Chỉ số EQ gần đây được nhiều chuyên gia cho rằng nó đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của một người. Vậy thì chỉ số EQ là gì? Làm thế nào để đánh giá chính xác về chỉ số EQ của một ai đó? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Langmaster để hiểu rõ hơn về “Chỉ số EQ” các bạn nhé!
1. Chỉ số EQ là gì?
Giới trẻ ngày nay có lẽ đã không còn xa lạ với thuật ngữ EQ. Chỉ số EQ (Viết tắt của emotional quotient) là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá một ai đó bên cạnh chỉ số IQ. Chỉ số này sẽ giúp chúng ta đánh giá về khả năng kiểm soát cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của mỗi người.
Chỉ số EQ được đo lường thông qua các bài test EQ với nhiều câu hỏi khác nhau. Để đạt được kết quả cao trong bài test EQ cần phải có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Vì vậy, người có EQ cao sẽ có những quyết định khôn ngoan, đúng đắn và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
Xem thêm: IQ LÀ GÌ? NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN IQ?
2. Các tiêu chuẩn của chỉ số EQ
Chỉ số EQ của mỗi người sẽ được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:
- Người có EQ dưới 85: Là nhóm người được đánh giá có EQ thấp. Những người này thường có khả năng sáng tạo kém và chỉ chiếm một số ít dân số của thế giới.
- Người có EQ từ 86 đến 115: Là nhóm người chiếm phần lớn dân số của thế giới. Những người ở nhóm này được đánh giá có khả năng sáng tạo ở mức độ tương đối.
- Người có EQ trên 115 đến 131: Là nhóm người có chỉ số EQ cao, chỉ chiếm khoảng 15% dân số của thế giới. Theo các nghiên cứu thì người có EQ ở mức độ này sẽ dễ dàng đạt được thành công.
- Người có EQ trên 131: Là nhóm người đặc biệt, chiếm chưa đến 2% dân số của thế giới.
Xem thêm:
=> 9+ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ TRONG CUỘC SỐNG
=> PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? 7 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH CHÓNG
3. Phân biệt chỉ số IQ và EQ
EQ và IQ đều có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Hai chỉ số này là hai thước đo về cảm xúc và trí tuệ của mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, một người thành công thực sự sẽ cần đến 80% EQ và 20% của IQ. Nếu bạn có chỉ số IQ cao bạn sẽ có những tư duy và tính toán một cách chuẩn xác. Bên cạnh đó nếu bạn có chỉ số EQ cao, bạn sẽ có thể bình tĩnh giải quyết những vấn đề ở tầm nhìn xa hơn và mang lại lợi ích chung.
Các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên lựa chọn những ứng viên thông minh, có IQ cao hơn. Nhưng để có thể làm việc được lâu dài và có khả năng thăng tiến thì bạn cần phải có EQ cao. Chính vì vậy để có thể hoàn thiện bản thân, thành công hơn trong cuộc sống thì bạn cần phải biết cách cân bằng đúng khi nào nên vận dụng IQ và khi nào dùng EQ. Cùng phân biệt IQ và EQ từ những phân tích dưới đây nhé!
3.1 Người có chỉ số IQ cao
- IQ là chỉ số thông minh và là thước đo trí tuệ của mỗi người. Những người có IQ cao sẽ có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, nhờ các lối tư duy logic, trí nhớ tuyệt vời. Chính vì vậy mà những người IQ cao có thể dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu mọi thứ rất nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
- Nhờ có trí tuệ vượt trội nên những người IQ cao thường dễ dàng thành công trong việc học tập. Người IQ cao thường làm các công việc như: Nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, bác học, lập trình viên,... những công việc cần tư duy logic cao mới có thể làm được.
- Ngoài ra người có IQ cao thường quá tập trung vào công việc, tư duy của bản thân nên sẽ không hay thân mật với người khác và sống có xu hướng thích cô lập bản thân.
3.2 Người có chỉ số EQ cao
- EQ là thước đo chỉ số cảm xúc của mỗi người. Người có EQ cao sẽ biết nhận định, kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân với mọi người xung quanh. Do đó, người EQ cao sẽ có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực rất tốt.
- Người có EQ cao thường làm những công việc như: Nhà văn, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, nhà triết học, giáo sư, lãnh đạo,... những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và định hướng được cho người khác.
- Những người có chỉ số EQ cao thường rất giàu tình cảm, luôn thấu hiểu, giúp đỡ mọi người xung quanh và được nhiều người yêu mến, tôn trọng. Do đó, người có EQ cao sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống hơn.
4. Những ý nghĩa của chỉ số EQ
- Dù ở bất kì giai đoạn nào thì tính sáng tạo luôn là yếu tố đặc biệt được coi trọng. Chính vì vậy, không khó để hiểu lí do mà các cơ sở giáo dục hay các đơn vị tuyển dụng sử dụng các bài test EQ ngày càng nhiều. Nhờ những chỉ số về cảm xúc của các bài test EQ mà có thể đánh giá được khả năng của mỗi người. Từ đó, đưa ra những phương pháp giáo dục hay vị trí thích hợp để người đó có thể phát huy tốt nhất khả năng của bản thân.
- Mặc khác, chỉ số EQ còn giúp chúng ta đánh giá được mức độ kiểm soát cảm xúc của mỗi người. Nếu có thể làm chủ cảm xúc của bản thân thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và học tập.
- Tại môi trường học tập hay làm việc, chắc chắn chúng ta sẽ gặp những chuyện căng thẳng và mệt mỏi với các mối quan hệ xung quanh. Nhưng với những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ có thể dễ dàng điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, biết tự động viên bản thân để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại tinh thần và giảm được những rủi ro mắc các loại bệnh về tim mạch, lão hóa và trầm cảm.
- Ngoài ra, người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng giao tiếp rất tốt, dễ dàng thấu hiểu và cảm thông chia sẻ với những người xung quanh.
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? TỔNG HỢP 9+ KỸ NĂNG SỐNG CẦN CÓ TRONG CUỘC SỐNG
=> KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? 12+ KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ TRONG CÔNG VIỆC
5. Các yếu tố để đánh giá chỉ số EQ
5.1 Khả năng nhận thức
Khả năng nhận thức là mức độ hiểu bản thân của mỗi người. Nếu chúng ta hiểu được cảm xúc tồn tại trong cơ thể thì có thể dễ dàng nắm bắt được cơ chế kiểm soát và xây dựng được cảm xúc của bản thân. Khả năng nhận thức còn giúp chúng ta đánh giá được mức độ hiểu biết của bản thân về sở thích, cảm giác…. Mức độ tự tin và nhận diện cảm xúc cá nhân là hai yếu tố quan trọng của khả năng tự nhận thức ở mỗi người.
5.2 Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Sau khi đã tự nhận thức bản thân, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành điều chỉnh những cảm xúc này. Việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân phải phù hợp và phát huy được tác dụng của nó. Chúng ta phải tự điều chỉnh tất cả các cảm xúc tích cực và tiêu cực. Với những cảm xúc tích cực thì tiếp tục phát huy và duy trì. Còn với những cảm xúc tiêu cực thì chúng ta nên kiềm chế chúng lại. Đó là mục đích chính để đánh giá khả năng tự điều chỉnh cảm xúc bản thân của mỗi người.
5.3 Khả năng xây dựng mục tiêu phát triển
Những người có EQ cao luôn có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm để đạt được nó. Khả năng xây dựng mục tiêu sẽ giúp chúng ta có động lực hơn để có thể dễ dàng đạt được những điều thành công. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra thì cần có một tinh thần lạc quan, những quyết định đúng đắn phù hợp và tinh thần quyết tâm cao.
5.4 Sự cảm thông
Sự cảm thông là khả năng thấu hiểu về cảm xúc của người khác. Hiểu được những khó khăn, vất vả hay niềm vui sướng của những người xung quanh. Nếu chúng ta có sự cảm thông càng cao thì chúng ta sẽ có khả năng đánh giá, nhận xét, nắm bắt về đối phương càng chính xác và khả năng thành công cũng sẽ càng cao hơn.
5.5 Khả năng quản lý các mối quan hệ xã hội
Khả năng quản lý các mối quan hệ xã hội cũng là một dấu hiệu thường xuất hiện ở những người có EQ cao. Nếu có được khả năng quản lý các mối quan hệ xã hội, chúng ta sẽ có lối cư xử hoà nhã và gìn giữ được các mối quan hệ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, bạn còn có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho mọi người xung quanh.
6. Những dấu hiệu nhận biết người có chỉ số EQ cao
6.1 Luôn nghiền ngẫm về cảm xúc của bản thân và người khác
Luôn nghiền ngẫm về cảm xúc của bản thân và người khác là nhận biết được sự tác động cảm xúc của bản thân và của những người xung quanh. Mặc khác, chúng ta sẽ có sự tò mò, quan tâm đặc biệt về cảm xúc của mọi người, luôn đặt cho bản thân những câu hỏi về cảm xúc của người khác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
6.2 Luôn biết khi nào thì nên tạm dừng
Tạm dừng ở đây có nghĩa là trước khi nói hay thực hiện một việc gì đó, chúng ta luôn biết dừng lại để suy nghĩ mà không hành động dựa trên cảm xúc. Việc này sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những quyết định sai lầm vì vội vàng, thiếu suy nghĩ.
6.3 Luôn cố gắng kiểm soát các suy nghĩ của bản thân
Mỗi người đều có vô tận những suy nghĩ khác nhau. Trong đó, có cả suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực. Nhưng với những người có EQ cao thì sẽ cố gắng và thành công trong việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
6.4 Hưởng lợi từ những lời chỉ trích
Trong cuộc sống, chắc hẳn sẽ phải nhận những chỉ trích, trách mắng. Tuy nhiên, với những người có EQ cao sẽ xem đó là cơ hội để bản thân có thể nhìn nhận lại. Họ sẽ đặt câu hỏi là: “Làm thế nào để bản thân trở nên tốt hơn?” và từ đó có thể hoàn thiện bản thân hơn .
6.5 Thể hiện tính xác thực
Tính xác thực ở đây là việc bạn chia sẻ những điều mình nghĩ là đúng đắn theo các nguyên tắc và giá trị của bản thân. Những người có EQ cao thường chỉ chia sẻ những điều họ cho là đúng với những người đủ thân thiết và quan trọng đối với họ.
6.6 Có sự đồng cảm với những người xung quanh
Người có EQ cao luôn có sự đồng cảm với những người xung quanh. Họ đặt bản thân vào vị trí của người khác để có thể thấu hiểu những suy nghĩ, khó khăn hay niềm vui của những người đó. Việc này giúp họ đạt được các mối quan hệ chất lượng.
6.7 Biết cách khen ngợi những người xung quanh
Những người có EQ cao thường tập trung, nhìn nhận vào những điều tốt đẹp của người khác. Giúp họ có sự tự tin hơn vào bản thân và có thêm động lực để trở nên tốt hơn.
6.8 Đưa ra những lời nhận xét có ích
Những người có EQ cao thường không chê bai hay hạ thấp một ai đó. khi muốn chỉ rõ lỗi sai và vấn đề của những người khác, họ sẽ sử dụng những từ ngữ mang tính gây dựng, rất thiết thực và hữu ích, không khiến mất lòng người khác.
6.9 Biết nói lời xin lỗi khi cần thiết
Người có EQ cao sẽ dễ dàng nhận thức những lỗi sai của bản thân và dám nói ra lời xin lỗi với người khác. Đôi lúc họ cũng sẽ xin lỗi mặc dù bản thân không làm điều gì sai, nhưng đó là vì họ tôn trọng và muốn giữ gìn mối quan hệ với đối phương.
Xem thêm:
=> LANGMASTER - TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH ONLINE
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV CHO SINH VIÊN THỰC TẬP CHI TIẾT A - Z
6.10 Biết tha thứ và bỏ qua
Với những người có EQ cao thì những điều tồi tệ khiến họ buồn cũng có thể dễ dàng tha thứ và nhanh chóng quên đi. Mặc dù vẫn có cảm giác đau lòng hoặc tức giận nhưng nó sẽ không kéo dài lâu, họ có thể nhanh chóng bỏ qua và tiếp tục hướng về những điều tốt đẹp.
6.11 Biết giữ lời hứa
Người có EQ cao thường rất có tinh thần trách nhiệm với lời nói của bản thân. Họ luôn giữ lời hứa và thực hiện chúng ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất. Qua đó sẽ giúp bạn trở thành một người đáng tin cậy trong mắt mọi người.
6.12 Biết giúp đỡ người khác
Người có chỉ số EQ cao luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Những người này cho rằng việc giúp đỡ một ai đó là điều bình thường, là nghĩa vụ của bản thân và họ cảm thấy vui khi làm điều đó.
6.13 Biết cách bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực
Người có EQ cao có thể dễ dàng điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Họ luôn cố gắng tìm những điều tích cực trong tất cả các vấn đề để luôn vững vàng, không bị các cảm xúc tiêu cực chi phối.
6.14 Nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Người có EQ cao luôn nắm bắt rõ các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Biết những điểm mạnh của bản thân để phát huy, duy trì và cải thiện những điều nào còn hạn chế. Chính vì vậy, người EQ cao sẽ có sự tiến bộ một cách toàn diện.
6.15 Luôn tự động viên bản thân
Người có EQ cao luôn biết cách tự động viên, cổ vũ bản thân. Trong những khó khăn, nghịch cảnh, họ luôn ý thức rằng bản thân càng phải cố gắng hơn nữa và những trải nghiệm này sẽ giúp bản thân mạnh mẽ, tốt đẹp hơn.
7. Một số cách giúp cải thiện chỉ số EQ
Nếu hiện tại, bản thân có chỉ số trí tuệ cảm xúc chưa cao và cần sự cải thiện thì các bạn cần phải cố gắng luyện tập hằng ngày bằng một số phương pháp. Sau đây là 3 phương pháp khá đơn giản giúp cải thiện và phát triển chỉ số EQ:
7.1 Ghi chép và xem xét lại hành trình của bản thân mỗi ngày
Phương pháp này, các bạn phải tự đánh giá các hành vi, thái độ của mình đối những người xung quanh trong một ngày. Đơn giản là bạn chỉ cần nhớ và ghi chép tất cả những suy nghĩ về hành động, thái độ, cảm xúc của bản thân đối với những người xung quanh. Tiếp đó, bạn đọc kỹ lại để có thể phân tích, đánh giá bản thân mình.
Bạn có thể đặt ra những câu hỏi cho bản thân như:
- Hôm nay mình đã làm việc gì tốt?
- Mình có làm việc gì khiến người khác khó chịu hay không? Nếu có thì đó là những việc gì?
- Những người khác có được động lực từ lời nói và hành động của mình hay không?
- Mình đã cố gắng như thế nào trong ngày nay?
7.2 Học cách lắng nghe
Sự cảm thông là đặc điểm dễ nhận thấy ở người có chỉ số cảm xúc cao. Nếu muốn cảm thông được cho một ai đó thì bạn cần học cách lắng nghe để hiểu được vị thế của đối phương. Học cách lắng nghe, thấu cảm, là chúng ta phải luôn tự hỏi bản thân rằng: “Nếu chúng ta là họ ở trong tình huống đó thì chúng ta sẽ làm gì và cảm thấy ra sao?”.
Nhờ quá trình này, chúng ta sẽ biết được những suy nghĩ của người khác về mình, nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Từ đó, có thể điều chỉnh các hành vi và cảm xúc một cách phù hợp. Học cách lắng nghe sẽ giúp bạn gắn kết hơn với các mối quan hệ xung quanh của bản thân.
7.3 Đi ra khỏi vùng an toàn
Việc vượt khỏi vùng an toàn sẽ giúp bản thân có được những trải nghiệm mới lạ và những mối quan hệ mới. Có nhiều trải nghiệm thì bạn sẽ có thể mở rộng tầm nhìn của bản thân và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống hơn.
Qua bài viết mà Langmaster đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đọc đã giải đáp được chỉ số EQ là gì? Cũng như những ý nghĩa về chỉ số EQ mà bạn cần phải biết. Và đừng quên áp dụng những kiến thức bổ ích này để có thể nâng cao chỉ số EQ của bản thân các bạn nhé!
Xem thêm:
=> TỔNG HỢP 12+ VIỆC LÀM TIẾNG ANH MỨC LƯƠNG HẤP DẪN, HOT NHẤT
=> HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC GIÁO VIÊN CHUẨN, CHI TIẾT NHẤT