Với tình hình cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh như hiện nay, các nhà đầu tư riêng lẻ bắt buộc phải có sự liên kết để có thể tồn tại và phát triển. Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp phổ biến thường được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn thành lập. Vậy công ty hợp danh là gì? Những đặc điểm nào của công ty hợp danh mà bạn nên biết? Trong bài viết sau đây của Langmaster sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về “Công ty hợp danh”.
1. Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 người là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên gọi chung (được gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh thì doanh nghiệp còn có thể có các thành viên góp vốn khác. Thành viên hợp danh phải có trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ có trách nhiệm về những khoản vay của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Ví dụ: Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam, công ty Luật Hợp danh Minh Duy, công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý Tài sản Sen Việt,...
2. Đặc điểm của công ty hợp danh
2.1 Thành viên của công ty hợp danh
Giống như đặc tính chung của các công ty đối nhân, các thành viên của công ty hợp danh đều có phần của riêng mình trong công ty được gọi là phần lợi. Phần lợi được chia cho mỗi người tương ứng với phần vốn mà họ đã đóng góp vào cho công ty. Số vốn mà cách thành viên đã góp vào có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau nhưng đều có đặc tính là không được tự do chuyển nhượng cho người khác.
2.2 Danh tính
Công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung, tuy nhiên tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều sẽ có tư cách thương nhân. Tất cả thành viên kết hợp cái “danh tính” của mình tạo thành hội danh, hay còn được gọi là danh tính của công ty. Do đó, thành viên của công ty đều cần phải có năng lực cần thiết. Mọi thành viên đều phải ghi tên vào danh bạ thương mại của công ty. Nếu công ty bị phá sản thì các thành viên trong công ty cũng sẽ bị phá sản thương nhân.
2.3 Trách nhiệm của các thành viên
Các thành viên trong công ty hợp danh phải có trách nhiệm bản thân, liên đới vô hạn về tất cả các khoản nợ của công ty. Điều đó thể hiện cụ thể như sau:
- Mọi thành viên phải chịu trách nhiệm một cách cơ bản, trực tiếp. Bởi vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai với tất cả số tiền bản thân đã cho vay.
- Trách nhiệm này không có giới hạn đối với bất kì thành viên nào trong công ty. Nếu như họ có một thỏa thuận khác thid công ty sẽ lập tức chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.
- Ở các công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân với và tài sản công ty. Quyền sở hữu tài sản chung và tài sản riêng rất dễ để chuyển dịch nhưng khá khó kiểm soát.
- Theo nguyên tắc, ngay cả khi thành viên chưa nhận được chút lợi nhuận nào thì vẫn phải có trách nhiệm với công ty. Do đó, các thành viên có khả năng rủi ro và nguy hiểm rất lớn.
2.4 Góp vốn và cấp giấy chứng nhận về phần góp vốn
- Các thành viên trong công ty hợp danh và thành viên góp vốn đều phải đảm bảo góp đủ số vốn mà bản thân đã cam kết vào đúng thời hạn.
- Nếu thành viên trong công ty hợp danh không góp đầy đủ và đúng hạn theo cam kết thì sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn và nghiêm trọng đến công ty. Những thành viên này sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại cho công ty.
- Nếu thành viên góp vốn chưa góp đầy đủ số vốn và đúng hạn theo cam kết thì số vốn chưa đủ này sẽ được công ty xem là khoản nợ của thành viên đó đối với mình. Ở trường hợp này thì thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng các thành viên trong công ty.
- Nếu các thành viên góp vốn đã góp đủ số vốn đúng theo cam kết thì họ sẽ có được giấy chứng nhận phần vốn góp.
Xem thêm:
=> CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ?
=> CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LÀ GÌ? CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
2.5 Tài sản của công ty hợp danh
Một công ty hợp danh sẽ có những tài sản sau:
- Tài sản góp vốn đã được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty của các thành viên.
- Tài sản được tạo lập có tên của công ty hợp danh.
- Tài sản từ những hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên trong công ty hợp danh thực hiện nhân danh công ty.
- Tài sản từ các hoạt động kinh doanh của công ty mà những thành viên hợp danh trong công ty đã nhân danh cá nhân thực hiện.
- Ngoài ra còn có một số tài sản khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.6 Đại diện pháp luật và điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
Để có thể hoạt động kinh doanh hằng ngày tại công ty thì thành viên của công ty hợp danh có quyền đại diện cho pháp luật và các tổ chức điều hành. Tất cả những hạn chế đối với các thành viên hợp danh trong quá trình thực hiện công việc kinh doanh mỗi ngày của công ty, chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Các thành viên hợp danh sẽ phân công nhau để đảm nhiệm các chức danh về quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty.
Xem thêm:
=> TRUYỀN THÔNG MARKETING LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ
=> DIGITAL MARKETING LÀ LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DIGITAL MARKETING
3. Một số công ty hợp danh tại Việt Nam
Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam, thường được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.
- Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh tại Việt Nam:
+ Mọi thành viên hợp lại tạo thành Hội đồng thành viên.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh sẽ do tất cả các thành viên thỏa thuận quy định trong Điều lệ công ty.
- Công ty hợp danh ở Việt Nam thường được lựa chọn rất nhiều đặc biệt là ở các công ty ngành luật:
- Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt.
Địa chỉ: Số 1, Lô 13A trung Yên 6, Phố Trung Hòa, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Công ty Luật Hợp Danh Phương Đông.
Địa chỉ: P209, 210 Tòa nhà 17T2 Phố Cương Kiên, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Công ty Luật Hợp Danh Đại An Phát.
Địa chỉ: Phòng 804, Tòa CT2 - A10, đường Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Công ty Luật Hợp Danh Đông Nam Á.
Địa chỉ: Số 76 P Cù Chính Lan P Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
4. Những ưu và nhược điểm của công ty hợp danh
4.1 Ưu điểm của công ty hợp danh
Trong thời đại phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế như hiện nay, công ty hợp doanh là loại hình kinh doanh rất phổ biến để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhờ việc hợp tác nguồn lực, tài sản và kinh nghiệm từ các thành viên với nhau.
Sau đây là các ưu điểm của công ty hợp doanh mà chúng ta cần phải biết:
- Công ty hợp danh dễ tạo sự tin cậy với các đối tác kinh doanh khác. Việc này xuất phát từ sự uy tín của những cá nhân trong bộ phận quản lý do tính chất liên đới phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản họ nên sẽ có trách nhiệm vô cùng cao.
- Việc quản lý và điều hành khá đơn giản. Bởi vì số lượng các thành viên ít, quy tụ những người uy tín, có sự tin tưởng lẫn nhau.
- Dễ dàng vay vốn. Các ngân hàng sẽ dễ cho vay vốn và hoãn nợ đối với loại hình doanh nghiệp này.
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nên thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Loại hình này được thừa nhận là có tư cách pháp nhân.
4.2 Nhược điểm của công ty hợp danh
- Ở công ty hợp danh việc không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào sẽ làm hạn chế nguồn vốn của công ty. Các thành viên phải tự bỏ thêm tài sản của bản thân hoặc tiếp nhận thêm các thành viên mới nếu cần thêm nguồn vốn để hoạt động công ty.
- Độ rủi ro của những thành viên hợp danh là khá cao vì tính liên đới trách nhiệm vô hạn của các thành viên trong công ty.
- Những thành viên hợp danh khi đã rút khỏi công ty vẫn nhận trách nhiệm về các khoản vay của công ty mà đã phát sinh từ những cam kết trước đó.
- Các loại tài sản công ty và tài sản cá nhân không phân biệt được rõ ràng.
Xem thêm:
=> TỔNG HỢP 45+ THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH TIẾNG ANH PHỔ BIẾN NHẤT
=> 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
5. Các bước để thành lập công ty hợp danh
Bước 1: Tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ tất cả các thông tin, tài liệu cần thiết trước khi bắt đầu thành lập công ty hợp danh.
Chúng ta cần phải có sự chuẩn bị về thông tin chi tiết để có thể thành lập công ty như tên của công ty, số vốn dự định góp, lĩnh vực hoạt động, địa chỉ công ty,...
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cho việc thành lập công ty hợp danh:
- Giấy tờ đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh.
- Các dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của những thành viên trong công ty hợp danh. Tất cả các thành viên phải cùng nhau có trách nhiệm về sự phù hợp với pháp luật của điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
- Trong trường hợp thành viên sáng lập công ty là cá nhân thì phải cung cấp bản sao hợp lệ của giấy tờ chứng thực cá nhân.
- Bản sao hợp lệ về Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một số giấy tờ quan trọng tương tự khác. Trong trường hợp thành viên sáng lập là một pháp nhân thì phải cung cấp bản sao hợp lệ của giấy tờ chứng thực cá nhân người đại diện dựa trên ủy quyền hay quyết định ủy quyền tương ứng.
- Văn bản để xác nhận số vốn góp pháp định theo quy định của pháp luật với công ty kinh doanh theo ngành nghề.
- Các thành viên hợp danh phải cung cấp bản sao hợp lệ các chứng chỉ hành nghề. Đối với những công ty kinh doanh các ngành nghề theo quy định pháp luật phải cung cấp đủ về chứng chỉ hành nghề.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại các cơ quan đăng ký xin cấp giấy phép có thẩm quyền.
- Khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ phải nộp đến các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành những thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty hợp danh.
- Khoảng 3 ngày làm việc bắt đầu từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì Cơ quan mà bạn đăng ký sẽ xem xét tính hợp lệ của các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và quyết định có cấp cho công ty Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không.
- Nếu không đủ điều kiện để đăng ký công ty hợp danh thì cơ quan sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đưa ra thông báo từ chối nói rõ lý do từ chối để doanh nghiệp có biện pháp khắc phục.
Bước 4: Công bố nội dung thành lập công ty hợp danh trên cổng thông tin của quốc gia.
Công ty đã được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh thì phải thực hiện thông báo công khai ở trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Lưu ý rằng: Nếu như các doanh nghiệp không tiến hành thực hiện các thủ tục công bố thông tin thì sẽ bị xử phạt hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu ở trên cổng thông tin quốc gia về công ty của mình.
Việc khắc dấu sẽ được tiến hành khi đã nhận được giấy chứng nhận công ty hợp danh. Sau khi bạn đã khắc dấu xong thì công ty sẽ tiến hành công bố sử dụng mẫu dấu ở trên cổng thông tin quốc gia.
Hy vọng với những kiến thức về “Công ty hợp danh là gì? Những đặc điểm của công ty hợp danh mà bạn nên biết” mà Langmaster đã tổng hợp ở bài viết trên, sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn cũng như có thêm nhiều kiến thức bổ ích trên hành trình kinh doanh của bản thân.