TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG KHI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP
Nội dung [Hiện]

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng xử lý, thái độ ứng xử của từng ứng viên với các tình huống thực tế trong công việc. Vậy làm sao để vượt qua thử thách này một cách khéo léo và phát huy được tiềm năng của bản thân? Hãy cùng tham khảo bài viết chi tiết bên dưới để biết cách trả lời các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn hiệu quả nhé!

1. Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là gì?

Câu hỏi ứng xử tình huống là dạng câu hỏi thường không đi trực tiếp vào chuyên môn mà liên quan đến các tình huống phát sinh trong công việc. Nhà tuyển dụng muốn dựa vào đó để đánh giá thái độ ứng xử, đặc điểm tính cách, cũng như khả năng ứng biến và xử lý tình huống của mỗi ứng viên khác nhau. 

null

Đặc điểm chung của các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là không dựa vào một chuẩn mực riêng nào để đánh giá câu trả lời là ĐÚNG hay SAI. Thay vào đó, nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe, quan sát và cân nhắc cách ứng viên trả lời để từ đó đưa ra đánh giá và quyết định phù hợp nhất. 

2. Phân loại câu hỏi tình huống thường gặp

Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thường chia ra làm hai dạng:

  • Tình huống thực tế đã xảy ra (trải nghiệm)

Là những câu hỏi liên quan đến các hoạt động thực tế mà ứng viên đã từng trải qua trong công việc. Ví dụ: Bạn đã giải quyết tình trạng này như thế nào? Bạn đã từng đối mặt với tình trạng nhóm thiếu đoàn kết hay chưa?…
Khi đó nhà tuyển dụng sẽ thông qua những trải nghiệm thực tế và dựa vào cách ứng viên xử lý vấn đề, để đánh giá phong cách làm việc cũng như mức độ thành thục khi ứng biến ở những tình huống đã xảy ra…  

  • Tình huống giả định chưa xảy ra (lý thuyết)

Khác với dạng câu hỏi tình huống ở trên, khi giả sử một vấn đề có thể sẽ phát sinh trong tương lai, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào cách bạn trình bày để nắm bắt được tầm nhìn, khả năng bao quát và phân tích tình hình của bạn. 

Ứng viên có thể linh hoạt chia sẻ cách họ xử lý tình huống giả định bằng những hiểu biết, kinh nghiệm hoặc lối suy nghĩ giải quyết vấn đề mà theo họ là hữu ích, có thể ứng dụng được trong thực tế… 

Xem thêm: 

=> TỔNG HỢP 35 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP KHI ĐI XIN VIỆC

=> ĐI PHỎNG VẤN MANG THEO GÌ ĐỂ THỂ HIỆN SỰ CHUYÊN NGHIỆP?

3. Vai trò của câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là phần không thể thiếu giúp nhà tuyển dụng có thể xem xét và lựa chọn ứng viên phù hợp. Mục tiêu cụ thể chính là: 

3.1 Khám phá tiềm năng của ứng viên 

Qua cách xử lý những câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng cho ứng viên cơ hội để thể hiện khả năng tư duy và ứng biến linh hoạt của mình. Có một số trường hợp, tuy rằng kinh nghiệm của ứng viên đó chưa đủ nhưng cách ứng xử tình huống thông minh cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của người này.

3.2 Dự báo hành vi của ứng viên trong tương lai

Khi hỏi về những tình huống thực tế đã từng xảy ra trong quá trình bạn làm việc trước đây, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn giải quyết vấn đề. Sau đó đối chiếu với văn hóa, môi trường làm việc của công ty họ để xem bạn có phải là ứng viên dễ thích nghi, biết cách ứng biến và phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. 

4. Top các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn phổ biến

Các câu hỏi tình huống có vai trò rất quan trọng trong mỗi cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần biết cách đặt ra những câu hỏi tình huống hay khi phỏng vấn để nâng cao khả năng tìm được ứng viên tiềm năng.

null

4.1 Nhóm câu hỏi tình huống đã trải qua (trải nghiệm)

4.1.1 Hãy kể về một tình huống khó khăn mà bạn đã từng giải quyết 

Đây là câu hỏi phỏng vấn “kinh điển” mà nhiều ứng viên có thể gặp phải. Qua cách bạn giải quyết những khó khăn, nhà tuyển dụng muốn xem bạn xử lý mọi việc ra sao, giữ được thái độ bình tĩnh và giải quyết được khó khăn hay không.

Khi gặp câu hỏi này, ứng viên hãy trả lời một cách thành thực về khó khăn mà bản thân đã trải qua. Hãy nhấn mạnh vào việc bạn đã làm gì để xử lý vấn đề, suy nghĩ hướng giải quyết và hành động như thế nào.

Ví dụ:

“Có một lần quản lý đột ngột nghỉ việc trong khi chúng tôi đang chạy dở dự án, và cố gắng thuyết phục các nhà tài trợ đầu tư. Trước tình hình đó, tôi và các thành viên trong team đã lên kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể, xoay xở bằng các hoạt động truyền thông, nhằm tạo tác động mạnh mẽ và nhận được tài trợ từ họ.”

4.1.2 Hãy kể về một xung đột bạn đã từng gặp phải khi làm việc và cách giải quyết của bạn?

Đây là một trong các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn khá phổ biến mà đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi để xem ứng viên có EQ cao đến đâu, có giải quyết được những mâu thuẫn hay không. Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này, nhưng mấu chốt là bạn cần trung thực và không quá đề cao bản thân khi trình bày.

Ví dụ:

“Trước kia, tôi và một đồng nghiệp khác thường là “kỳ phùng địch thủ” vì cả hai đều có tính cạnh tranh, luôn cố gắng để đưa ra giải quyết tốt nhất trong công việc. Có một số lần, chúng tôi vì không tìm được tiếng nói chung nên đã xảy ra tranh cãi. Khi đó, nhờ trưởng nhóm can thiệp nên sau khi bình tĩnh lại, tôi đã chủ động xin lỗi và làm hòa với cô ấy. Hai chúng tôi sau đó cũng trở nên hiểu nhau và gắn bó hơn.”

Xem thêm: KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN: VAI TRÒ & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN

4.1.3 Có bao giờ bạn cảm thấy quá áp lực khi làm việc chưa? Nếu có hãy cho chúng tôi biết bạn đã làm cách nào để vượt qua?

Với câu hỏi tình huống về áp lực công việc, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem khả năng chịu áp lực của bạn đến đâu, có thể làm việc dưới áp lực lớn hay không. Bất kỳ ai khi đi làm cũng sẽ có khoảng thời gian áp lực, do đó bạn không cần e ngại mà hãy kể lại trải nghiệm đó với một tinh thần thoải mái và trung thực.

Ví dụ:

“Đã có khoảng thời gian tôi và mọi người trong team phải hoàn thành một dự án trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, khi đi được 1/2 tiến độ công việc, quản lý của tôi bất ngờ ra thông báo rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 1 tháng rưỡi. Trước áp lực về deadline và khối lượng công việc, cả nhóm đã bình tĩnh bàn bạc và phân chia lại các đầu việc. Kết quả là chúng tôi đã hoàn thành kịp dự án đúng thời hạn.”

Xem thêm: 15+ CÁCH GIẢM ÁP LỰC CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ, NHANH CHÓNG

null

4.1.4 Chắc hẳn bạn cũng từng mắc sai lầm trong công việc? Hãy chia sẻ về lần bạn đã mắc lỗi và khắc phục ra sao?

Đối với câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thế này, bạn có thể kể lại một lỗi không gây ra hậu quả quá lớn mà bản thân từng mắc phải trong công việc. 

Ví dụ:

“Khi làm việc tại một công ty in ấn và phân phối sản phẩm, tôi đã từng vô ý trích xuất sai chi phí. Khi nhận thấy sai sót của mình, tôi đã lập tức báo cáo với quản lý và giải thích rõ ràng. Rất may sếp không trách phạt và còn hỗ trợ tôi tìm giải pháp. Khách hàng cũng thông cảm và hiểu cho nỗ lực giải quyết sai phạm đó của tôi.”

4.1.5 Khi làm việc với một đồng nghiệp khó chịu, bạn có cách xử lý như thế nào?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có phải là người có tính kiên nhẫn, biết cách ứng xử phù hợp và thích nghi khi làm việc chung với một số người không quá dễ chịu trong nhóm hay không. 

Trong trường hợp gặp phải câu hỏi xử lý tình huống này, bạn có thể trả lời như sau:

“Tôi biết mỗi người mỗi nét tính cách, và trong công việc đôi lúc có người cảm thấy khó chịu là điều hoàn toàn dễ hiểu. Có thể họ có lý do riêng, hiểu lầm hoặc do áp lực công việc… Khi đó tôi vẫn đối xử với họ công tư phân minh. Tôi cũng sẽ cố gắng nói chuyện riêng với họ để biết nguyên nhân và giải thích khúc mắc nếu có.”

Xem thêm: KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? 9 CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

null

4.1.6 Hãy kể về một lần bạn đã hoàn thành công việc xuất sắc và mang lại giá trị cho công ty?

Đây là câu hỏi mà khá nhiều ứng viên gặp phải lỗi khi trả lời. Vì họ mải nói về thành tích bản thân và quá tự mãn, không kể đến những người đã cùng làm việc với mình. Nhà tuyển dụng có thể vì thế mà mất thiện cảm và không đánh giá cao ứng viên.
Đối với câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này, bạn nên trình bày ngắn gọn dựa vào số liệu để tăng độ tin cậy. Đồng thời đừng quên nhắc đến những người đã “đồng lòng chung sức” với bạn để đi đến kết quả cuối cùng mỹ mãn nhất. 

Ví dụ:

“Có lần tôi và cả nhóm phải thuyết phục một đối tác khách hàng lớn chuyển sang giải pháp B thay thế, tuy tốn kém hơn nhưng mang đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi đã đưa ra ý tưởng, lên bài thuyết trình cụ thể. Và kết quả là, họ không chỉ chấp nhận đề xuất mà còn trở thành khách hàng lâu dài của công ty. Đây chính là thành quả không chỉ của riêng tôi mà còn có sự góp sức của các thành viên trong team.”

4.1.7 Hãy chia sẻ cách bạn đặt mục tiêu trong công việc và hoàn thành nó như thế nào?

Nhà tuyển dụng muốn thấy được tinh thần cầu tiến, cách bạn đề ra mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện có khoa học, rõ ràng hay không. Bạn có thể trả lời bằng cách chia sẻ trải nghiệm thực tế ở công việc trước đây của bản thân. 

Ví dụ:

“Trước đây, tôi đã đảm nhận quản lý nội dung trên mạng xã hội. Mỗi quý, tôi tự đặt ra mục tiêu là tăng 75% mức độ truy cập của website. Để thực hiện, tôi đã chia nhỏ thành mục tiêu hàng tuần và xem xét các đối thủ khác đang làm gì. 

Tôi cũng học hỏi được cách thức truyền tải nội dung trên website sao cho tối ưu nhất. Bằng việc thay đổi chiến lược mới, tôi không chỉ đạt được mục tiêu mỗi quý mà còn vượt 5%, nâng tổng lưu lượng lên 80% trong quý.”

4.1.8 Hãy kể về một lần bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng?

Với câu hỏi nói về thành tích, điểm mạnh của bản thân, bạn hãy chú ý trả lời trung thực mà vẫn đảm bảo khéo léo và khiêm tốn trước nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

“Tôi từng được một vị khách hàng khó tính yêu cầu lên kịch bản quảng cáo một sản phẩm của công ty họ. Trong tư duy của tôi khách hàng chính là thượng đế, vì vậy tôi đã tìm hiểu rất kỹ, lên ý tưởng và thực hiện mọi thứ thật chuyên nghiệp. Video quảng cáo nhận được đánh giá hài lòng từ khách hàng và thu hút người dùng rất tốt.” 

Xem thêm: KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? 9 CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

null

4.1.9 Bạn đã có khi nào không đạt được mục tiêu mình đề ra chưa?

Với câu hỏi thế này, bạn có thể trả lời một cách thành thật, tập trung vào việc bạn đã cố gắng như thế nào để cải thiện cũng như bài học, kinh nghiệm rút ra được từ đó.

Ví dụ:

“Tôi đã từng làm việc cho một công ty truyền thông và đặt ra mục tiêu tăng 90% mức độ truy cập cho website. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm ý tưởng mới, sau 3 tháng tôi buộc lòng phải chấp nhận rằng mình vẫn chưa tìm ra được giải pháp tối ưu. Qua đây, tôi cũng hiểu rằng bản thân phải liên tục đổi mới tư duy, thay đổi cách thức truyền tải nội dung trên trang web đến khi đạt mục tiêu ít nhất 70-80%.”

4.1.10 Bạn có thường động viên đồng nghiệp của mình không?

Ví dụ:

“Tôi là một người khá hòa đồng nên mỗi khi đồng nghiệp gặp khó khăn, tôi đều cố gắng dành thời gian hỏi thăm và giúp đỡ họ nếu cần thiết. Có một lần, một người em trong bộ phận bán hàng than rằng KPI hàng tháng mãi vẫn không đủ. 

Tôi đã cùng cô bạn đó xem xét lại đối tượng khách hàng, sau đó phân tích và đề ra phương thức bán hàng khác phù hợp hơn. Kết quả là sau vài lần sai sót và sửa đổi, bạn ấy đã tự tin hơn rất nhiều và hoàn thành đủ KPI.” 

4.2 Nhóm câu hỏi tình huống chưa trải qua (lý thuyết)

4.2.1 Nhóm câu hỏi tình huống về kỹ năng làm việc nhóm

Trong quá trình làm việc nhóm sẽ không thể tránh được việc phát sinh các tình huống như mâu thuẫn quan điểm, thiếu kết nối… Cách bạn trả lời câu hỏi giả định tình huống bất đồng khi làm việc nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có phải là người phù hợp với văn hóa, phong cách làm việc của công ty hay không. 

Ví dụ:

  • Hãy tưởng tượng bạn phải làm việc với một đồng nghiệp có tính cách đối lập với bạn. Bạn sẽ có cách ứng xử như thế nào? 
  • Giả sử có mâu thuẫn trong quá trình làm việc nhóm, bạn sẽ xử lý ra sao?
  • Khi có một sai phạm xảy ra làm ảnh hưởng đến tập thể, bạn và đồng nghiệp sẽ cùng giải quyết vấn đề đó theo cách nào?

4.2.2 Nhóm câu hỏi tình huống về động lực làm việc

Duy trì động lực và đam mê trong công việc là điều rất quan trọng, do đó nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm đến cách ứng viên tìm kiếm được sự sáng tạo, vượt qua áp lực khi làm việc như thế nào. 

Ví dụ:

  • Làm cách nào để bạn duy trì niềm đam mê và sáng tạo trong công việc? 
  • Khi muốn hoàn thành tất cả các mục tiêu nhưng lại có quá nhiều việc cần ưu tiên, bạn sẽ làm thế nào?
  • Khi gặp phải áp lực hay gặp nhiều khó khăn trong công việc nhất, bạn sẽ xử lý như thế nào?

null

4.2.3 Nhóm câu hỏi xử lý tình huống với khách hàng

Để xử lý thật khéo léo những tình huống tréo ngoe khi làm việc với họ, bạn nên chuẩn bị kỹ những câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi tình huống khi tuyển dụng và cách trả lời này.

Ví dụ:

  • Làm cách nào để bạn tạo ấn tượng tốt với một khách hàng quan trọng?
  • Khi nào bạn biết chắc rằng khách hàng hài lòng với dịch vụ được cung cấp?
  • Nếu sản phẩm/ dịch vụ đưa ra không đạt yêu cầu và bị khách hàng phản hồi, bạn sẽ giải quyết như thế nào? 

4.2.4 Nhóm câu hỏi về khả năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian ảnh hưởng đến hiệu suất giải quyết công việc, do đó nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi liên quan đến cách bạn sắp xếp các việc cần làm… 

Ví dụ:

  • Làm cách nào để bạn đảm bảo mọi việc được sắp xếp khoa học?
  • Có cách nào “chữa cháy” cho việc trễ deadline mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc?
  • Bạn sẽ làm gì để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ trong một dự án dài hạn?

Xem thêm: TỔNG HỢP 12+ KỸ NĂNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ

4.2.5 Nhóm câu hỏi tình huống về kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một trong những việc bạn sẽ phải thực hiện hàng ngày khi làm việc: giao tiếp với đồng nghiệp, sếp, đối tác, khách hàng,… Nhóm câu hỏi tình huống này sẽ cho thấy bạn là một người có khả năng giao tiếp ra sao.

Ví dụ:

  • Làm sao để mọi người đều hiểu được những ý tưởng của bạn? 
  • Khi phải giải thích một vấn đề khá phức tạp cho một vị khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
  • Với một khách hàng đang không hài lòng về dịch vụ, bạn sẽ giải quyết bằng cách nào? 

4.2.6 Nhóm câu hỏi tình huống về khả năng thích ứng

Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số các câu hỏi để kiểm tra khả năng hòa nhập, thích nghi với môi trường công việc của ứng viên. 

Ví dụ:

  • Khi gặp khó khăn trong công việc, bạn thường tự giải quyết hay nhờ người khác giúp đỡ? 
  • Khi ở môi trường làm việc mới, bạn làm quen với sự thay đổi nhanh hay chậm? 
  • Khi gặp thất bại trong công việc, hãy nêu cách bạn xử lý việc này?

null

4.2.7 Nhóm câu hỏi tình huống về cách xử lý xung đột

Các câu hỏi về khả năng giải quyết mâu thuẫn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn là người tích cực hay tiêu cực.

Ví dụ:

  • Nếu có ý kiến bất đồng với quản lý hay người giám sát, bạn sẽ xử lý thế nào?
  • Bạn sẽ làm gì để có thể bảo vệ quan điểm của mình?
  • Khi có mâu thuẫn xảy ra, điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì?

4.2.8 Nhóm câu hỏi tình huống về khả năng lãnh đạo

Có thể bạn là một người mới, nhưng việc chuẩn bị câu trả lời cho nhóm câu hỏi về khả năng lãnh đạo không hề thừa. Nhà tuyển dụng muốn thấy được tầm nhìn, tư duy lãnh đạo của bạn ngay tại buổi phỏng vấn.

Ví dụ:

  • Theo bạn, đâu mới là giá trị cốt lõi của một người lãnh đạo giỏi?
  • Bạn thường làm gì để nâng cao động lực và tinh thần làm việc của nhóm?

Như vậy, dù là câu hỏi tình huống đã trải nghiệm hay giả định thì mục đích chung của nhà tuyển dụng vẫn là xem xét, đánh giá tư duy của ứng viên có phù hợp với vai trò, vị trí công việc và môi trường làm việc trong công ty hay không. 

5. Mẹo trả lời các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn với phương pháp STAR

Câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên luôn “thiên biến vạn hóa” dưới nhiều dạng khác nhau. Do đó, bạn không thể chỉ học thuộc rồi trả lời một cách rập khuôn máy móc, thiếu tự nhiên. Đối với các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn, bạn cần tập trung vào điều quan trọng hơn cả, chính là phương pháp trả lời.

Một trong những mẹo các ứng viên có thể tham khảo và áp dụng thử là phương pháp STAR – phân tích câu hỏi và chủ động tạo ra câu trả lời phù hợp.

null

5.1 Phương pháp STAR là gì?

STAR là tên viết tắt của:

  • Situation (Tình huống): Mô tả lại tình huống đã gặp (thời gian, địa điểm, người tham gia,...) 
  • Task (Nhiệm vụ): Vai trò, nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó là gì? 
  • Action (Hoạt động): Trình bày chi tiết những hoạt động đã thực hiện để đạt được mục tiêu (lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên,…), giúp bạn định hình được câu trả lời cụ thể.
  • Result (Kết quả): Sau khi kết thúc, kết quả là gì? Hãy nói về bài học kinh nghiệm bạn rút ra được từ việc giải quyết tình huống đó.

5.2 Ví dụ về phương pháp STAR

Câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra là: “Hãy kể lại một dự án dài hạn bạn đã  tham gia quản lý. Bạn đã làm thế nào để đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi?”

Khi đó, áp dụng phương pháp STAR, bạn sẽ có được bảng phân tích và trả lời như sau:

  • Situation (Tình huống): Làm quản lý một nhóm phát triển website cho công ty ABC. 
  • Task (Nhiệm vụ): Trong 10 tuần phải thiết kế và lập trình xong website bán hàng với đầy đủ các tính năng, độ hiển thị và lọt top tìm kiếm cao. 
  • Action (Hành động): 

Lên kế hoạch mọi đầu việc cần làm trong 1 tuần

Chia nhỏ lượng công việc cho các thành viên

1 tuần nghiên cứu, 3 tuần thiết kế, 4 tuần phát triển, còn lại sửa đổi

  • Result (Kết quả): Hoàn thành vừa kịp thời hạn, khách hàng rất hài lòng. Học được cách làm việc dưới áp lực lớn, biết cách quản lý và sắp xếp công việc…

Xem thêm: KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ, QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức hữu ích xoay quanh các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn, cũng như gợi ý cách trả lời sao cho hiệu quả và mang tính thuyết phục cao. Hy vọng các bạn thấy hữu ích và áp dụng thành công để buổi phỏng vấn diễn ra thật suôn sẻ nhé! 

Bài viết khác

GỢI Ý CÁCH THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH ẤN TƯỢNG, CHUYÊN NGHIỆP
GỢI Ý CÁCH THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH ẤN TƯỢNG, CHUYÊN NGHIỆP

Cách thuyết trình bằng tiếng Anh như thế nào? Tìm hiểu các mẫu câu thuyết trình tiếng Anh ấn tượng, chuyên nghiệp. Click xem ngay tại Langmaster!

[A - Z] MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHI TIẾT & MỨC LƯƠNG
[A - Z] MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHI TIẾT & MỨC LƯƠNG

Chăm sóc khách hàng là gì? Tìm hiểu về mô tả công việc chăm sóc khách hàng, lộ trình thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp của chăm sóc khách hàng. Xem ngay!

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN BẰNG CẤP GÌ? 5 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH CẦN CÓ
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẦN BẰNG CẤP GÌ? 5 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH CẦN CÓ

Giáo viên tiếng Anh cần bằng cấp gì? Tìm hiểu về tố chất cần có, cơ hội nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster nhé!

MẪU MÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
MẪU MÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Giáo viên tiếng Anh làm gì? Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc giáo viên tiếng Anh, các yêu cầu cần có đối với giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay tại Langmaster!

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH LƯƠNG BAO NHIÊU? CHI TIẾT CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH LƯƠNG BAO NHIÊU? CHI TIẾT CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

Cơ hội làm việc hấp dẫn cho bạn
TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG KINH DOANH) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG KINH DOANH) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (R&D) CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (R&D)
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH GIAO TIẾP FULL TIME THU NHẬP 20M- 30M/THÁNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH GIAO TIẾP FULL TIME THU NHẬP 20M- 30M/THÁNG
CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TRỰC TUYẾN CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TRỰC TUYẾN
CHUYÊN VIÊN LỄ TÂN - HÀNH CHÍNH CHUYÊN VIÊN LỄ TÂN - HÀNH CHÍNH
GIA SƯ TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN 1:1 GIA SƯ TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN 1:1
CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG - FULL TIME THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG - FULL TIME
TRƯỞNG NHÓM KINH DOANH (THU NHẬP 18 - 20 TRIỆU/THÁNG) TRƯỞNG NHÓM KINH DOANH (THU NHẬP 18 - 20 TRIỆU/THÁNG)
TRƯỞNG NHÓM THU HÚT NHÂN TÀI (KHỐI KINH DOANH) TRƯỞNG NHÓM THU HÚT NHÂN TÀI (KHỐI KINH DOANH)
CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG
CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH
CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT SEO WEBSITE CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT SEO WEBSITE
CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN GIÁO DỤC - THU NHẬP: 10 - 15 TRIỆU/THÁNG CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN GIÁO DỤC - THU NHẬP: 10 - 15 TRIỆU/THÁNG
CHUYÊN VIÊN CONTENT VIRAL (PHỤ TRÁCH FANPAGE) CHUYÊN VIÊN CONTENT VIRAL (PHỤ TRÁCH FANPAGE)
CTV Telemarketing CTV Telemarketing
TRƯỞNG PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH - THU NHẬP 18-25 TRIỆU/THÁNG TRƯỞNG PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH - THU NHẬP 18-25 TRIỆU/THÁNG
CTV CONTENT SEO WEBSITE (ONLINE/OFFLINE) CTV CONTENT SEO WEBSITE (ONLINE/OFFLINE)
CTV CONTENT VIRAL FANPAGE THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER CTV CONTENT VIRAL FANPAGE THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER
NHÂN VIÊN LẬP TRÌNH VIÊN PHP THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU NHÂN VIÊN LẬP TRÌNH VIÊN PHP THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU
CTV KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG ANH ĐẦU VÀO CHO HỌC VIÊN CTV KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG ANH ĐẦU VÀO CHO HỌC VIÊN
CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI
TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS
HÀ NỘI || GIÁO VIÊN TIẾNG ANH OFFLINE PART TIME THU NHẬP 10-15M /THÁNG HÀ NỘI || GIÁO VIÊN TIẾNG ANH OFFLINE PART TIME THU NHẬP 10-15M /THÁNG
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN THUẾ LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG TỔNG NHÂN VIÊN KẾ TOÁN THUẾ LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG TỔNG
CHUYÊN VIÊN HÀNH CHÍNH KĨ THUẬT CHUYÊN VIÊN HÀNH CHÍNH KĨ THUẬT
|TOÀN QUỐC | GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN  - CA DẠY LINH HOẠT |TOÀN QUỐC | GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN - CA DẠY LINH HOẠT
CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO TIKTOK CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO TIKTOK
TRƯỞNG NHÓM ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ONLINE TRƯỞNG NHÓM ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ONLINE
CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ
TRƯỞNG NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM R&D TRƯỞNG NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM R&D
CTV ĐIỀU PHỐI LỚP HỌC LANGMASTER CTV ĐIỀU PHỐI LỚP HỌC LANGMASTER
CTV NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN - R&D (ONLINE/OFFLINE) CTV NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN - R&D (ONLINE/OFFLINE)
COORDINATOR FOR LANGMASTER ENGLISH CLUB SHAREZONE COORDINATOR FOR LANGMASTER ENGLISH CLUB SHAREZONE
TRƯỞNG NHÓM MARKETING THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER TRƯỞNG NHÓM MARKETING THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LANGMASTER
NHÂN VIÊN ĐÀO TẠO VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN NHÂN VIÊN ĐÀO TẠO VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN
CHUYÊN VIÊN VIDEO EDITOR (ANIMATION) CHUYÊN VIÊN VIDEO EDITOR (ANIMATION)
CHUYÊN VIÊN CONTENT QUẢNG CÁO CHUYÊN VIÊN CONTENT QUẢNG CÁO
GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM PART TIME BINGGO LEADERS GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM PART TIME BINGGO LEADERS
Giáo Viên Tiếng Anh Trẻ Em Trực Tuyến Giáo Viên Tiếng Anh Trẻ Em Trực Tuyến
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SÁCH (R&D SÁCH) CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SÁCH (R&D SÁCH)
TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG R&D) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU TRỢ LÝ TGĐ (MẢNG R&D) THU NHẬP UP TO 20 TRIỆU
THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG FULL TIME THỰC TẬP SINH TUYỂN DỤNG FULL TIME
TRƯỞNG NHÓM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG - LANGMASTER TRƯỞNG NHÓM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG - LANGMASTER
GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM TRỰC TUYẾN GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TRẺ EM TRỰC TUYẾN
CHUYÊN VIÊN RnD Thu nhập 15M-20M/THÁNG (TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS) CHUYÊN VIÊN RnD Thu nhập 15M-20M/THÁNG (TIẾNG ANH TRẺ EM BINGGO LEADERS)
GIA SƯ TIẾNG ANH ONLINE - WORK FORM HOME GIA SƯ TIẾNG ANH ONLINE - WORK FORM HOME
TRƯỞNG PHÒNG TUYỂN DỤNG (KHỐI GIẢNG VIÊN) TRƯỞNG PHÒNG TUYỂN DỤNG (KHỐI GIẢNG VIÊN)
TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH MẢNG GIÁO DỤC (Mạnh kênh Offline, Thu nhập 20 - 30tr) TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH MẢNG GIÁO DỤC (Mạnh kênh Offline, Thu nhập 20 - 30tr)
CHUYÊN VIÊN THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU (R&D FRESHER) NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU (R&D FRESHER)
TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU
TRỢ GIẢNG OFFLINE ( LANGMASTER TRƯỜNG CHINH HOẶC XUÂN THỦY) TRỢ GIẢNG OFFLINE ( LANGMASTER TRƯỜNG CHINH HOẶC XUÂN THỦY)
CHUYÊN VIÊN VẬN HÀNH (MẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM) CHUYÊN VIÊN VẬN HÀNH (MẢNG TIẾNG ANH TRẺ EM)
CHUYÊN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (MẢNG ONLINE) CHUYÊN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (MẢNG ONLINE)
CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC (MẢNG R&D) TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC (MẢNG R&D)
CTV THỊ TRƯỜNG CTV THỊ TRƯỜNG
CHUYÊN VIÊN CONTENT SEO CHUYÊN VIÊN CONTENT SEO
CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU
NHÂN VIÊN KIỂM THỬ PHẦN MỀM (TESTER) THU NHẬP UP TO 15 TRIỆU NHÂN VIÊN KIỂM THỬ PHẦN MỀM (TESTER) THU NHẬP UP TO 15 TRIỆU
NHÂN VIÊN DIỄN HOẠT 2D - DỰNG ANIMATION 2D NHÂN VIÊN DIỄN HOẠT 2D - DỰNG ANIMATION 2D
TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÚC LỢI TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÚC LỢI
TRƯỞNG NHÓM MARKETING THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU TRƯỞNG NHÓM MARKETING THU NHẬP UP TO 25 TRIỆU
CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO - TIẾNG ANH TRẺ EM CHUYÊN VIÊN CONTENT VIDEO - TIẾNG ANH TRẺ EM
CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 10 TRIỆU CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ TỔNG HỢP THU NHẬP UP TO 10 TRIỆU
TRƯỞNG NHÓM LÂP TRÌNH PHP THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU TRƯỞNG NHÓM LÂP TRÌNH PHP THU NHẬP UP TO 30 TRIỆU
CONTENT LIVESTREAM TIẾNG ANH TRẺ EM CONTENT LIVESTREAM TIẾNG ANH TRẺ EM
CHUYÊN VIÊN PR BRANDING THU NHẬP UP TO 13 TRIỆU CHUYÊN VIÊN PR BRANDING THU NHẬP UP TO 13 TRIỆU
CTV THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG (ONLINE/OFFLINE) CTV THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG (ONLINE/OFFLINE)
CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO THU NHẬP UP TO 12 TRIỆU
Bài viết liên quan
BỘ 20+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CHUẨN
BỘ 20+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CHUẨN

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP
TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

14+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH VÀ CÁCH TRẢ LỜI CHUYÊN NGHIỆP
14+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN THỰC TẬP SINH VÀ CÁCH TRẢ LỜ ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

TOP 32+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SALE VÀ CÁCH TRẢ LỜI ẤN TƯỢNG
TOP 32+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SALE VÀ CÁCH TRẢ LỜI ẤN ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG
CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN THU HÚT NHÀ ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH HAY GẶP NHẤT
NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH HAY GẶ ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THÚ VỊ, ĐỘC LẠ Ở CÁC DOANH NGHIỆP LỚN
NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THÚ VỊ, ĐỘC LẠ Ở CÁC DOANH ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

TỔNG HỢP 35 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP KHI ĐI XIN VIỆC
TỔNG HỢP 35 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP KHI ĐI XI ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

NẰM LÒNG CÁC CÁCH TRẢ LỜI ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU KHI PHỎNG VẤN
NẰM LÒNG CÁC CÁCH TRẢ LỜI ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU KHI ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

ĐI PHỎNG VẤN MANG THEO GÌ ĐỂ THỂ HIỆN SỰ CHUYÊN NGHIỆP?
ĐI PHỎNG VẤN MANG THEO GÌ ĐỂ THỂ HIỆN SỰ CHUYÊN NG ...

Giáo viên tiếng Anh lương bao nhiêu? Tìm hiểu điều kiện trở thành giáo viên tiếng Anh, các yếu tố ảnh hưởng đến lương giáo viên tiếng Anh. Click xem ngay!

ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN

*
*
*
*
*