Chắc hẳn bất kỳ một nhà lãnh đạo hoặc quản lý nào cũng muốn tìm hiểu cách để có thể xây dựng tính kỷ luật trong công việc một cách tốt nhất cho công ty của mình. Chính vì vậy, kỷ luật tích cực là một phương pháp thích hợp nhất và thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Hôm nay, bài viết này của Langmaster sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về kỷ luật tích cực cũng như hiểu rõ hơn về những lợi ích mà phương pháp này đem lại.
1. Kỷ luật trong công ty, doanh nghiệp là gì?
Kỷ luật trong công ty, doanh nghiệp là toàn bộ những chuẩn mực, quy tắc được đặt ra và đảm bảo thực hiện bởi toàn bộ nhân viên, để các hành vi của nhân viên được đưa vào khuôn khổ nhất định. Chúng ta có thể hiểu là tất cả các quy định được công ty, doanh nghiệp đưa ra và toàn bộ nhân viên phải chấp hành. Kỷ luật trong công ty, doanh nghiệp được áp dụng để ngăn chặn cho công ty, doanh nghiệp những tình huống bất lợi có thể xảy ra.
Xem thêm: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ GÌ? BỎ TÚI CÁC CÁCH KỶ LUẬT BẢN THÂN ĐỂ THÀNH CÔNG
2. Kỷ luật tích cực là gì?
Kỷ luật tích cực là các cá nhân tự có ý thức và trách nhiệm trong việc chấp hành các quy tắc công ty, doanh nghiệp đã đặt ra. Đóng vai trò quan trọng cho việc tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp mà ở đó tất cả mọi người sẽ tự hình thành cho mình các nguyên tắc riêng. Để có tính kỷ luật tích cực cho nhân viên thì các nhà quản lý cần áp dụng các quy tắc của động lực tích cực kết hợp với hình thức lãnh đạo phù hợp.
Xem thêm: 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
3. Vai trò của kỷ luật trong công việc
3.1 Đối với cá nhân
- Đem lại sự an toàn cho tất cả các cá nhân trong công ty, doanh nghiệp.
- Tăng năng suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức.
- Phát triển các năng lực của cá nhân và tạo sự tự tin, hài lòng về chính bản thân mình.
3.2 Đối với làm việc nhóm
- Mang lại hiệu quả cao và sự đoàn kết với nhau hơn khi làm việc nhóm.
- Đem lại sự tiến bộ cho tất cả mọi người trong nhóm nhờ có bầu không khí làm việc có kỷ luật.
- Thúc đẩy tất cả mọi người trong nhóm làm việc có năng suất và tinh thần trách nhiệm hơn để có thể đạt được các mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Tạo tinh thần và động lực các đội thành viên trong nhóm.
3.3 Đối với một tổ chức
- Tăng chất lượng và năng suất lên cao hơn.
- Giúp cho các công ty, doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất có thể.
- Đảm bảo những lợi ích toàn diện về mọi mặt của công ty, doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa những chi phí và hạn chế được những thứ không cần thiết trong công ty, doanh nghiệp.
- Duy trì và phát triển những nét văn hóa trong công ty, doanh nghiệp.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỷ luật trong công việc
4.1 Lỗi từ phía công ty, doanh nghiệp
- Lỗi từ phía công ty, doanh nghiệp là ngay từ đầu khi tuyển dụng nhân sự đã không có sự đánh giá kỹ lưỡng, đúng đắn về tính cách của các ứng cử viên như: Sự ham học hỏi, tính nhẫn nại, sự kiên trì, khả năng hòa nhập vào cộng đồng, thái độ làm việc,… Điều đó dẫn đến việc nhân viên khi đi làm sẽ bộc lộ những tính cách tiêu cực gây ra sự vô kỷ luật trong công ty, doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, việc các công ty, doanh nghiệp không đề ra những quy tắc ứng xử đúng đắn sẽ khiến các nhân viên cảm thấy hoang mang trong cách ứng xử những hành vi, cảm xúc dẫn đến sự hình thành của những tiềm ẩn vô kỷ luật.
- Nếu công ty, doanh nghiệp điều động nhân viên vào những vị trí không phù hợp với năng lực, sẽ khiến họ cảm thấy chán nản và dần trở nên vô trách nhiệm với công việc của bản thân.
- Khi các nhà quản lý cấp cao của công ty, doanh nghiệp dần trở nên ích kỷ hoặc không đủ năng lực để lãnh đạo và điều hành, sẽ khiến cho các nhân viên cấp dưới họ không còn sự tin tưởng, thậm chí là trở nên xem thường dẫn đến sự vô kỷ luật trong công ty, doanh nghiệp.
- Khi công ty, doanh nghiệp áp đặt những quy tắc kỷ luật một cách vô tội vạ lên nhân viên sẽ dễ xảy ra các trường hợp phản tác dụng. Khiến các nhân viên cấu kết với nhau tạo ra sự vô kỷ luật trong công ty, doanh nghiệp.
- Một số công ty, doanh nghiệp còn thiết lập hệ thống gián điệp khiến các nhân viên có sự nghi ngờ lẫn nhau. Từ đó, tạo ra các cuộc chiến nội bộ, kết bè kết phái với nhau, làm mất sự đoàn kết của các thành viên trong công ty, doanh nghiệp.
- Các nhà quản lý, lãnh đạo trong công ty, doanh nghiệp thiếu minh bạch, thiên vị khi đánh giá năng suất làm việc của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, bực bội, uất ức… gây ra hậu quả là các nhân viên sẽ ghen ghét với nhau và không có sự đoàn kết.
- Lỗi do các tổ chức thường phớt lờ đi những lời khiếu nại của cấp dưới làm cho họ cảm thấy thất vọng, mất lòng tin vào công ty.
Xem thêm: KỶ LUẬT LÀ SỨC MẠNH - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA HBR HOLDINGS
4.2 Yếu tố cá nhân
- Các công ty, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sẽ sở hữu đội ngũ nhân viên có số lượng càng lớn. Nhưng cũng chính vì thế mà đôi khi không thể nào kiểm soát được tất cả các nhân viên trong việc chấp hành các kỷ luật trong công việc.
- Tồn tại một số cá nhân có tính cách đặc biệt được hình thành trong môi trường mà họ được nuôi dưỡng có sự khác biệt lớn so với những người khác từ niềm tin, cách suy nghĩ, phương pháp giáo dục, tư tưởng, trải nghiệm,…
- Cá nhân có xu hướng không chấp hành tính kỷ luật trong công việc thường có các đặc điểm sau:
- Có tính cách lập dị, chẳng theo tiêu chuẩn nhất định nào và thường sẽ không thực hiện các quy tắc của công ty, thậm chí là vi phạm kỷ luật.
- Có những nhận thức khác với mọi người về kỷ luật cũng như sự khen thưởng. Tệ hơn là những người này có thể cảm thấy phần thưởng không xứng đáng với công sức của họ. Từ đó, cảm xúc của họ sẽ trở nên tồi tệ và dễ dẫn đến các hành vi vô kỷ luật.
- Mỗi cá nhân đều có giá trị đạo đức nghề nghiệp, tính chất công việc khác nhau nên sẽ có các xu hướng làm việc và sự tôn trọng với công việc có sự chênh lệch, điều này có thể gây ra sự vô kỷ luật trong các công ty, doanh nghiệp.
Xem thêm: KỸ NĂNG LẮNG NGHE LÀ GÌ? 7+ CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP
4.3 Yếu tố môi trường
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy xã hội là nơi hình thành tính kỷ luật của các công ty, doanh nghiệp. Việc không tuân thủ kỷ luật xuất hiện ở rất nhiều nơi trong xã hội từ trong gia đình, trường học hay các tổ chức tôn giáo,… khiến nó cũng vô tình trở thành cái “khuôn mẫu” mà các công ty, doanh nghiệp khó lòng loại bỏ được.
5. Ví dụ về kỷ luật tích cực
5.1 Khen ngợi và khuyến khích
Việc khuyến khích và khen ngợi các cá nhân trong công ty, doanh nghiệp đã đạt được các thành tích xuất sắc sẽ có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho các nhân viên. Nhờ đó có thể thúc đẩy các nhân viên tiếp tục cố gắng và làm việc chăm chỉ hơn.
5.2 Đào tạo và phát triển
Các công ty, doanh nghiệp cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển cho nhân viên giúp họ nắm bắt những kiến thức mới, những kỹ năng cần thiết sử dụng trong công việc. Nhờ đó có thể thúc đẩy sự tiến bộ và nâng cao khả năng làm việc của các cá nhân trong tổ chức.
5.3 Giao lưu và học hỏi
Tạo ra môi trường làm việc thích hợp để hợp tác và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên trong công ty, doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp kích thích sự học hỏi và tương tác giữa các nhân viên trong công ty, doanh nghiệp.
5.4 Tạo môi trường làm việc lành mạnh
Công ty, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an lành, lý tưởng, không có sự phân biệt đối xử hay sự gian lận. Nhờ đó có thể đảm bảo cho tất cả các nhân viên có sự tin tưởng, an toàn và tự tin trong quá trình làm việc của mình.
Với những kiến thức mà Langmaster đã chia sẻ về “Kỷ luật tích cực” ở bài viết trên, hy vọng các bạn đọc đã có thể nắm bắt toàn bộ về phương pháp bổ ích này. Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực để có thể làm việc một cách hiệu quả nhất các bạn nhé!