Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi mức lương ngành nghề này có xứng đáng với những nỗ lực bỏ ra? Hãy cùng Langmaster giải đáp câu hỏi “quản trị kinh doanh lương bao nhiêu” trong bài viết dưới đây.
1. Quản trị kinh doanh là gì?
1.1. Khái niệm
Quản trị kinh doanh có thể xem là một quá trình toàn diện, bao gồm việc lên kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá các hoạt động của một tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, đây là việc điều hành một doanh nghiệp một cách hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận.
Ngành quản trị kinh doanh rất rộng và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Marketing: Nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng cáo, bán hàng.
- Sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng.
- Chiến lược: Lập kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tài chính: Lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, đầu tư.
- Nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
1.2. Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và đa dạng. Với kiến thức nền tảng về các hoạt động kinh doanh, kỹ năng mềm tốt, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp, tổ chức mà không phải hoài nghi về quản trị kinh doanh lương bao nhiêu bởi bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được hướng đi khác nhau.
Học quản trị kinh doanh có thể theo đổi nhiều lĩnh vực khác nhau
Một số vị trí điển hình trong lĩnh vực quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp:
- Lĩnh vực kinh doanh:
- Nhân viên kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, tư vấn và bán hàng sản phẩm/dịch vụ.
- Chuyên viên marketing: Nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tổ chức các hoạt động tiếp thị.
- Giám sát kinh doanh: Quản lý đội ngũ bán hàng, đạt chỉ tiêu doanh số.
- Lĩnh vực quản lý:
- Quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Quản lý sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Quản lý dự án: Lên kế hoạch, tổ chức và điều phối các dự án.
- Lĩnh vực tài chính:
- Chuyên viên tài chính: Lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, phân tích báo cáo tài chính.
- Lĩnh vực tư vấn:
- Chuyên viên tư vấn kinh doanh: Tư vấn cho doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh, cải thiện hiệu quả hoạt động.
Xem thêm >> QUẢN TRỊ KINH DOANH LÀ GÌ? A - Z THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
2. Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu tại Việt Nam?
Mức lương của một người làm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, quy mô công ty, vị trí công việc, kỹ năng và cả ngành nghề.
Bảng tổng hợp mức lương quản trị kinh doanh (tham khảo).
2.1. Mức lương khởi điểm tại Việt Nam
Mức lương trong ngành quản trị kinh doanh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó kinh nghiệm làm việc và cấp bậc đóng vai trò quan trọng. Thu nhập của người làm trong ngành này có thể dao động từ 4 triệu đến 21 triệu đồng mỗi tháng khi cơ hội thăng tiến và tăng lương rất lớn. Là ngành học cạnh tranh, nhiều người sẽ thắc mắc về lương ngành quản trị kinh doanh mới ra trường ra sao.
Cụ thể, sinh viên mới ra trường thường nhận được mức lương khởi điểm từ 3-5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với 1-2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng mức thu nhập tăng đáng kể, dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô công ty, vị trí làm việc và khu vực địa lý.
2.2. Mức lương theo cấp bậc
Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu còn phụ thuộc vào cấp bậc hiện hành mà người đó đang đảm nhiệm. Kinh nghiệm, kiến thức càng nhiều, mức lương sẽ càng tăng. Cụ thể như sau:
2.2.1. Nhân viên cấp nhập môn
Nhân viên cấp nhập môn trong ngành Quản trị Kinh doanh thường có cơ hội tăng lương nhanh chóng nếu đạt được hiệu quả công việc tốt.
- Mức lương trung bình của nhân viên cấp nhập môn sẽ dao động khoảng 5.000.000 - 8.000.000 VNĐ/tháng.
- Vị trí thường thấy: Nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên hành chính.
- Yếu tố ảnh hưởng: Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng chuyên môn cơ bản, và khả năng đạt được chỉ tiêu.
2.2.2. Chuyên viên
Mức lương của chuyên viên Quản trị Kinh doanh có sự phân hóa khá lớn, phụ thuộc vào ngành nghề cụ thể và quy mô công ty. Chẳng hạn, chuyên viên marketing làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường có mức lương cao hơn so với các ngành khác.
- Mức lương trung bình: Khoảng 8.000.000 - 12.000.000 VNĐ/tháng.
- Vị trí thường thấy: Chuyên viên marketing, chuyên viên tài chính, chuyên viên nhân sự.
- Yếu tố ảnh hưởng: Kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chuyên môn sâu, và khả năng lãnh đạo nhóm nhỏ.
2.2.4. Trưởng phòng/Giám đốc bộ phận
Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu nhiêu còn phu thuộc vào vị trí mà người đó đang đương nhiệm. Trưởng phòng/Giám đốc bộ phận thường nhận được các khoản thưởng hấp dẫn dựa trên hiệu quả công việc và thành tích của bộ phận mình quản lý.
- Mức lương trung bình: Khoảng 12.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng hoặc cao hơn.
- Vị trí thường thấy: Trưởng phòng marketing, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc nhân sự.
- Yếu tố ảnh hưởng: Kinh nghiệm quản lý, khả năng lãnh đạo, khả năng đưa ra quyết định, và khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh.
2.2.5. Giám đốc cấp cao
Giám đốc cấp cao thường được hưởng nhiều phúc lợi hấp dẫn như xe hơi, nhà ở, và các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp.
- Mức lương: Từ 25.000.000 VNĐ/tháng trở lên, thậm chí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng đối với các vị trí cấp cao tại các tập đoàn lớn.
- Vị trí thường thấy: Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh.
- Yếu tố ảnh hưởng: Kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý cấp cao, tầm nhìn chiến lược, khả năng xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
2.3. Mức lương theo ngành nghề
2.3.1. Ngành Marketing
Marketing là mảnh đất màu mỡ và thường có nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao. Tuy nhiên, áp lực về khối lượng công việc cũng khá lớn, dẫn đến mức lương cũng sẽ tăng theo. Những người đang đi tìm câu trả lời cho quản trị kinh doanh lương bao nhiêu hoàn toàn có thể theo đuổi lĩnh vực Marketingbởi cơ hội dồi dào.
- Mức lương trung bình: Từ 6.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ/tháng.
- Các vị trí: Chuyên viên marketing, trưởng phòng marketing, giám đốc marketing.
- Yếu tố ảnh hưởng mức lương: Kỹ năng sáng tạo, khả năng phân tích dữ liệu, hiểu biết về các kênh marketing, và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể (digital marketing, truyền thông, sự kiện...).
Xem thêm: MARKETING THƯƠNG MẠI LÀ GÌ
2.3.2. Ngành Tài chính - Kế toán
Tài chính - kế toán là lĩnh vực có tính ổn định cao, đi được đường dài nhưng đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ trong công việc. Một sai sót nhỏ trong ngành này cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
- Mức lương trung bình: Từ 7.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ/tháng.
- Các vị trí: Kế toán, kiểm toán, chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính.
- Yếu tố ảnh hưởng mức lương: Kiến thức chuyên môn về kế toán, tài chính, khả năng sử dụng phần mềm kế toán, và các chứng chỉ chuyên môn (CFA, ACCA...).
2.3.3. Ngành Nhân sự
Ngành nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Mức lương trung bình: Từ 6.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ/tháng.
- Các vị trí: Chuyên viên nhân sự, trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự.
- Yếu tố ảnh hưởng mức lương: Kỹ năng giao tiếp, khả năng xây dựng mối quan hệ, kiến thức về luật lao động, và kinh nghiệm tuyển dụng, đào tạo.
2.3.4. Ngành Kinh doanh
“Muốn giàu thì phải kinh doanh” - Đó là những đồn thổi về ngành nghề này khi kinh doanh thường có thu nhập cao, nhưng đòi hỏi sự năng động, chịu được áp lực và khả năng làm việc độc lập.
- Mức lương trung bình: Từ 5.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ/tháng hoặc cao hơn (đối với các vị trí quản lý cấp cao).
- Các vị trí: Nhân viên kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh, giám đốc kinh doanh.
- Yếu tố ảnh hưởng mức lương: Khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, và kinh nghiệm bán hàng.
2.3.5. Ngành Tư vấn
- Mức lương trung bình: Từ 10.000.000 VNĐ trở lên.
- Các vị trí: Chuyên viên tư vấn, trưởng nhóm tư vấn, giám đốc tư vấn.
- Yếu tố ảnh hưởng mức lương: Kiến thức chuyên môn sâu, khả năng phân tích vấn đề, khả năng đưa ra giải pháp, và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương quản trị kinh doanh
Mức lương của một người làm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ yếu tố cá nhân đến yếu tố môi trường làm việc.
Hiểu rõ về các yếu tố quan trọng để sớm gặt hái được mức lương trong mơ
3.1. Kinh nghiệm làm việc
- Số năm kinh nghiệm: Thời gian làm việc càng lâu, kinh nghiệm tích lũy càng nhiều, khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định càng tốt thì mức lương của nhà quản trị kinh doanh sẽ càng tăng. Các nhà tuyển dụng kinh tế thường đánh giá cao những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là ở những vị trí quản lý.
- Lĩnh vực kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực khác nhau sẽ mang lại những góc nhìn đa chiều và khả năng thích ứng tốt hơn. Ví dụ, một người đã từng làm việc trong cả lĩnh vực sản xuất và marketing sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh.
- Thành tích đạt được: Những thành tích nổi bật trong quá trình làm việc như tăng trưởng doanh số, cải thiện hiệu quả hoạt động sẽ là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực và mức lương của ứng viên.
3.2. Kỹ năng chuyên môn
Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ cần các kỹ năng chuyên biệt phục vụ cho lĩnh vực đó. Dưới đây là một số kỹ năng chuyên môn giúp bạn phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh:
- Kỹ năng quản lý: Khả năng lãnh đạo, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, ra quyết định chính xác là những kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản trị kinh doanh
- Kỹ năng chuyên môn ngành: Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh, marketing, tài chính, nhân sự... sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Khả năng thu thập, phân tích và đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu là rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ là điều hiển nhiên: Thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Excel, PowerPoint, các phần mềm quản lý doanh nghiệp... sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
3.3. Trình độ học vấn
- Bằng cấp: Bằng cấp từ các trường đại học uy tín, các chứng chỉ chuyên môn sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển.
- Ngành học: Ngành học phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ là một lợi thế. Ví dụ, để ứng tuyển vào vị trí giám đốc tài chính, bạn nên có bằng cấp liên quan đến tài chính, kế toán.
- Khả năng học hỏi: Khả năng tiếp thu kiến thức mới, thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng rất quan trọng.
3.4. Quy mô doanh nghiệp
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các doanh nghiệp này thường có cơ cấu tổ chức đơn giản, quy trình làm việc linh hoạt. Mức lương có thể không cao bằng các công ty lớn nhưng lại có nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển.
- Doanh nghiệp lớn: Các công ty lớn thường có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại và mức lương cạnh tranh. Tuy nhiên, áp lực công việc cũng lớn hơn.
- Doanh nghiệp đa quốc gia: Làm việc tại các công ty đa quốc gia sẽ giúp bạn tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội làm việc với các đối tác quốc tế và mức lương thường rất hấp dẫn.
3.5. Vị trí công việc
- Cấp bậc: Cấp bậc càng cao, trách nhiệm càng lớn, mức lương càng cao.
- Phạm vi công việc: Phạm vi công việc càng rộng, yêu cầu kỹ năng càng cao thì mức lương càng hấp dẫn.
- Tính chất công việc: Các vị trí có tính chất đặc thù, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao thường có mức lương cao hơn. Ví dụ, các vị trí liên quan đến quản lý dự án, tư vấn chiến lược.
4. Làm sao để tăng mức lương quản trị kinh doanh?
Thay vì hoài nghi về ngành quản trị kinh doanh lương bao nhiêu, để có được mức lương mong ước, kỹ năng và năng lực mới chính là chìa khóa giúp bạn tăng cơ hội nghề nghiệp và thu nhập.
4.1. Nâng cao kiến thức và kỹ năng
- Học hỏi không ngừng nghỉ. Luôn cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thông qua các tạp chí, sách báo, hội thảo, webinar. Các khóa học trực tuyến, offline về marketing digital, quản lý dự án, tài chính... sẽ giúp người làm quản trị kinh doanh bổ sung kiến thức chuyên môn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các chứng chỉ như CFA, PMP, Six Sigma sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
- Chuyên sâu hóa khối lượng kiến thức: Tập trung phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể như marketing, tài chính, nhân sự để trở thành chuyên gia. Bạn cũng có thể kết nối với những người có cùng sở thích và học hỏi kinh nghiệm từ họ.
- Phát triển kỹ năng mềm: Nâng cao khả năng giao tiếp bằng văn bản và trực tiếp, thuyết trình, đàm phán. Học cách truyền cảm hứng, tạo động lực cho đội nhóm. Rèn luyện khả năng phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp sáng tạo.
4.2. Chứng minh thành tích làm việc với cấp trên
- Đặt mục tiêu SMART: Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), khả thi (Achievable), có liên quan (Relevant) và giới hạn thời gian (Time-bound).
- Theo dõi tiến độ bằng các công cụ: Sử dụng các công cụ như Trello, Asana, Google Sheets để theo dõi tiến độ công việc và đánh giá hiệu quả.
- Tạo báo cáo hiệu quả: Báo cáo kết quả công việc với sếp một cách rõ ràng, chi tiết, nhấn mạnh những đóng góp của bạn vào thành công của dự án.
Xem thêm >> CHI TIẾT LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN CỦA NHÂN VIÊN KINH DOANH
4.3. Tích cực tham gia các dự án
- Tìm kiếm cơ hội: Chủ động đề xuất ý tưởng cho các dự án mới, tham gia vào các nhóm làm việc.
- Đảm nhận vai trò lãnh đạo: Đảm nhận vai trò trưởng nhóm trong các dự án nhỏ để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo.
- Vượt qua giới hạn: Luôn sẵn sàng thử thách bản thân với những công việc mới, những dự án phức tạp hơn.
4.4. Xây dựng thương hiệu cá nhân
- Xây dựng hồ sơ chuyên nghiệp: Hoàn thiện hồ sơ LinkedIn, tạo một website cá nhân để giới thiệu bản thân và các dự án đã thực hiện.
- Tham gia các sự kiện ngành: Tham dự các hội thảo, hội nghị, triển lãm để kết nối với những người trong ngành.
- Viết blog hoặc bài báo: Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trên các diễn đàn, blog chuyên ngành để mở rộng mối quan hệ.
4.5. Đàm phán lương hiệu quả
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu mức lương trung bình của các vị trí tương tự tại các công ty khác trên thị trường kinh doanh.
- Chuẩn bị kỹ trước khi đề xuất: Lập danh sách những thành tích, đóng góp của mình, những kỹ năng đặc biệt và giá trị mà bạn mang lại cho công ty và trao đổi một cách thiện ý về nhu cầu của mình.
- Tập trung vào giá trị: Thay vì tập trung vào mức lương, hãy tập trung vào giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Nếu tương xứng, bạn sẽ nhận được đãi ngộ phù hợp.
- Đặt ra nhiều yêu cầu: Ngoài mức lương, bạn có thể yêu cầu các phúc lợi khác như bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ phép, cơ hội học tập… Tất nhiên, những yêu cầu đó cần phải hợp lý và phù hợp với quy mô doanh nghiệp.
4.6. Tìm kiếm cơ hội ở các doanh nghiệp khác trong thị trường
- Mở rộng mạng lưới: Kết nối với các nhà tuyển dụng thông qua các sự kiện ngành, LinkedIn hay qua vòng tròn bạn bè, đồng nghiệp, đồng nghiệp cũ.
- Sử dụng các trang web tuyển dụng: Với sự phát triển của internet, giờ đây ai ai cũng sẽ tìm đến các website tìm kiếm việc làm. Bạn có thể tìm các vị trí phù hợp trên các trang web như VietnamWorks, CareerBuilder hay TOPCV.
- Tham gia các chương trình giới thiệu: Tham gia các chương trình, workshop, seminar giới thiệu của các công ty để tìm hiểu về các văn hóa công ty khác nhau.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi quản trị kinh doanh lương bao nhiêu mà Langmaster đã tổng hợp để gửi đến bạn. Đây là một ngành nghề hot và được đông đảo bạn trẻ lựa chọn ngày nay. Chính vì vậy, hãy trang bị cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm phù hợp để đạt được mức lương mong muốn.