Việc xây dựng chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh và vị thế vững chắc trong tâm trí khách hàng. Trong bài viết này của Trường Doanh Nhân HBR, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bước xây dựng một chiến lược thương hiệu hiệu quả.
1. Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là một kế hoạch dài hạn, bao gồm các mục tiêu, hành động và phương thức để tạo ra và duy trì một hình ảnh tích cực cho thương hiệu. Chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định và truyền đạt được những bản sắc và giá trị riêng biệt của mình tới đối tượng mục tiêu. Chiến lược thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp khác biệt hóa với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Để có được chiến lược thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ định hướng, cách thức và mục tiêu cụ thể cho thương hiệu. Nếu không có chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, làm mất đi sự nhất quán và độc đáo của thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền đạt những bản sắc và giá trị riêng biệt của mình tới đối tượng mục tiêu
2. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu?
Khi có một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Nhận diện sản phẩm tốt hơn: Chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán và rõ ràng. Từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, cũng như nâng cao giá trị thương hiệu
- Kết nối với khách hàng tối ưu: Một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và mối quan hệ với khách hàng. Khi đã có cảm tình với thương hiệu, họ sẽ sẵn sàng ủng hộ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh: Chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm, dịch vụ của mình khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó thu hút khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh
- Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ dễ dàng hơn: Khi có nhu cầu mua sắm, khách hàng thường dựa trên nhận thức và ấn tượng về thương hiệu để đưa ra quyết định. Chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp rõ ràng và ấn tượng để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến lược thương hiệu giúp khách hàng gắn kết và nhận diện thương hiệu dễ dàng
3. 7 bước để xây dựng chiến lược thương hiệu thành công
Chiến lược xây dựng thương hiệu được thực hiện thông qua 7 bước sau:
3.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng để gia tăng doanh số. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình 5W để xác định khách hàng mục tiêu:
- WHO: Xác định khách hàng mục tiêu dựa trên các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích,...
- WHAT: Mong muốn và lợi ích mà khách hàng muốn nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ
- WHY: Lý do và mục đích của khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- WHERE: Vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng
- WHEN: Thời điểm và tần suất mua sản phẩm, dịch vụ của khách hàng
Qua cách này, doanh nghiệp sẽ có được một bức tranh rõ ràng về khách hàng mục tiêu để có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng và đáp ứng nhu cầu của họ.
Khám phá cách phân tích khách hàng mục tiêu hiệu quả
3.2. Xác định vị thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường
Cổ nhân từng nói: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần biết rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, mà còn cần nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp cần phân tích đối thủ theo 4 khía cạnh:
- Thông điệp: Đối thủ gửi gắm thông điệp gì đến khách hàng?
- Chất lượng: Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ có chất lượng như thế nào? Có đúng với thông điệp truyền thông?
- Điểm đặc biệt: Đối thủ có gì khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường? Tức là, vì sao khách hàng lựa chọn sản phẩm của đối thủ này mà không chọn sản phẩm của đối thủ khác?
- Phản hồi: Khách hàng có hài lòng, đánh giá ưu nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ như thế nào?
Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được vị thế cạnh tranh của mình và điểm khác biệt của mình so với đối thủ để đưa ra các chiến lược thương hiệu hiệu quả. Đừng bắt chước đối thủ, mà hãy sáng tạo và đổi mới chiến lược thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo dấu ấn cho thương hiệu của mình.
Langmaster đang tuyển:
=> Chuyên viên Tư vấn Giáo dục - Thu nhập 10 - 15 triệu/tháng
=> Giảng viên tiếng Anh Online 1-1 - Thu nhập 5 - 8 triệu/tháng
3.3. Xác định xu hướng trên thị trường
Để thành công trong kinh doanh, bạn không chỉ cần hiểu rõ thị trường mục tiêu mà còn phải nắm bắt được xu hướng của nó. Xu hướng thị trường là sự biến đổi và chuyển động của nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng trong từng ngành hàng và loại hình dịch vụ. Việc nắm bắt được xu hướng thị trường giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi phù hợp để mở rộng thêm nhiều cơ hội phát triển mới.
Có nhiều cách để doanh nghiệp tận dụng được cơ hội từ xu hướng thị trường. Một trong những cách phổ biến nhất là đổi mới sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng thị trường, khai thác những phân khúc thị trường mới.
Ví dụ, trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu chuyển sang sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Như trong chiến lược thương hiệu của Coca Cola, Coca Cola đã cho ra sản phẩm là chai COCA-COLA™ được làm từ 100% nhựa tái chế. Chai này được ra mắt vào tháng 9 năm 2020 và được áp dụng cho các sản phẩm COCA-COLA™ vị nguyên bản và COCA-COLA™ không đường.
Nắm bắt xu hướng thị trường giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi phù hợp
3.4. Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
Giá trị cốt lõi (Core Value) là những niềm tin và nguyên tắc làm nên nền tảng để xây dựng thương hiệu vững chắc. Chúng không chỉ là những lời nói, mà là những hành động được thể hiện thông qua mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi này đều có ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của các thành viên trong doanh nghiệp. Để xây dựng thương hiệu vững chắc, bạn cần phải biết rõ: Niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn là gì? Nếu thiếu yếu tố này, doanh nghiệp của bạn sẽ khó có thể tồn tại lâu dài trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.
3.5. Xây dựng định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là việc tạo ra ấn tượng và sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng. Định vị thương hiệu là bước quan trọng và cần thiết nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu, vì nó ảnh hưởng đến mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định rõ và thực hiện nhất quán quy trình xây dựng định vị thương hiệu của mình.
XEM THÊM: TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG
XEM THÊM: [HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC
3.6. Xây dựng nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là bộ mặt, là hình ảnh, là tiếng nói của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc tạo ra một bản sắc riêng biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy nên, một nhận diện thương hiệu thành công sẽ giúp doanh nghiệp làm tăng giá trị và uy tín cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật và khác biệt hơn với các đối thủ cạnh tranh, tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cần xây dựng nhận diện thương hiệu bằng cách định hình tính cách và hình mẫu riêng biệt cho doanh nghiệp của bạn, thể hiện qua các yếu tố như: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, bao bì, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,… phù hợp với thương hiệu của mình.
XEM THÊM: BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU GỒM NHỮNG GÌ? CÁCH X Y DỰNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ẤN TƯỢNG
3.7. Quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu cũng là bước không thể bỏ qua trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Việc quản trị thương hiệu là cách để doanh nghiệp bảo vệ và phát triển vị thế, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình trên thị trường.
Nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu hiệu quả, thương hiệu sẽ dần bị lãng quên và mất đi sự tín nhiệm của khách hàng. Đồng thời mất đi ưu thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ cùng ngành. Trong bối cảnh thị trường kinh tế ngày một khốc liệt như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.
Quản trị thương hiệu giúp bảo vệ và phát triển vị thế, hình ảnh của thương hiệu
4. Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vinamilk
Vinamilk (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) là tập đoàn sản xuất và kinh doanh thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 250 sản phẩm thuộc nhiều dòng khác nhau. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Vinamilk đã xây dựng và phát triển thương hiệu của mình thông qua các chiến lược thương hiệu hiệu quả, thông qua:
1 - Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu của Vinamilk bao gồm logo, slogan và hình ảnh quảng cáo, được thiết kế đơn giản nhưng ấn tượng. Bộ nhận diện thương hiệu của Vinamilk đã giúp Vinamilk tạo ra một hình ảnh thân thiện, đáng tin cậy và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
- Logo của Vinamilk là sự kết hợp giữa tên thương hiệu và hình ảnh của nguồn sữa tươi. Logo này thể hiện được sứ mệnh của Vinamilk là cung cấp sữa chất lượng cao, mát lành và dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Logo cũng mang màu xanh lá cây, tượng trưng cho sự tươi mát, tự nhiên và bền vững
- Slogan của Vinamilk là “Sữa tươi số 1 Việt Nam”, khẳng định vị thế dẫn đầu của Vinamilk trong lĩnh vực sữa tươi tại thị trường nội địa. Slogan này cũng gửi gắm thông điệp về sự cam kết của Vinamilk về chất lượng sản phẩm, cũng như mong muốn mang sữa dinh dưỡng đến mọi gia đình Việt Nam
- Hình ảnh của Vinamilk được thể hiện qua các quảng cáo trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác. Các quảng cáo của Vinamilk thường sử dụng âm nhạc và hình ảnh dễ thương, vui nhộn, hướng đến đối tượng khách hàng chính là trẻ em. Các quảng cáo cũng nhấn mạnh vào lợi ích của sữa Vinamilk đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em
2 - Chiến lược thương hiệu đến từ giá trị sản phẩm
Ngoài bộ nhận diện thương hiệu, Vinamilk cũng xây dựng chiến lược thương hiệu của mình dựa trên giá trị sản phẩm. Chúng được thể hiện qua việc Vinamilk luôn chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Một mặt, Vinamilk duy trì dòng sản phẩm truyền thống là sữa tươi và sữa dinh dưỡng. Vinamilk đảm bảo chất lượng bằng cách sử dụng nguồn sữa tươi từ những cô bò sữa được chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như áp dụng công nghệ hiện đại và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất.
Mặt khác, Vinamilk cũng phát triển và đẩy mạnh các dòng sản phẩm bổ trợ, như sữa chua, sữa hoa quả, sữa kem... Nhằm mục đích mở rộng thị phần, thu hút khách hàng mới, cũng như tăng thêm giá trị cho khách hàng hiện tại.
Ngoài ra, Vinamilk cũng tận dụng những xu hướng tiêu dùng hiện nay, như mối quan tâm của khách hàng đến sức khỏe hay sự yêu thích những sản phẩm mới lạ và độc đáo. Từ đó, phát triển và tạo ra thêm nhiều những sản phẩm phù hợp và hấp dẫn hơn đáp ứng mong mỏi của khách hàng.
Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vinamilk mang lại nhiều thành công đáng mong đợi
Một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp định vị rõ ràng dấu ấn của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Hy vọng bài viết trên của Trường Doanh Nhân HBR đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích về khung tổng quan chung của chiến lược thương hiệu để các nhà lãnh đạo có thể tham khảo, áp dụng cho doanh nghiệp và thương hiệu của mình.