Để có thể khích lệ tinh thần làm việc và tạo sự gắn kết lâu dài giữa nhân viên với doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Vậy chế độ đãi ngộ là gì? Có những chính sách đãi ngộ nào thường được các doanh nghiệp chú trọng? Cùng Langmaster khám phá các vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!
1. Chế độ đãi ngộ là gì?
Chế ngộ đãi ngộ cho nhân viên có thể hiểu đơn giản là các chính sách của công ty, doanh nghiệp thiết lập ra để chăm lo cho người lao động cả về vật chất và tinh thần. Nhờ vậy, nhân viên sẽ có thêm tinh thần làm việc, cố gắng đóng góp và cống hiến nhiều hơn nữa vào mục tiêu chung của công ty.
2. Vai trò của việc xây dựng các chính sách đãi ngộ
2.1 Đối với nhân viên
Chế độ đãi ngộ cho nhân viên là một trong những tiêu chí đầu tiên để người lao động xem xét lựa chọn công việc.
- Tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên: Các chế độ đãi ngộ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần, đảm bảo cho nhân viên được nhận những phúc lợi xứng đáng với công sức của mình.
- Tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn: Ở mỗi vị trí sẽ có một chế độ đãi ngộ khác nhau. Vị trí càng cao thì đãi ngộ càng lớn, từ đó tạo động lực mạnh mẽ tới tinh thần làm việc, nhiệt huyết và quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của nhân viên.
2.2 Đối với doanh nghiệp
- Giúp các doanh nghiệp giữ chân người tài, thu hút nhân sự, duy trì được sự ổn định về nguồn nhân lực.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Khi nhân viên được nhận những đãi ngộ xứng đáng với công sức của mình thì họ sẽ có động lực để cống hiến và hoàn thành công việc tốt nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả của các công việc, dự án và hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng trong mắt công chúng: Giúp công ty, doanh nghiệp tạo ra được hình ảnh công ty lý tưởng để có thể nhận được sự ưu ái từ công chúng, gây ấn tượng tốt đối với khách hàng.
Xem thêm:
=> CÁC LOẠI BẢO HIỂM KHI ĐI LÀM NÀO CẦN ĐÓNG?
=> LƯƠNG 3P LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHÍ BẢNG LƯƠNG 3P ĐẠT CHUẨN
2.3 Đối với xã hội
Chế độ đãi ngộ giúp cho người lao động đảm bảo về đời sống vật chất lẫn tinh thần nên sẽ khiến xã hội giảm thiểu các tệ nạn xã hội, duy trì được tính ổn định của xã hội, đồng thời người lao động có thể an tâm làm việc để đóng góp vào nền kinh tế của quốc gia.
3. Các chế độ đãi ngộ cho nhân viên phổ biến nhất hiện nay
3.1 Chế độ đãi ngộ bằng tài chính
3.1.1 Lương
Lương là vấn đề quan trọng nhất được người lao động quan tâm trong chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Trong các buổi phỏng vấn thì có đến 80% các ứng viên sẽ đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề lương đối với nhà tuyển dụng. Ở mỗi vị trí, công việc khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có những hình thức trả lương khác nhau dành cho nhân viên.
3.1.2 Thưởng
Ngày nay các doanh nghiệp thường khích lệ hiệu quả làm việc bằng cách thưởng cho nhân viên. Đối với những nhân viên sáng tạo, có đóng góp lớn trong công việc sẽ được thưởng nóng, hoặc một số doanh nghiệp có thể thưởng bằng cổ phiếu của công ty.
3.1.3 Các khoản phụ cấp
Các khoản phụ cấp sẽ được các doanh nghiệp dùng để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ khó khăn trong công việc, điều kiện sinh hoạt,…
- Đa số các doanh nghiệp sẽ có các phụ cấp cơ bản sau: Phụ cấp gửi xe, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp chi phí liên lạc (cho nhân viên sales),…
- Bên cạnh đó, còn có các khoản phụ cấp đặc biệt khác như: Phụ cấp độc hại, phụ cấp nặng lao động nặng nhọc,… (thường được áp dụng trong chế độ đãi ngộ của công nhân sản xuất)
3.1.4 Các khoản phúc lợi
Khác với tiền lương hay phụ cấp, các khoản phúc lợi sẽ không được doanh nghiệp chi trả trực tiếp bằng tiền, mà thay vào đó là khoản thù lao gián tiếp nhằm hỗ trợ cuộc sống cho nhân viên. Các khoản phúc lợi được chia làm 2 dạng sau:
- Phúc lợi bắt buộc: Là phúc lợi tối thiểu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải đóng đầy đủ cho nhân viên các loại bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp,…
- Phúc lợi tự nguyện: Tùy thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như những định hướng của người lãnh đạo.
3.2 Chế độ đãi ngộ bằng các chính sách quyền lợi
3.2.1 Đãi ngộ bằng các khóa đào tạo
Việc triển khai các chương trình đào tạo theo định kỳ là vô cùng cần thiết để phát triển được một đội ngũ nhân viên. Đãi ngộ bằng các khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên nâng cao các kỹ năng, cũng như kiến thức chuyên môn để phục vụ cho công việc tốt hơn.
3.2.2 Đãi ngộ về nghỉ ngơi, giải trí
Các công ty, doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đãi ngộ về nghỉ ngơi, giải trí khác nhau.
- Đối với công ty làm việc theo văn hóa “quân đội”, thì nhân viên phải rèn luyện tác phong đúng theo khuôn khổ, áp dụng các chế độ nghỉ bệnh, nghỉ phép, nghỉ việc đúng như luật đã định.
- Ngoài ra, còn có công ty cho phép nhân viên tại nhà, thời gian biểu linh động, tăng số lượng ngày phép năm, ngày nghỉ lễ dài hơn quy định hoặc tăng ngày phép theo thâm niên làm việc,…
Thông thường, người lao động sẽ đánh giá cao những công ty, doanh nghiệp có chế độ ngày nghỉ, ngày phép rộng rãi, thoải mái.
3.2.3 Môi trường làm việc
Trong các chế độ đãi ngộ cho nhân viên, việc tạo ra một môi trường làm việc tốt sẽ giúp nhân viên an tâm làm việc và từ đó có thể phát huy tối đa hiệu suất làm việc của bản thân. Những yếu tố liên quan đến môi trường làm việc như: Đồng nghiệp, sếp, văn hóa doanh nghiệp,….
3.2.4 Phương tiện làm việc
Phương tiện làm việc tốt, hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút nhân tài và giữ chân các nhân sự ưu tú. Một doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt, nhất định sẽ đầu tư các phương tiện, công cụ tân tiến để có thể hỗ trợ nhân viên làm việc tốt nhất. Các phương tiện làm việc thông thường sẽ là: Các trang thiết bị văn phòng phẩm, máy tính làm việc, các phần mềm hỗ trợ, …
Xem thêm:
=> NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẬC LƯƠNG ĐẠI HỌC VÀ CÁCH TÍNH BẬC LƯƠNG MỚI NHẤT
=> TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG NET VÀ GROSS
4. Những lưu ý khi thiết lập chế độ đãi ngộ cho nhân viên
Từng công ty, doanh nghiệp sẽ có những quy mô, tính chất và đặc thù khác nhau, nên việc xây dựng chế độ đãi ngộ cho nhân viên cũng sẽ không giống nhau.
4.1 Thiết lập các chế độ đãi ngộ dựa trên quy mô của doanh nghiệp
Các công ty, doanh nghiệp đều muốn thiết lập cho nhân viên của mình một chế độ đãi ngộ tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi thiết lập chế độ đãi ngộ cho nhân viên, nên tham khảo ý kiến của cấp trên, lắng nghe những mong muốn của họ, cũng như nghiên cứu và hiểu rõ về doanh nghiệp của mình để có thể tạo ra một chế độ đãi ngộ phù hợp nhất.
4.2 Dựa vào khảo sát ý kiến của nhân viên
Một chế độ đãi ngộ tốt là chế độ khiến cho nhân viên hài lòng. Vì vậy, doanh nghiệp nên khảo sát ý kiến của nhân viên thường xuyên. Thậm chí là dành thời gian để tâm sự, lắng nghe những ý kiến của các nhân viên trong công ty để hiểu rõ hơn về mong muốn của họ, qua đó có thể thiết lập những chế độ đãi ngộ phù hợp.
4.3 Tuân thủ theo luật pháp về các chính sách đãi ngộ cho nhân viên
Những vấn đề liên quan đến luật pháp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp của bạn. Do đó, hãy chắc chắn rằng các chế độ đãi ngộ cho nhân viên của bạn hoàn toàn phù hợp và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật.
4.4 Cập nhật và đổi mới để phù hợp với xu hướng
Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi. Bối cảnh xã hội cũng như các vấn đề của công ty, doanh nghiệp cũng sẽ luôn thay đổi. Chính vì vậy, những người làm các chính sách chế độ đãi ngộ cần phải thường xuyên cập nhật và đổi mới để phù hợp với xu hướng, giúp cho nhân viên có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: TỔNG HỢP 12+ VIỆC LÀM TIẾNG ANH MỨC LƯƠNG HẤP DẪN, HOT NHẤT
5. Chế độ đãi ngộ theo xu hướng thời đại mới
5.1 Cung cấp chế độ làm việc linh hoạt
Chế độ làm việc linh hoạt sẽ là hình thức làm việc chính trong tương lai giúp tăng năng suất làm việc, khả năng sáng tạo và cải thiện hoạt động tuyển dụng nhân sự.
Sau đây là các chế độ đãi ngộ cho nhân viên về hình thức làm việc linh hoạt đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay:
- Giảm thời gian làm việc trong tuần.
Ví dụ: Một tuần làm việc chỉ 4 ngày, nén thời gian làm việc trong một số ngày nhất định,…
- Điều chỉnh giờ làm việc: Cho phép nhân viên được làm việc linh hoạt theo nhịp sinh học của họ để phù hợp hơn với điều kiện và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Hình thức này vẫn chưa được phổ biến.
Ví dụ: Doanh nghiệp cho phép nhân viên được bắt đầu ngày làm việc vào bất cứ thời gian nào trong khoảng 6 đến 9 giờ sáng. Nhưng vẫn đảm bảo làm đủ 8 tiếng/ngày.
- Thực hiện mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work) giữa làm việc từ xa (tại nhà) và làm việc ở văn phòng.
5.2 Cung cấp sự đảm bảo work-life balance
Mỗi công ty cần thiết lập các chế độ đãi ngộ cho nhân viên để họ đảm bảo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khi nhân viên có thể cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống thì họ sẽ làm việc đạt hiệu quả, năng suất cao hơn.
Một số cách giúp cung cấp sự đảm bảo work – life balance cho nhân viên như:
- Cung cấp sự linh hoạt về thời gian làm việc.
- Cung cấp cho nhân viên các chương trình thiện nguyện.
- Tập trung vào năng suất thay vì thời gian làm việc của nhân viên.
- Giảm thời gian làm việc và giữ nguyên lương cho nhân viên.
- Khuyến khích nhân viên nghỉ giải lao, cung cấp nhiều ngày nghỉ phép hơn cho nhân viên.
- Hỗ trợ tối đa cho người nhà, gia đình của nhân viên.
5.3 Đẩy mạnh DEIB trong văn hóa làm việc
DEIB có thể hiểu đơn giản là: Đa dạng, công bằng, hòa nhập và thuộc về. Những khái niệm này nhằm tạo ra môi trường, nơi mọi người có thể là chính mình trong công việc. Đây được xem là một trong những chìa khóa giúp nhân viên học hỏi và phát triển tốt hơn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng các chương trình DEIB trong văn hóa làm việc cho nhân viên của mình.
Dưới đây là các chế độ đãi ngộ cho nhân viên để đẩy mạnh DEIB trong văn hóa làm việc được áp dụng phổ biến nhất:
- Những người mẹ đang đi làm có khả năng sẽ được giảm số giờ làm việc mà vẫn giữ nguyên mức lương. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc con cái hơn những ông bố đang đi làm (21% bà mẹ so với 11% ông bố) – theo Great Place To Work.
- Phát triển Chương trình Nhận thức về Văn hóa để giúp nhân viên làm việc cùng nhau đạt năng suất cao hơn.
Xem thêm:
=> [CẬP NHẬT] TOP 14 CÁC NGÀNH NGHỀ HOT NHẤT HIỆN NAY
=> 10 TIP CÂN BẰNG CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ
5.4 Tăng cường sự đào tạo nâng cao kỹ năng
Trong tương lai, nhiều nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên lựa chọn chế độ đãi ngộ về việc tăng cường các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Theo dữ liệu của Gartner, số lượng kỹ năng cần thiết cho một công việc đang tăng 10% mỗi năm và hơn 30% kỹ năng cần thiết ba năm trước sẽ sớm không còn phù hợp.
Mặc khác, việc đào tạo lại kỹ năng cho một nhân viên cũ sẽ ít tốn kém hơn là thuê một nhân viên mới. Các nhà tuyển dụng nên xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhân viên của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể cung cấp thêm các cơ hội học tập ở bên ngoài cho nhân viên.
5.5 Áp dụng các chương trình khen thưởng
Việc nhân viên không có được sự công nhận trong công việc là một trong những lý do quan trọng khiến họ rời bỏ công việc của mình (theo Gallup). Chính vì vậy, công ty, doanh nghiệp nên áp dụng các chương trình khen thưởng để làm tăng sự gắn kết với người lao động. Đây là một trong những chế độ đãi ngộ cho nhân viên được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay.
Với những kiến thức mà Tiếng Anh giao tiếp Langmaster đã chia sẻ ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thể hiểu rõ về những chế độ đãi ngộ phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp. Hãy sử dụng những kiến thức bổ ích này vào việc thiết lập chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp với doanh nghiệp của mình các bạn nhé!