Hiện nay có nhiều công ty muốn trở thành công ty đại chúng với mục đích thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư, đồng thời phát triển thương hiệu cũng như sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy công ty đại chúng là gì? Cùng tìm hiểu khái niệm và các điều kiện để trở thành một công ty đại chúng trong bài viết sau của Langmaster nhé!
1. Công ty đại chúng là gì?
Công ty đại chúng là công ty cổ phần nằm ở một trong ba loại hình dưới đây:
- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu trước công chúng;
- Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
- Cổ phiếu công ty được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Trong trường hợp này, phía công ty phải nộp hồ sơ công ty đại chúng lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 90 ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.
Một số ví dụ các công ty đại chúng: Công ty CP VINHOMES (Tập đoàn VINGROUP), Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam…
2. Điều kiện công ty trở thành công ty đại chúng
- Là công ty cổ phần;
- Vốn điều lệ: từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Tình hình tài chính: Năm liền trước năm đăng ký chào bán khi thành công ty đại chúng phải có lãi, đảm bảo không có lỗ luỹ kế tính tới năm đăng ký chào bán;
- Tính đại chúng: Gồm ít nhất 100 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính.
Xem thêm:
=> CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ?
=> CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LÀ GÌ? CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
3. Hồ sơ công ty đại chúng
- Điều lệ công ty dựa vào quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức kinh doanh, cơ cấu cổ đông và bộ máy quản lý;
- Báo cáo tài chính năm gần nhất được tiến hành kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập.
4. Thông tin về công ty đại chúng chưa niêm yết
4.1 Công ty đại chúng chưa niêm yết là gì?
Trong tiếng Anh, công ty đại chúng chưa niêm yết được biết đến với cái tên là Unquoted Public Company hay Unlisted Public Company. Công ty đại chúng chưa được bình chọn là công ty đại chúng không được niêm yết trên bất cứ sàn giao dịch nào. Công ty này trước đây có thể đã từng thực hiện giao dịch trên sàn, nhưng bị giáng cấp xuống thành công ty đại chúng không được xếp hạng do gặp khó khăn trong vấn đề tài chính.
4.2 Đặc điểm của công ty đại chúng chưa niêm yết
- Công ty đại chúng chưa niêm yết là công ty đã phát hành cổ phiếu mà chủ sở hữu không còn được thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Các công ty có thể không được bình chọn vì quy mô quá nhỏ để đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, có quá ít số cổ đông để niêm yết hoặc đã bị hủy niêm yết.
- Cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa được niêm yết được mua và bán trên thị trường mua bán tự do.
4.3 Ví dụ về công ty đại chúng chưa niêm yết
Dưới đây là các lý do chính tại sao một công ty đại chúng có thể không được bình chọn hoặc không được niêm yết:
- Vốn hóa thị trường nhỏ và không đáp ứng đủ yêu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Số lượng cổ đông cần thiết không đủ để công ty được niêm yết.
- Việc hủy niêm yết là loại bỏ một công ty đã niêm yết trước đó khỏi sàn giao dịch chứng khoán.
- Việc quản lý công ty tránh tiết lộ quyền sở hữu vốn là một yêu cầu bắt buộc đối với việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
- Dù công ty đại chúng có được niêm yết trên sàn giao dịch hay không, họ vẫn phải tuân thủ những yêu cầu về báo cáo tài chính và quy định khác.
Ví dụ:
Giả sử các giám đốc điều hành tại Facebook Inc. (FB) quyết định loại bỏ cổ phiếu của công ty khỏi các sàn giao dịch niêm yết và chọn trở thành một công ty đại chúng không được xếp hạng. Công ty chủ yếu thuộc sở hữu của người sáng lập, Mark Zuckerberg cùng một số nhà đầu tư tư nhân.
Trái với việc các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu của Facebook trên một sàn giao dịch, FB không được bình chọn sẽ không có sẵn để giao dịch và bất cứ giao dịch nào cũng cần được xử lý thông qua thị trường OTC. Kết quả là, các nhà đầu tư sẽ không thể tiến hành mua và bán cổ phiếu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ngoài ra, định giá cổ phiếu của công ty sẽ gặp phải trở ngại vì thông tin tài chính có thể không sẵn có cho các nhà đầu tư và nhà môi giới tiềm năng. Mọi định giá sẽ thông qua phân tích các công ty ủy quyền, ví dụ như sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Tuy nhiên, Facebook sẽ có ít yêu cầu quy định hơn, đồng thời giải phóng các tài nguyên được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu đó.
Xem thêm: CÔNG TY HỢP DANH LÀ GÌ? NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH BẠN NÊN BIẾT
5. Công ty đại chúng có ưu, nhược điểm nào?
5.1 Ưu điểm:
- Phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
- Các cổ đông có thể tham gia giám sát hoạt động của công ty một cách chặt chẽ vì công ty cần tuân theo những quy định về báo cáo, kiểm toán và công bố thông tin.
- Nhà nước giảm bớt gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách cho công ty.
5.2 Nhược điểm:
- Khi phát hành cổ phiếu, công ty đại chúng sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành.
- Cơ cấu cổ đông thường hay thay đổi nên dẫn đến sự thiếu ổn định trong quản lý công ty.
- Vì phải công khai hoạt động nên bị đối thủ cạnh tranh biết có thể sẽ gây bất lợi cho công ty.
6. Điểm khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty đại chúng
Để phân biệt công ty cổ phần và công ty đại chúng, chúng ta có thể dựa theo một số tiêu chí sau đây:
Chi phí duy trì công ty
- Công ty cổ phần: Chi phí quản lý công ty cổ phần thường sẽ ít hơn so với công ty đại chúng.
- Công ty đại chúng: Khoản chi phí quản lý công ty đại chúng sẽ nhiều hơn công ty cổ phần vì cơ cấu tổ chức, quản lý phức tạp hơn và thường gồm nhiều cổ đông hơn.
Cơ quan quản lý doanh nghiệp
- Công ty cổ phần: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Công ty đại chúng: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Số lượng cổ đông
- Công ty cổ phần: Cần ít nhất là 3 và không có giới hạn tối đa.
- Công ty đại chúng: Thường sẽ có trên 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
Nghĩa vụ công bố thông tin
- Công ty cổ phần: Chủ yếu cần nộp báo cáo định kỳ về hoạt động cho một số cơ quan cấp phép là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan lao động, Cơ quan thuế và Cơ quan thống kê.
- Công ty đại chúng: Cần công bố thông tin cho Sở kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan lao động, Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê và cần công khai cho cả công chúng, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty đại chúng niêm yết.
Xem thêm:
=> 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
=> PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? 7 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH CHÓNG
Hy vọng các kiến thức trong bài viết sau của Langmaster sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào hiểu về khái niệm công ty đại chúng là gì. Nếu muốn tìm hiểu các loại hình công ty doanh nghiệp khác, hãy tham khảo các bài viết khác trên web nhé!