làm. Lúc này hãy liệt kê ra các ngành nghề, công việc, chức vụ hoặc công ty mà bạn thực sự quan tâm. Đến giai đoạn này, chắc chắn bạn đã loại bỏ được khá nhiều công việc mà chưa phù hợp với các tiêu chí của bạn rồi đó.
Lập danh sách các ngành nghề muốn thử sức
2.3 Thực hiện cách trắc nghiệm tính cách
Thực hiện trách nghiệm tích cách là cách hiệu quả giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Thông qua các bài test, bạn có thể được xác định về tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của mình để lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất.
Bạn có thể tham gia các bài test trắc nghiệm nghề nghiệp như: sinh trắc vân tay, trắc nghiệm MBTI, trắc nghiệm Holland, trắc nghiệm DISC,... để biết rõ về sở thích của mình nhé!
Xem thêm:
FMCG LÀ NGÀNH GÌ? ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH FMCG
DIGITAL MARKETING LÀ LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DIGITAL MARKETING
2.4 Tìm hiểu về thị trường lao động
Việc tìm hiểu về thị trường lao động khi lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân là vô cùng quan trọng. Bao gồm các thông tin về xu hướng tuyển dụng, mức lương, cơ hội nghề nghiệp,... Để tìm hiểu về thị trường lao động thì bạn có thể tìm hiểu qua các trang web uy tín, mạng xã hội hoặc các buổi hội thảo, seminar về ngành nghề nhé.
Tìm hiểu về thị trường lao động
2.5 Tìm hiểu về ngành nghề bạn muốn học
Một điều quan trọng khi chọn ngành nghề phù hợp với bản thân chính là tìm hiểu về ngành nghề đó, để hiểu rõ hơn về công việc cần làm. Bởi lẽ có những công việc nghe tên bạn có thể thích, tuy nhiên, khi làm việc lại yêu cầu nhiều kỹ năng, công việc khác, khiến bạn thấy không phù hợp.
Bạn có thể tìm hiểu về ngành nghề bạn muốn học, muốn làm qua những người quen làm trong ngành, mạng xã hội, các buổi hội thảo, seminar chia sẻ,...
2.6 Lựa chọn ngành nghề phù hợp với hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình cũng là yếu tố đáng để bạn cân nhắc khi lựa chọn ngành học cho chính mình. Bởi chi phí để hoàn thành 4 năm đại học là không hề nhỏ, vì thế, bạn cần cân nhắc việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng tài chính của gia đình mình.
Bên cạnh đó, việc nhận biết được khả năng, nhu cầu sẽ giúp bạn tăng sự tự tin, học hỏi để kiên trì theo đuổi đam mê của mình.
Lựa chọn ngành nghề phù hợp với hoàn cảnh gia đình
2.7 Trải nghiệm nhiều công việc khác nhau
Lý thuyết cần đi đôi với thực hành mới có thể đem đến hiệu quả. Vì thế, để biết mình thực sự phù hợp với ngành nghề nào thì đừng ngại trải nghiệm, thử nhiều công việc khác nhau. Bởi đôi khi bạn có thể thích một công việc khi người khác chia sẻ, nhưng đó chỉ là mặt tích cực mà thôi. Bạn cần trải nghiệm thực tế mới có thể tự đánh giá, trải nghiệm được.
Bạn có thể trải nghiệm các công việc thông qua chương trình thực tập sinh, học việc, công việc partime tại các doanh nghiệp khác nhau để có cái nhìn toàn diện nhất nhé!
2.8 Liên tục học hỏi, trau dồi và cải thiện bản thân
Trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo sẽ chỉ là “nền móng” cho sự nghiệp tương lai của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần liên tục học hỏi, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết khác trong công việc của mình như: kỹ năng mềm, tin học văn phòng, kỹ năng cứng,...
Điều này không chỉ giúp bạn phát triển bản thân, đánh giá liệu bản thân có phù hợp với ngành nghề này không mà còn giúp bạn cạnh tranh tốt hơn trong thị trường việc làm ngày càng khốc nghiệt như hiện nay.
Liên tục học hỏi, trau dồi và cải thiện bản thân
2.9 Dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân
Những điều cản trở sự thành công của các bạn trẻ nhiều nhất có lẽ chính là không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bạn sợ bản thân không có kinh nghiệm, sợ mình không làm được hay sợ thất bại.
Tuy nhiên đừng quá lo lắng, mọi sự thành công đều bắt đầu từ những khởi đầu nhỏ. Vì thế, đừng ngần ngại “thử” bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, cố gắng học hỏi và phát triển bản thân để trở thành người mà mình mong muốn nhé!
Xem thêm: CONTENT MARKETING LÀ GÌ? 5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ CONTENT
3. Những sai lầm khi lựa chọn ngành nghề phù hợp
Lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân là một quá trình dài. Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi chọn ngành nghề cho con hoặc cho bản thân mình:
- Chọn ngành nghề không đúng với năng lực, tính cách: Việc đánh giá quá cao, quá thấp về năng lực, tính cách của bản thân sẽ khiến mình “thất bại” hoặc bỏ lỡ những cơ hội ngành học hấp dẫn của mình.
- Xem nhẹ việc lựa chọn nghề nghiệp: Thực tế, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp cần dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như xu hướng thị trường, đam mê, năng lực bản thân, thu nhập,... Nếu không xem xét kỹ các yếu tố trên thì bạn sẽ không tìm được công việc phù hợp, hay dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp khi ra trường.
- Chọn ngành theo phong trào hoặc áp đặt của gia đình: Đây là một sai lầm khá phổ biến khi lựa chọn ngành nghề không theo đánh giá, tìm hiểu mà áp đặt của gia đình hoặc đó là ngành HOT. Khiến cho khi bạn học, mới nhận thấy rằng nó không phù hợp với bản thân, cảm thấy nhàm chán, mông lung với định hướng nghề nghiệp sau này.
Những sai lầm khi lựa chọn ngành nghề phù hợp
4. TOP ngành nghề có triển vọng trong tương lai
4.1 Ngành Truyền thông - Marketing
Nền kinh tế mở cửa, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hàng hoá, dịch vụ khiến cho ngành Truyền thông - Marketing trở thành ngành nghề phổ biến, đem đến nhiều triển vọng đối với các bạn trẻ. Bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quảng bá, mở rộng thị trường hay phát triển hoạt động kinh doanh.
Truyền thông - Marketing là ngành yêu cầu sự linh hoạt, sáng tạo, đòi hỏi cập nhật xu hướng liên tục. Cơ hội việc làm trong ngành Marketing cũng rất đa dạng như: content, PR, nghiên cứu thị trường, digital marketing, SEO,... với mức lương giao động từ 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng.
Ngành Truyền thông - Marketing
4.2 Ngành Công nghệ thông tin
Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 thì ngành công nghệ thông tin (IT) được xem là ngành HOT nhất hiện nay, là “vua của các nghề”. Ngành công nghệ thông tin đem đến tiềm năng về việc làm cao, mức lương hấp dẫn cùng với khả năng thăng tiến cao.
Các công việc về công nghệ thông tin để bạn có thể tham khảo như: lập trình viên, thiết kế website, quản trị phần mềm, kỹ sư cầu nối, lập trình game,...
4.3 Ngành Tâm lý học
Cuộc sống càng phát triển, con người càng phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống như: học tập, công việc, gia đình, sức khoẻ, tình cảm,... gây nên nhiều vấn đề về tâm lý. Vì thế, Tâm lý học sẽ là ngành có xu hướng phát triển trong tương lai. Tâm lý học sẽ tìm hiểu, chia sẻ và giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi, tâm lý của con người.
Ngành tâm lý học cũng đem đến nhiều cơ hội việc làm như tâm lý học công nghiệp và tổ chức, tâm lý học giáo dục, tâm lý học thể thao và tâm lý học tội phạm.
Ngành Tâm lý học
4.4 Ngành Y tá - Điều dưỡng
Hiện nay, ý thức, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, chính vì thế y tá - điều dưỡng là ngành nghề có tiềm năng lớn, HOT trong thời gian tới. Công việc của các y tá - điều dưỡng là chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân nhất từ giai đoạn chẩn đoán, điều trị và phục hồi. Đặc biệt, nguồn lực trong ngành điều dưỡng ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng.
Mức lương của ngành y tá - điều dưỡng giao động từ 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
3.5 Ngành Logistic và chuỗi cung ứng
Sự hội nhập quốc tế, sự gia tăng của thương mại điện tử cũng như là mạng lưới toàn cầu hoá là “tiền đề” cho ngành Logistic và chuỗi cung ứng phát triển. Logistic và chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Cơ hội việc làm của ngành Logistic cũng rất đa dạng, bao gồm: nhân viên cảng, nhân viên thu mua, nhân viên hải quan, chuyên viên thanh toán quốc tế,... Mức lương giao động từ 10.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng.
Ngành Logistic và chuỗi cung ứng
3.6 Ngành phân tích dữ liệu (Data Analytics)
Với sự phát triển của công nghệ và mạng lưới kết nối, ngành phân tích dữ liệu (Data Analytics) ngày càng phát triển, đem đến tiềm năng lớn. Phân tích dữ liệu là tổng hợp, phân tích các dữ liệu thô để xác định vấn đề cần cải thiện trong từng khâu của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích dữ liệu giúp các doanh nghiệp đánh giá thị trường, hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển kinh tế.
Ngành phân tích dữ liệu đem đến tiềm năng về việc làm, đãi ngộ tốt, cùng cơ hội làm việc ở các công ty đa quốc gia lớn, mức lương giao động từ 15.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng.
Xem thêm: TỔNG HỢP 999+ MẪU CV ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
Hy vọng với các cách chọn ngành nghề phù hợp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn ngành nghề, định hướng tương lai dành cho mình. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!