Nhượng quyền thương hiệu là hình thức phát triển hỗn hợp bao gồm kinh doanh, marketing và phân phối. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh để kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của mình. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Có các hình thức nhượng quyền nào? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
1.1 Khái niệm nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là hình thức kinh doanh mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền (cá nhân hoặc tổ chức) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh, quyền kinh doanh của mình trong khoảng thời gian nhất định.
Thông thường, nhượng quyền sẽ có những ràng buộc về tài chính nhất định, bao gồm một khoản chi phí, % doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng,...
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
1.2 Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu
1.2.1 KFC
KFC là thương hiệu fast food nổi tiếng toàn cầu, đã có mặt trên 118 quốc gia và có hơn 14.000 cửa hàng. Bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1997, KFC đã đánh dấu sự khởi đầu cho lĩnh vực đồ ăn nhanh tại Việt Nam, với các chi nhánh trên 36 tỉnh thành phố trên cả nước.
Hiện nay, KFC Việt Nam cho phép thực hiện các nhượng quyền với điều kiện:
- Phí nhượng quyền là 20.000 USD (tương đương gần 600 triệu VNĐ).
- Phí duy trì hoạt động thường nằm trong khoảng từ 4% đến 8% doanh thu và không thay đổi trong suốt thời gian hợp tác. Bên cạnh đó, theo quy định, bên nhận quyền phải đóng 40% vốn tự có, 60% còn lại đơn vị này có thể chuyển thành vốn của các đối tác, nhà đầu tư.
- Ngoài ra, bạn còn cần đảm bảo các chi phí về máy móc, mặt bằng, quản lý,...
KFC là thương hiệu fast food nổi tiếng toàn cầu
1.2.2 Highland Coffee
Highland Coffee là chuỗi cửa hàng cafe Việt Nam nổi tiếng, với nhiều cửa hàng nhượng quyền cùng hơn 400 cửa hàng nằm tại các vị trí “đắc địa” trên toàn quốc. Để thực hiện nhượng quyền Highland Coffee thì cần đảm bảo:
- Phí nhượng quyền hàng tháng là 7% trên doanh số (trong vòng 5 năm).
- Phí quản lý cửa hàng tháng là 5% trên doanh số (trong vòng 5 năm).
- Mặt bằng cần nằm ở ngã ba, ngã tư, khu đông dân cư hoặc trung tâm mua sắm với diện tích tối thiểu là 150 - 250m2.
- Nguồn lực nhân sự cần có 4 nhân viên pha chế, 4 nhân viên phục vụ và 1 bảo vệ giữ xe.
Xem thêm: BRANDING MARKETING LÀ GÌ? TÌM HIỂU SÂU VỀ BRANDING MARKETING
2. Ưu điểm, nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
2.1 Ưu điểm
Hình thức nhượng quyền thương hiệu đem đến nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:
- Mở rộng, tăng độ nhận diện thương hiệu: Thực tế, nhượng quyền là hình thức giúp doanh nghiệp phủ rộng thương hiệu, tăng độ nhận diện với tần suất xuất hiện liên tục ở nhiều địa điểm khác nhau trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng được quỹ vốn lớn: Khi kinh doanh, có rất nhiều thương hiệu có tiềm năng phát triển, có quy trình, con người, thương hiệu nhưng không đủ nguồn vốn để mở rộng thị trường, mở cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. Lúc này, thực hiện nhượng quyền thì doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản phí nhượng quyền, bản quyền cố định. Giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu hiệu quả.
- Xây dựng, phát triển đội ngũ giỏi: Thực hiện nhượng quyền bắt buộc thương hiệu phải xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên thường xuyên, đảm bảo về chất lượng cũng như vận hành. Vì thế, điều này sẽ giúp tạo đội ngũ nhân sự giỏi, loại bỏ các nhân viên không phù hợp.
- Sở hữu hệ thống thương hiệu: Nhượng quyền là hình thức mở rộng, nhân rộng hệ thống kinh doanh, phân phối dựa trên các điểm bán khác nhau. Chính vì thế, nhượng quyền sẽ giúp xây dựng hệ thống thương hiệu, phân phối và tăng độ nhận diện đối với khách hàng mục tiêu.
- Tạo nguồn doanh thu ổn định: Khi doanh nghiệp cho phép nhượng quyền thì bên cạnh phí nhượng quyền, thương hiệu còn nhận được một phần doanh thu từ bên nhận quyền. Từ đó tạo thêm luồng doanh thu mới ổn định, liên tục.
Ưu điểm, nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì việc nhượng quyền thương hiệu cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Cụ thể:
- Bên nhận nhượng quyền không phải là chủ sở hữu hoàn toàn của doanh nghiệp, thay vào đó chỉ có quyền kinh doanh theo thoả thuận về thương hiệu.
- Rủi ro về hiệu ứng “chuỗi” khi một cơ sở gặp vấn đề, khủng hoảng truyền thông, không hài lòng của khách hàng thì sẽ có thể dẫn đến các cơ sở khác cũng sẽ bị ảnh hưởng
- Rủi ro về cạnh tranh lẫn nhau giữa các cửa hàng trong chuỗi, gây không đồng bộ về việc hoạt động kinh doanh
Xem thêm: TỔNG HỢP 12+ CÔNG CỤ MARKETING TỐI ƯU, HIỆU QUẢ NHẤT 2023
3. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến
3.1 Nhượng quyền toàn diện (Full business format franchise)
Nhượng quyền toàn diện (Full business format franchise) là hình thức nhượng quyền “trọn gói” với hợp đồng thời hạn từ 5 - 30 năm tuỳ vào tiềm lực và chi phí của công ty. Thông thường, nhượng quyền toàn diện thì bên nhận sẽ có quyền sở hữu hệ thống thương hiệu, toàn bộ hệ thống vận hành và kế hoạch chi tiết về hoạt động kinh doanh, quản lý, hỗ trợ bán,...
Thực tế, khi thực hiện nhượng quyền toàn diện thì bên nhận nhượng quyền sẽ cần chịu 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động.
Nhượng quyền toàn diện (Full business format franchise)
3.2 Nhượng quyền không toàn diện (Non-business format franchise)
Nhượng quyền không toàn diện (Non-business format franchise) là hình thức nhượng quyền một hoặc một số mảng nào của bên nhượng quyền, ví dụ như: công thức sản xuất, nhượng quyền sản phẩm/dịch vụ hay quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Trong đó, nhượng quyền sản phẩm thì bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường. Nhượng quyền hình ảnh thương hiệu áp dụng cho các thương hiệu nổi tiếng. Tóm lại, nhượng quyền không toàn diện thì bên nhượng quyền sẽ không giám sát, can thiệp quá sâu vào khâu vận hành, sản xuất của bên nhận quyền.
3.3 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise) là hình thức mà bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư có tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát các hệ thống của các bên nhận nhượng quyền. Khi đó, bên nhượng quyền sẽ có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận quyền, tham gia vào Hội đồng quản trị.
Xem thêm:
=>BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP
=> HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TRA CỨU THƯƠNG HIỆU ONLINE
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)
3.4 Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise) chỉ xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền với mục đích giám sát, vận hành kinh doanh hiệu quả.
Lúc này, người quản lý không cần tham gia hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà chỉ cần thực hiện giám sát toàn diện. Người quản lý sẽ có vai trò sử dụng kinh nghiệm, chuyên môn của mình để lãnh đạo, quản lý các bộ phận doanh nghiệp và phát triển kinh doanh. Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý thường được áp dụng phổ biến ở các chuỗi nhà hàng, khách sạn hoặc chuỗi F&B lớn.
Xem thêm: THÁP NHU CẦU MASLOW LÀ GÌ? ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU TRONG MARKETING
4. Nhượng quyền kinh doanh trong nước có cần đăng ký không?
Theo điều 17a của Nghị định số 120/2011/NĐ-CP thì các trường hợp sau sẽ không phải đăng ký nhượng quyền:
- Nhượng quyền trong nước
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài
Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện theo chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Như vậy nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền nhưng cần báo cáo với Sở Công thương, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan vẫn phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Báo cáo phải thực hiện định kỳ chậm nhất vào 15/1 mỗi năm.
5. Vai trò của bên nhượng quyền thương hiệu và bên nhận quyền
5.1 Bên nhượng quyền thương hiệu
Đối với bên nhượng quyền thương hiệu sẽ có các vai trò:
- Cung cấp đầy đủ toàn bộ tài liệu hướng dẫn, giải pháp vận hành kinh doanh và duy trì tài sản cho bên nhận quyền.
- Kiểm soát, hỗ trợ bên nhận quyền để đảm bảo hệ thống nhượng quyền được vận hàng thống nhất, hiệu quả. Bao gồm: địa điểm kinh doanh, thiết kế và trang trí cửa hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ, các hoạt động tiếp thị.
- Chịu trách nhiệm chi phí liên quan đến đào tạo nhân viên, cán bộ quản lý ban đầu, tiếp thị cho bên nhận quyền.
- Đối xử bình đẳng, tôn trọng bên nhận quyền.
Vai trò của bên nhượng quyền thương hiệu
5.2 Bên nhận quyền thương hiệu
Đối với các bên nhận nhượng quyền, sẽ có các vai trò:
- Chi trả các chi phí nhượng quyền, bản quyền và các chi phí liên quan để nhận quyền sử dụng thương hiệu và các cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ kinh doanh.
- Đảm bảo về cơ sở vật chất, mặt bằng, nhân lực, nguồn vốn
- Không được phép sử dụng thương hiệu để mở cơ sở kinh doanh sản phẩm khác, hoặc các hành động gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
- Chấp nhận sự hướng dẫn, kiểm soát và quyết định của bên nhượng quyền.
- Đề xuất bên nhượng quyền đưa vào áp dụng các ý tưởng, phương pháp cải tiến khác.
Vai trò của bên nhận quyền thương hiệu
6. Điều kiện cần có khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Điều kiện để thực hiện nhượng quyền thương hiệu sẽ tùy vào mỗi thương hiệu. Tuy nhiên, nếu xét riêng về mặt pháp lý thì các cá nhân/tổ chức cần đáp ứng đủ 3 yếu tố, bao gồm:
- Có đăng ký kinh doanh
- Đảm bảo đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ
Thực tế, đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng khi thực hiện nhượng quyền. Tuy nhiên, nhiều đơn vị nhượng quyền thường gặp các lỗi như:
- Đăng ký thương hiệu không kịp thời khiến thương hiệu bị đăng ký trước hoặc chỉ đang dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Nếu chưa được cấp văn bằng (sau 18 - 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhân chưa được Nhà nước công nhận về quyền sở hữu nhãn hiệu.
- Việt Nam đi theo hệ thống “Fist to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì thế, nếu nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ khiến doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng nhãn mới.
Điều kiện cần có khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
7. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu chi tiết
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, thủ tục, hồ sơ nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- 2 bản tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư).
- 1 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao công chứng); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác thì cần kèm theo bản dịch hợp đồng tiếng Việt.
- Bản gốc văn bằng bảo hộ
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nếu quyền sở hữu tương ứng thuộc sở hữu chung.
- Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ qua đại diện)
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này, thì bạn cần phải có văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu bản sáng lập. Lúc đó bạn mới đủ điều kiện để nhượng quyền thương hiệu cho người khác.
Xem thêm: QUẢN TRỊ MARKETING LÀ GÌ? CẨM NANG CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ MARKETING
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu chi tiết
8. Các chiến lược Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp nhượng quyền
8.1 Hiểu về khách hàng tiềm năng
Điều quan trọng nhất đối với mỗi chiến lược mục tiêu chính là hiểu khách hàng tiềm năng, hiểu khách hàng nghĩ gì, muốn gì? Việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và đặc tính của khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tạo ra nội dung chất lượng hướng đến đúng đối tượng.
Hiểu về khách hàng tiềm năng
8.2 Tiếp cận khách hàng đa kênh
Một chiến lược marketing hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhượng quyền chính là tiếp cận khách hàng đa kênh. Đồng thời nếu các doanh nghiệp nhượng quyền vận hành độc lập, thiếu nhất quán với thương hiệu có thể gây giảm hiệu quả tiếp thị, ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh.
Vì thế, việc tiếp cận khách hàng đa kênh như: social media, SEO, quảng cáo,... sẽ giúp khách hàng tăng nhận diện thương hiệu, tăng tập khách hàng mục tiêu hiệu quả.
8.3 Xây dựng, phát triển website
Thực tế, website là nơi đầu tiên khách hàng tìm đến nếu muốn tìm hiểu về thương hiệu, doanh nghiệp của bạn. Vì thế, xây dựng website là chiến lược marketing hiệu quả dành cho các doanh nghiệp nhượng quyền. Tuy nhiên, khi xây dựng website, doanh nghiệp cần truyền tải nội dung đúng với thương hiệu, đem đến giá trị đối với khách hàng,...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật về các chương trình khuyến mại, giảm giá, tri ân khách hàng,... nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.
Xây dựng, phát triển website
8.4 Thực hiện SEO địa phương
Thực hiện SEO địa phương là “chìa khóa” thành công dành cho các doanh nghiệp nhượng quyền. SEO địa phương là hình thức kỹ thuật giúp tối ưu hoá nội dung nhằm thu hút khách hàng trong những khu vực nhất định. Vì thế, thực hiện SEO địa phương giúp doanh nghiệp hướng nội dung đến tập khách hàng ở những khu vực nhất định.
8.5 Xây dựng nội dung hấp dẫn
Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của công nghệ 4.0 như hiện nay, việc xây dựng nội dung hấp dẫn, giá trị đến khách hàng qua nền tảng khác nhau như Facebook, Tiktok, Website, Truyền thông,... sẽ giúp tăng sự nhận diện và tăng khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, việc nội dung cần đồng nhất về thương hiệu, giá trị, chiến lược marketing để gây sự không đồng nhất giữa thương hiệu nhượng quyền và nhận nhượng quyền.
Xây dựng nội dung hấp dẫn
8.6 Sử dụng quảng cáo trả tiền
Sử dụng quảng cáo trả tiền là hình thức doanh nghiệp chạy quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Google,... nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đối với các thương hiệu nhượng quyền thì quảng cáo trả phí giúp doanh nghiệp thiết lập nhằm mục tiêu khách hàng ở khu vực cụ thể, đem đến hiệu quả cao hơn.
Thông thường, khi thực hiện quảng cáo trả tiền hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, lên chiến dịch, nghiên cứu từ khoá, đồng thời theo dõi, phân tích số liệu liên tục.
Xem thêm: AIDA LÀ GÌ? CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AIDA TRONG MARKETING HIỆU QUẢ
8.7 Tương tác khách hàng
Tương tác với khách hàng là cách hiệu quả nhằm xây dựng tập khách hàng trung thành. Đây là tập khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và là hình thức “quảng cáo truyền miệng” hiệu quả. Vì thế, bất kỳ doanh nghiệp nào cần thành công cũng đều cần tập khách hàng trung thành của mình.
Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng bằng cách phản hồi tin nhắn thường xuyên, giải đáp thắc mắc, vấn đề của khách hàng, hoặc đưa ra các bài khảo sát, phản hồi ý kiến.
Tương tác khách hàng
8.8 Thực hiện chiến dịch tiếp thị qua email
Tiếp thị qua email (Email Marketing) là hình thức marketing dành cho doanh nghiệp nhượng quyền có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu và xây dựng khách hàng trung thành hiệu quả. Thông qua email, doanh nghiệp có thể cung cấp về các sản phẩm/dịch vụ mới, các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng,... nhằm tăng doanh số bán hiệu quả.
8.9 Theo dõi, đo lường hiệu quả chiến dịch
Đối với bất kỳ chiến dịch marketing nào, mục tiêu cuối cùng là hướng đến khách hàng, nhằm tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hàng. Vì thế, việc theo dõi, đo lường hiệu quả chiến dịch là vô cùng quan trọng.
Điều này giúp bạn đảm bảo về hiệu quả chiến dịch, đồng thời có thể điều chỉnh, thay đổi chiến lược để phù hợp hơn.
Theo dõi, đo lường hiệu quả chiến dịch
Phía trên là toàn bộ về nhượng quyền thương hiệu để bạn có thể tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức kinh doanh này. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!