Đi làm thêm là vấn đề muôn thuở đối với các bạn sinh viên với các vấn đề như có nên đi làm thêm không, nên làm công việc gì, cách đi xin việc làm cho sinh viên hiệu quả,... Vì thế, hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Sinh viên có nên đi làm thêm không?
“Sinh viên có nên đi làm thêm không?” là câu hỏi chung của rất nhiều bạn sinh viên cũng như là phụ huynh. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian để các bạn có thể tự lập, trải nghiệm cuộc sống. Dưới đây là những lý do cụ thể mà sinh viên nên đi làm thêm:
- Cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm: Đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tính kỷ luật hay các kỹ năng chuyên ngành khác. Đây là những thứ bạn chỉ học được khi thực sự trải nghiệm ở các công việc khác nhau. Vì thế, đừng nên bỏ lỡ nhé!
- Mở rộng các mối quan hệ: Đi làm thêm, công việc part time là cơ hội để bạn xây dựng, mở rộng các networking với các anh/chị. Các mối quan hệ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc, định hướng nghề nghiệp hoặc tương lai sau này đấy nhé!
- Có thêm thu nhập: Thực tế, có thêm thu nhập là ưu điểm khi đi làm thêm mà nhiều sinh viên lựa chọn. Bởi nó sẽ giúp các bạn tự lập, phụ giúp gia đình chi trả một phần sinh hoạt phí ở đại học. Các công việc làm thêm sinh viên sẽ có thu nhập giao động từ 2.000.000 VNĐ - 4.000.000 VNĐ/tháng (tùy vào công việc và thời gian làm việc).
- Làm đẹp CV: Đi làm thêm sớm sẽ giúp bạn tự lập, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, làm đẹp CV. Đây cũng chính là nền tảng để giúp các bạn xin việc thực tập hoặc làm việc ở nhiều công ty khác nhau.
- Rèn giũa tính tự lập: Việc đi làm sẽ giúp bạn đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, học cách tự lập để giải quyết vấn đề, hoàn thành công việc.
- Mở rộng tư duy và hiểu sâu vấn đề: Nếu việc học khiến bạn bị gò bó, rập khuôn trong các kiến thức sách vở thì việc đi làm thêm hoàn toàn khác. Thông qua việc gặp gỡ, nói chuyện, giải quyết vấn đề thì bạn sẽ được mở rộng về tư duy, nhìn nhận sâu sắc về các vấn đề trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đi làm thêm chỉ tốt nếu sinh viên biết cách cân bằng giữa cuộc sống, công việc và học tập. Vì thế, sinh viên cần đặc biệt lưu ý cân bằng thời gian, dành thời gian cho việc học nhé!
Xem thêm: SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM KHÔNG? LƯU Ý & CÔNG VIỆC PHÙ HỢP
Sinh viên có nên đi làm thêm không?
2. Các công việc làm thêm phù hợp dành cho sinh viên
Hiện nay, công việc làm thêm của sinh viên rất đa dạng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... Tùy vào nhu cầu, khả năng của mình mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhau. Cụ thể như:
- Nhân viên bán hàng/thu ngân: 16.000 - 26.000 VNĐ/giờ, tương đương 2.000.000 - 3.500.000 VNĐ/tháng
- Trợ giảng, gia sư: Giao động từ 50.000 - 100.000 VNĐ/giờ
- CTV viết bài, Content partime: 3.000.000 - 4.000.000 VNĐ/tháng
- Mẫu ảnh: 30.000 - 70.000 VNĐ/giờ
- Biên dịch/phiên dịch: 40.000 - 50.000 VNĐ/giờ
- PG: Khoảng 30.000 – 50.000 VNĐ/giờ
- Phục vụ tại quán ăn, quán cà phê: 15.000 - 25.000 VNĐ/giờ, tương đương 2.000.000 - 3.500.000 VNĐ/tháng
- Chạy xe công nghệ
Xem thêm: TỔNG HỢP 10+ CÔNG VIỆC DÀNH CHO SINH VIÊN KIẾM THÊM THU NHẬP
Các công việc làm thêm phù hợp dành cho sinh viên
3. Cách xin việc làm thêm cho sinh viên hiệu quả
3.1 Nhờ thầy cô, người thân giới thiệu
Cách xin việc làm thêm hiệu quả nhất đối với sinh viên chính là nhờ thầy cô hoặc người thân giới thiệu. Đặc biệt là khi muốn tìm các công việc chuyên ngành, đây là “kênh” uy tín để bạn có thể tìm các công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn.
Khi nhờ thầy cô, người thân giới thiệu công việc thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm kiếm công việc cũng như là khâu phỏng vấn, tuyển dụng.
Nhờ thầy cô, người thân giới thiệu
3.2 Tìm qua các trang mạng xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội thì đây cũng là “kênh” tìm việc làm thêm lý tưởng dành cho sinh viên. Bạn có thể tham gia nhiều nhóm như: Tìm việc làm thêm sinh viên, chợ Content,.... với hàng trăm việc làm được đăng tuyển mỗi ngày. Tùy vào nhu cầu việc làm thì bạn có thể tìm kiếm công việc khác nhau nhé!
Tuy nhiên, khi tìm việc làm thêm qua các trang mạng xã hội thì bạn cần lưu ý tìm hiểu thật kỹ về công việc, công ty cũng như người đăng tin để tránh bị lừa đảo.
3.3 Liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng
Nếu bạn đang muốn tìm công việc TTS hoặc công việc part time liên quan đến chuyên ngành của mình thì đừng ngại ngần liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng qua số điện thoại hoặc email nhé. Điều này không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, mà bạn còn được phản hồi một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, khi liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng thì bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp, chân thành của mình cùng với CV, để thể hiện mong muốn làm việc tại công ty đó.
Liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng
3.4 Tìm việc trên các nền tảng tuyển dụng uy tín
Một cách tìm việc làm cho sinh viên hiệu quả nữa để bạn tham khảo chính là tìm qua các nền tảng tuyển dụng như: Ybox, Linkedin, Glints, TopCV,... Đây là các nền tảng tìm việc với công việc đa dạng, mọi thông tin đều được mô tả công khai, minh bạch, đảm bảo sự uy tín.
Xem thêm: TỔNG HỢP 15+ TRANG TÌM VIỆC UY TÍN NHẤT TẠI VIỆT NAM
4. Lưu ý khi đi xin việc làm cho sinh viên
4.1 Chuẩn bị CV chỉn chu, chuyên nghiệp
Bước đầu tiên khi xin việc làm chính là bạn cần chuẩn bị một CV xin việc thật chỉn chu, chuyên nghiệp. Đây sẽ là bản tóm tắt về thông tin, kinh nghiệm cũng như kỹ năng mà bạn có. Vì thế, nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật thu hút nhé!
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Chuẩn bị CV chỉn chu, chuyên nghiệp
4.2 Thể hiện sự nhiệt huyết, ham học hỏi
Đối với sinh viên, thông thường nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm. Tuy nhiên, sẽ yêu cầu về sự nhiệt huyết, cầu tiến và ham học hỏi để làm việc, gắn bó với công ty.
4.3 Lựa chọn công việc liên quan đến ngành học
Đối với sinh viên năm 3, năm 4 thì khi đi làm thêm các bạn nên ưu tiên lựa chọn các công việc liên quan đến ngành học. Điều này không chỉ giúp bạn học thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, mà đây còn là bước đệm để bạn có thể xin việc sau này.
Lựa chọn công việc liên quan đến ngành học
4.4 Ưu tiên công việc có thời gian làm linh hoạt
Việc quan trọng đối với mỗi sinh viên là việc học, mà mỗi kỳ học, ngành học lại có lịch học khác nhau. Nên bạn hãy tìm các công việc làm thêm có thời gian làm linh hoạt để đảm bảo việc học cũng như các hoạt động khác.
4.5 Tránh các công việc yêu cầu cọc tiền
Hiện nay, rất nhiều hình thức mang mác là tuyển nhân viên nhưng thực chất là bắt cọc tiền để lừa đảo. Nên sinh viên khi đi làm thêm thì cần tránh những công việc này, để tránh mất tiền oan nhé!
5. Sinh viên cần làm gì để đi làm thêm nhưng không ảnh hưởng đến việc học?
Thực tế, sinh viên vừa học vừa làm là điều không hề dễ dàng, bởi bạn cần cân bằng cả hai để tránh gây ảnh hưởng đến việc học. Với sinh viên, việc học là điều quan trọng nhất, luôn đặt lên hàng đầu. Vì thế, để việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
5.1 Xác định mục tiêu
Đối với sinh viên, khi đi làm thêm bạn cần xác định rõ về mục tiêu của mình. Bạn đi làm thêm vì điều gì? Để kiếm thêm thu nhập, tự lập hay để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Việc xác định mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ vấn đề, từ đó lựa chọn công việc phù hợp và phân bổ thời gian hợp lý nhất cho công việc cũng như việc làm, tránh gây ảnh hưởng đến việc học.
Xem thêm: 7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CÁ NHÂN HOÀN CHỈNH CHO SINH VIÊN
Xác định mục tiêu
5.2 Học cách phân bổ thời gian hợp lý
Khi quyết định đi làm thêm thì bạn cần học cách phân bổ thời gian sao cho hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian học tập của bạn. Nghĩa là, bạn cần phân chia rõ ràng về thời gian học trên lớp, học ở nhà, thời gian đi làm và thời gian nghỉ ngơi.
Hãy đảm bảo rằng bản thân có thể hoàn thành tốt mọi thứ mà không gây ảnh hưởng đến việc học cũng như thời gian nghỉ ngơi, giải trí của mình nhé!
5.3 Ưu tiên các công việc liên quan đến chuyên ngành
Dù bạn là sinh viên năm 2, năm 3 hay năm cuối thì việc lựa chọn công việc liên quan đến chuyên ngành là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ giúp bạn tiếp xúc với một môi trường mới, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là có thể áp dụng các kiến thức học ở trên trường vào công việc và ngược lại.
Đồng thời, việc lựa chọn các công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành còn giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ngành nghề, xác định xem mình có phù hợp với nó không?
Ưu tiên các công việc liên quan đến chuyên ngành
5.4 Tránh đặt áp lực quá nhiều lên bản thân
Vừa học vừa làm đôi khi sẽ khiến các bạn bị quá tải, stress. Vì thế, đừng đặt quá nhiều áp lực lên bản thân, bạn phải như thế này, phải như thế kia. Thay vào đó, khi bị stress hãy cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi, thời gian để thư giãn. Bởi một tinh thần thoải mái mới giúp bạn học tập, làm việc hiệu quả nhất.
Phía trên là toàn bộ về cách đi xin việc làm cho sinh viên để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm việc làm thêm nhé! Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!