Vào thời điểm cuối tháng, cuối năm hoặc hết mỗi kỳ kế toán, các doanh nghiệp sẽ tiến hành họp để báo cáo kết quả kinh doanh vừa qua của công ty. Vậy mẫu báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm những nội dung gì? Cách viết như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bài viết bên dưới nhé!
1. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh là văn bản được lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp sau một thời gian nhất định, bao gồm hoạt động lợi nhuận, thu chi, thua lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Vì sao cần lập mẫu báo cáo kết quả kinh doanh?
- Bản báo cáo kết quả kinh doanh được lập ra với mục đích giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình cơ bản về hoạt động kinh doanh ở một khoảng thời gian cụ thể. Từ đó có thể đưa ra dự đoán về lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai.
- Báo cáo kết quả kinh doanh giúp cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư đánh giá hoạt động kinh doanh có đang đi đúng hướng hay không, mức độ hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực, nguyên liệu đầu vào mà công ty đã đầu tư.
- Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng phát triển cụ thể trong việc cải thiện, thay đổi các yếu tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh để mang đến kết quả tốt hơn.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT MẪU BÁO CÁO THỬ VIỆC CHI TIẾT
3. Ai là người báo cáo kết quả kinh doanh?
Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp mà người lập báo cáo kết quả kinh doanh có thể khác nhau. Nhưng thông thường, người đảm nhận sẽ là những đối tượng sau:
- Trưởng phòng tài chính kế toán;
- Trưởng phòng sản xuất;
- Trưởng phòng kinh doanh.
Có thể thấy, người lập mẫu báo cáo kết quả kinh doanh chính là người đứng đầu một bộ phận trong công ty, có nhiệm vụ tổng kết lại kết quả hoạt động của bộ phận, hoặc của toàn bộ doanh nghiệp, tùy theo sự phân công của cấp trên.
Trưởng bộ phận chính là người được cấp lãnh đạo trong tổ chức, doanh nghiệp phân công quản lý cấp dưới trong một bộ phận cụ thể. Do đó, đây sẽ là người nắm rõ các thông tin về hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. Và có thể lập báo cáo kinh doanh nội bộ cho công ty một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Xem thêm: QUẢN TRỊ KINH DOANH LÀ GÌ? A - Z THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
4. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm mấy phần chính?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 3 phần chính là doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Cụ thể:
- Doanh thu là tổng các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ.
- Chi phí là khoản tiền bỏ ra trong quá trình quản lý, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và đóng khoản thuế TNDN bắt buộc cho nhà nước.
- Lợi nhuận là khoản tiền doanh nghiệp thu được sau khi đã lấy doanh thu trừ đi chi phí.
5. Nguồn số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu trong mẫu báo cáo kết quả kinh doanh mang tính thời kỳ, thể hiện kết quả đạt được của một đơn vị sau một khoảng thời gian hoạt động. Do đó, nguồn số liệu để lập ra các chỉ tiêu trong báo cáo này cũng phải mang đặc tính tương tự.
Báo cáo kết quả kinh doanh cũng sử dụng nguồn số liệu kế toán chung là các sổ kế toán, tuy nhiên kết quả hoạt động của đơn vị thể hiện trong hệ thống sổ kế toán chỉ có nhóm tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí. Số phát sinh của các tài khoản loại 5 đến 8 sẽ được dùng để lập các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo.
Xem thêm: CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC CHI TIẾT MỚI NHẤT 2023
6. Hướng dẫn lập báo cáo kết quả kinh doanh
Sau đây là hướng dẫn cách trình bày mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Điều 113 Thông tư 200 và Mục 2.3 Điều 81 Thông tư 133:
6.1 Nội dung và bố cục của báo cáo
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính lẫn hoạt động khác của công ty, doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số tương ứng của các chỉ tiêu;
- Cột số 3: Số hiệu chi tiết tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
6.2 Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh
- Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến 9.
6.3 Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Số liệu của chỉ tiêu này thể hiện ở tổng phát sinh bên có của TK 511 trong cả kỳ báo cáo (không bao gồm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế gián thu, thuế xuất kho, thuế bảo vệ môi trường và loại phí khác.)
- Những khoản giảm trừ doanh thu: Lấy số liệu từ TK 511 nhưng là tổng phát sinh nợ đối ứng với bên có của TK 521. Những khoản giảm trừ này sẽ không bao gồm các loại thuế gián thu, các loại phí bắt buộc phải nộp cho ngân sách nhà nước.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu được tính = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả kinh doanh:
Lấy số liệu ở tổng phát sinh bên có của TK 632 đối ứng với bên nợ của TK 911. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Chỉ tiêu được tính = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán. - Doanh thu hoạt động tài chính:
Lấy số liệu lũy kế số phát sinh bên nợ TK 515 đối ứng với bên có TK 911. - Chi phí tài chính: Số liệu của chỉ tiêu này chính là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 đối ứng với bên nợ TK 911.
- Chi phí lãi vay:
Là phần chi tiết chi phí lãi vay có trong sổ kế toán chi tiết TK 635. - Chi phí bán hàng: Tổng cộng số phát sinh bên có TK 641 đối ứng với bên nợ TK 911.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là tổng cộng số phát sinh bên có TK 642 đối ứng với bên nợ TK 911. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tính:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính) - (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) - Chi phí khác:
Lấy số liệu từ tổng số phát sinh bên có TK 811 đối ứng với bên nợ TK 911. (Lưu ý trong các giao dịch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BĐS đầu tư, chi phí khác được tính là phần chênh lệch giữa khoản thu từ các hoạt động này nhỏ hơn giá trị còn lại của chúng và chi phí thanh lý.) - Lợi nhuận khác:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Số liệu được ghi bằng số âm, lấy từ tổng số phát sinh bên có TK 8211 đối ứng với bên nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết của TK 8211. Hoặc có thể dựa vào số phát sinh bên nợ TK 8211 đối ứng với bên có TK 911. - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - (Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại) - Lãi cơ bản trên cổ phiếu (tính theo 2 công thức sau đây):
+) Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.
+) Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - Số trích quỹ khen thưởng phúc lợi. - Lãi suy giảm trên cổ phiếu (tính theo 02 công thức sau đây):
+) Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - Số trích quỹ khen thưởng phúc lợi.
+) Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm.
Xem thêm: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN LÀ GÌ? CÁC TIPS ĐÀM PHÁN HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH
Langmaster đang tuyển:
=> Chuyên viên Tư vấn Giáo dục - Thu nhập 10 - 15 triệu/tháng
=> Giảng viên tiếng Anh Online 1-1 - Thu nhập 5 - 8 triệu/tháng
7. Tải về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh tham khảo
7.1 Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Mẫu này áp dụng đối với các doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực, thành phần kinh tế.
7.2 Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Mẫu này áp dụng đối với:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (không bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, công ty đại chúng.)
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thuộc một số lĩnh vực đặc thù như điện lực, chứng khoán, dầu khí, bảo hiểm,... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc cho phép áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Trên đây là bài viết tổng hợp kiến thức về các nội dung cần có trong mẫu báo cáo kết quả kinh doanh. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster sẽ giúp bạn đọc nắm được cách để lập một bản báo cáo kết quả kinh doanh hoàn thiện, chuẩn chỉnh nhất nhé!