Nhân viên tư vấn tuyển sinh là một công việc có nhu cầu tuyển dụng khá cao, thu hút khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy làm thế nào để viết một chiếc CV chuẩn chỉnh cạnh tranh với nhiều ứng viên khác? Cùng Langmaster khám phá chi tiết hơn cách viết CV nhân viên tư vấn tuyển sinh thật chuyên nghiệp qua bài viết sau nhé!
1. Cách viết CV nhân viên tư vấn tuyển sinh chi tiết
1.1 Thông tin cá nhân
Đây là phần bắt buộc phải có không chỉ trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh mà còn ở các lĩnh vực, ngành nghề khác. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin này để liên lạc trong trường hợp bạn có cơ hội bước vào vòng tuyển dụng tiếp theo. Vì vậy, bạn cần đảm bảo trình bày thông tin cá nhân chính xác, tránh sai chính tả.
Bạn cần điền một số thông tin cơ bản như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, link mạng xã hội, địa chỉ email và vị trí công việc mà mình muốn ứng tuyển. Lưu ý, bạn nên ghi vị trí công việc đúng theo phần mô tả công việc (JD) của công ty. Ví dụ tham khảo cách trình bày thông tin cá nhân trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh.
- Họ và tên: Nguyễn Văn B
- Sinh ngày: 01/02/1990
- Địa chỉ: 123 Võ Thị Sáu, Phường X, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0123456789
- Địa chỉ email: xyz@gmail.com
Xem thêm:
HƯỚNG DẪN VIẾT CV CHO SINH VIÊN THỰC TẬP CHI TIẾT A - Z
HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC GIÁO VIÊN CHUẨN, CHI TIẾT NHẤT
1.2 Trình bày mục tiêu nghề nghiệp
Trong phần này, bạn hãy đề cập đến mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nếu đảm nhận vị trí công việc. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh càng rõ ràng, bạn càng có nhiều cơ hội được nhà tuyển dụng cân nhắc vào vị trí ứng tuyển. Họ sẽ xem bạn có phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty hay không.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần đảm bảo sự ngắn gọn cũng như tính thực tế. Ví dụ, bạn không thể mong bản thân sẽ leo lên ngay vị trí trưởng phòng tư vấn tuyển sinh chỉ trong vòng 1 năm kể từ khi tốt nghiệp, vì chắc chắn bạn chưa tích lũy đủ kinh nghiệm nghề nghiệp để có thể thăng tiến đến mức đó.
Dưới đây là ví dụ cách viết mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể tham khảo:
- Cam kết đạt được KPI hằng tháng, hỗ trợ trung tâm xây dựng quy trình chăm sóc, tư vấn khách hàng chuyên nghiệp.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, đồng thời hướng đến tạo dựng thương hiệu dịch vụ đáng tin cậy cho doanh nghiệp.
- Sau 2 - 3 năm làm việc sẽ trở thành trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng.
1.3 Nêu trình độ học vấn
Đối với công việc tư vấn tuyển sinh, nhà tuyển dụng ít nhiều cũng sẽ quan tâm đến trình độ học vấn của ứng viên. Trong phần này, bạn có thể ghi trình độ học vấn hay trình độ văn hóa của bản thân vào CV nhân viên tư vấn tuyển sinh của mình. Nếu chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn cũng có thể điền thông tin vào mục này.
Ví dụ về cách viết trình độ học vấn trong CV nhân viên tư vấn.
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (2019 - 2023)
- Ngành: Quản trị Kinh doanh
- Xếp loại: Khá
- GPA: 3.1
1.4 Thể hiện kinh nghiệm làm việc
Đây là phần mà các nhà tuyển dụng thường quan tâm nhiều nhất khi xem CV của các ứng viên. Họ muốn biết liệu bạn đã có kinh nghiệm làm việc với khách hàng, làm tư vấn viên hay chưa, đặc biệt là trong mảng giáo dục. Do đó, bạn hãy linh hoạt đưa mục kinh nghiệm nghề nghiệp lên vị trí đầu CV để nhà tuyển dụng dễ thấy hơn.
1.4.1 Đối với những bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm
Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn khách hàng, thì có thể sử dụng các kinh nghiệm khi còn đi học như tham gia hoạt động ngoại khóa. Hoặc những lần bạn đi làm part-time bên ngoài. Một số công việc làm thêm phù hợp để đưa vào mục kinh nghiệm làm việc là: bán hàng online, gia sư,...
Ví dụ về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh đối với sinh viên vừa tốt nghiệp.
Vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng part-time
Tại: Cửa hàng bán quần áo NiNi
Thời gian: 2021 - Hiện nay
Chi tiết công việc:
- Tư vấn khách hàng qua điện thoại, boxchat và chốt đơn trực tiếp.
- Xử lý các vấn đề khi khách hàng báo lỗi.
Xem thêm:
HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
CÁCH VIẾT CV NHÂN VIÊN SALE GHI ĐIỂM VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
1.4.2 Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm tư vấn viên
Còn đối với những ai đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì chỉ cần liệt kê cụ thể những vị trí có liên quan đến công việc tư vấn mà bản thân đã từng làm. Nhà tuyển dụng thường sẽ dành sự ưu tiên cho các ứng viên có nhiều kinh nghiệm trong nghề, do đó, bạn đừng ngần ngại mà hãy thể hiện cho họ thấy.
Cách hiệu quả nhất là bạn có thể trình bày cụ thể những việc đã làm qua trước đây, với dẫn chứng là các số liệu như vượt mốc KPI 5%, doanh thu tăng 10%... Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá trực quan năng lực thực sự của bạn.
Ví dụ tham khảo khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên tư vấn với những bạn đã có kinh nghiệm.
Ví dụ:
Nhân viên tư vấn du học tại Công ty tư vấn du học Kali (2021 - Hiện tại)
- Tư vấn cho khách hàng về các chương trình du học và thuyết phục thành công 5 vị khách/ tháng, giúp doanh thu cho công ty tăng 2%...
- Tìm hiểu năng lực, nhu cầu và mục tiêu của học sinh và phụ huynh để tư vấn các chương trình học phù hợp.
- Giải đáp những thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ làm thủ tục nhập học, chuẩn bị hồ sơ du học…
1.5 Thành tích, chứng nhận
Trong quá trình làm việc trước đây, nếu bạn đã từng đạt được các thành tích hay chứng nhận nào nổi bật thì đừng quên đưa vào trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh của mình nhé! Vì đây có thể là “át chủ bài” giúp bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng giữa một rừng hồ sơ “ai cũng giống ai”.
Thành tích có thể là chứng nhận khen thưởng, kết quả làm việc xuất sắc tại công ty cũ. Hoặc cũng có thể đến từ việc bạn đã tham gia các hoạt động, phong trào ở trường và đạt được các giải thưởng có liên quan…
Ví dụ tham khảo cách viết thành tích và chứng nhận của bản thân trong CV:
Thành tích:
- 3 tháng liên tiếp hoàn thành tốt KPI đã đặt ra.
- Trở thành nhân viên tư vấn xuất sắc của chi nhánh FnB trong Quý I/2022
1.6 Thể hiện các kỹ năng mềm liên quan
Kỹ năng mềm cũng là một trong những phần quan trọng nhà tuyển dụng thường chú trọng khi đọc qua CV của các ứng viên. Một số kỹ năng mềm cơ bản cần có ở một nhân viên tư vấn thường là: kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, kỹ năng đàm phán hay thuyết phục khách hàng, khả năng quản lý thời gian, cảm xúc…
Lưu ý bạn chỉ nên đưa vào khoảng 3 - 5 kỹ năng vào trong CV của mình. Tránh liệt kê một loạt các kỹ năng không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc xem đâu là các kỹ năng mềm thiết yếu, từ đó sắp xếp một cách phù hợp khi trình bày CV.
Ví dụ khi trình bày một số kỹ năng mềm trong CV xin việc nhân viên tư vấn:
- Kỹ năng tiếp nhận, xử lý tình huống
- Kỹ năng tư vấn, thuyết trình sản phẩm/ dịch vụ
- Kỹ năng thích nghi, ứng biến
- Kỹ năng quản lý cảm xúc…
1.7 Nói về sở thích, tính cách bản thân
Mục này không có yêu cầu nào nên bạn có thể thoải mái trình bày về sở thích cá nhân, đặc điểm tính cách của bản thân. Nhà tuyển dụng có thể thông qua đó để có góc nhìn rõ hơn về ứng viên, cân nhắc xem bạn có phải nhân tố phù hợp với môi trường làm việc ở trung tâm, cơ sở giáo dục hay không.
Ví dụ cách viết sở thích, tính cách của bản thân trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh:
- Sở thích: Du lịch, mua sắm, đọc sách
- Tính cách: Hòa đồng, dễ thích nghi, thích khám phá
1.8 Bổ sung người tham chiếu (nếu có)
Việc đưa thêm người tham chiếu vào trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ giúp tăng độ tin cậy cho chiếc CV của bạn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các thông tin liên quan đến người tham chiếu, bạn nên hỏi ý kiến của họ để được sự đồng ý.
Lưu ý, bạn không nên tự bịa và đưa thông tin hoàn toàn không đúng sự thật trong mục người tham chiếu của CV. Nếu không có thì bạn hãy bỏ qua phần phụ này và tập trung trình bày tốt những nội dung quan trọng khác.
Dưới đây là một ví dụ tham khảo về cách trình bày thông tin của người tham chiếu trong CV nhân viên tư vấn.
- Họ và tên: Nguyễn Văn A
- Vị trí: Trưởng phòng chăm sóc khách hàng
- Công ty: ABC
- Số điện thoại: 0123456789
- Email: xyz@gmail.com
2. Một số lưu ý khi viết CV nhân viên tư vấn tuyển sinh
2.1 Chọn lọc các thông tin quan trọng
Việc liệt kê một loạt các thông tin về bản thân trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh mà không có trọng tâm, đôi khi lại “lợi bất cập hại”. Vì nhà tuyển dụng phải mất nhiều thời gian hơn để đọc hết CV của bạn mà lại không thu được thông tin gì nổi bật, điều này vô hình trung khiến bạn mất điểm trong mắt họ vì sự lan man.
Do đó, hãy bỏ ra chút thời gian để chọn lọc một số thông tin quan trọng nhất và đưa vào trong CV của mình. Lời khuyên là bạn nên tập trung trình bày kỹ phần dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng như kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan,...
2.2 Sắp xếp các mục theo trình tự
Việc sắp xếp các thông tin trong CV một cách khoa học cũng góp phần quan trọng không kém. Bạn hãy ưu tiên đưa những thông tin về mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc,... lên phần đầu của CV. Như vậy nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn ngay ra phần quan trọng và nổi bật nhất để đưa ra đánh giá nhanh hơn.
2.3 Sử dụng kỹ năng mềm phù hợp
Việc sở hữu nhiều kỹ năng mềm là một lợi thế giúp bạn cạnh tranh được với các ứng viên khác. Tuy nhiên, không phải kỹ năng mềm nào cũng phù hợp với tính chất công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh. Bạn cần chọn lọc và ưu tiên các kỹ năng liên quan như: kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục, lắng nghe khách hàng…
2.4 Trung thực khi cung cấp thông tin
Các thông tin mà bạn đưa vào CV nhân viên tư vấn tuyển sinh cần đảm bảo tính chính xác, đúng sự thật. Nếu như bạn cố tình cung cấp thông tin sai lệch trong CV thì khi được nhận vào làm chính thức, bạn cũng sẽ bị cấp trên phát hiện khi không phản ánh được đúng năng lực, kỹ năng chuyên môn như đã trình bày trong CV.
2.5 Tối ưu độ dài của CV nhân viên tư vấn
Bạn cũng cần lưu ý đến độ dài trung bình khi viết CV nhân viên tư vấn. Thông thường, độ dài hợp lý của một bản CV chỉ nên dao động từ khoảng 1 - 2 trang giấy A4. Do đó, để tối ưu không gian và độ dài, ứng viên nên cân nhắc xem đâu là các thông tin quan trọng và cần phải đưa vào CV của mình.
2.6 Lựa chọn hình ảnh, màu sắc hài hòa
Việc lựa chọn thiết kế, hình ảnh và màu sắc phù hợp cho CV xin việc cũng giúp bạn tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng. Gam màu được sử dụng trong CV nhân viên tư vấn tuyển sinh thường tươi sáng, với thiết kế và bố cục tối giản.
Lưu ý, bạn nên tránh kết hợp quá nhiều gam màu trong CV sẽ tạo cảm giác rối mắt, thiếu sự hài hòa. Ngoài ra, không nên lựa chọn các màu quá chói hay màu nền và màu chữ tương đồng nhau sẽ khiến nhà tuyển dụng khó đọc được nội dung CV.
2.7 Kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi CV
Đây là một lỗi thường thấy trong các bản CV mà nhiều ứng viên lại hay bỏ qua. Việc CV nhân viên tư vấn của bạn bị sai chính tả hay lỗi đánh máy sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không mấy hài lòng. Họ có thể cho rằng bạn là người thiếu cẩn thận, vậy nên nhớ check lại lỗi chính tả trước khi gửi CV đi nhé!
2.8 Không gửi cùng một CV cho nhiều nhà tuyển dụng
Khi chuẩn bị CV xin việc để gửi cho nhiều công ty khác nhau, bạn không nên sử dụng một mẫu thiết kế duy nhất để “rải” cho tất cả những nơi muốn ứng tuyển. Vì doanh nghiệp có thể đánh giá bạn thiếu sự chuyên nghiệp.
Thay vào đó, hãy dành ra một chút thời gian để điều chỉnh nội dung, thay đổi tên vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng mềm sao cho phù hợp với phần mô tả vị trí công việc mà mỗi công ty đưa ra.
Xem thêm:
TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG TRONG CV GIÚP CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
TỔNG HỢP 999+ MẪU CV ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
3. Mẫu CV nhân viên tư vấn tuyển sinh tham khảo
3.1 Mẫu CV nhân viên tư vấn tuyển sinh tiếng Việt
3.2 Mẫu CV nhân viên tư vấn tuyển sinh tiếng Anh
Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết cách viết CV nhân viên tư vấn tuyển sinh ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hy vọng những chia sẻ trong bài của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster sẽ hữu ích và giúp bạn có được một chiếc CV chuẩn chỉnh để thành công lọt vào vòng trong nhé!