Trong thời đại cạnh tranh của thị trường, thủ thuật bán hàng là chìa khóa quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Bởi bán hàng không chỉ tối ưu hoá doanh số bán mà còn tạo ra giá trị, xây dựng sự hài lòng cho khách hàng. Vậy thủ thuật bán hàng là gì? Có những thủ thuật bán hàng nào hiệu quả? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Thủ thuật bán hàng là gì?
Thủ thuật bán hàng là tổng hợp các kỹ năng, chiến lược kinh doanh đặc biệt nhằm tối ưu hoá quá trình tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán. Thủ thuật bán hàng là một trong những thuật ngữ quan trọng, phổ biến trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Thủ thuật bán hàng là gì?
2. Tầm quan trọng của việc sử dụng thủ thuật bán hàng
2.1 Tăng cường giá trị đối với khách hàng
Hiện nay, phần lớn các thủ thuật bán hàng đều hướng đến mục tiêu đem đến giá trị thực sự cho khách hàng. Thông qua đó, có thể thu hút sự quan tâm, lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Từ đó có thể tăng doanh số bán hàng, tăng lòng tin đối với thương hiệu.
Các thủ thuật này có thể bao gồm như đổi mới trong cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách hàng, chăm sóc khách hàng trước bán và sau bán,...
Xem thêm: CÁCH VIẾT MẪU CV NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHUẨN CHỈNH MỚI NHẤT
Tăng cường giá trị đối với khách hàng
2.2 Xây dựng phong cách riêng
Đối với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì thủ thuật bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng phong cách riêng, tạo sự độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu, thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn.
2.3 Nâng cao hiệu quả tiếp thị
Sử dụng thủ thuật bán hàng không chỉ tăng doanh số bán hàng mà còn đóng vai quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thị. Bằng cách tập trung vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tạo ra thông điệp hấp dẫn và phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Từ đó có thể tăng phạm vi tiếp thị, tối ưu mức độ tương tác và tạo ra ấn tượng với đối tượng mục tiêu.
Nâng cao hiệu quả tiếp thị
2.4 Khai thác cơ hội mới
Thủ thuật bán hàng còn là cách khai thác cơ hội mới cho doanh nghiệp. Thông qua việc tập trung vào mong muốn của thị trường, khách hàng thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường mới hoặc mở rộng phạm vi khách hàng. Việc này không chỉ mang lại nguồn doanh thu mới mà còn tạo ra cơ hội hợp tác và đối tác chiến lược, mở ra những con đường phát triển mới cho doanh nghiệp.
Xem thêm: KỸ NĂNG BÁN HÀNG LÀ GÌ? 10+ KỸ NĂNG BÁN HÀNG ĐẠT DOANH THU KHỦNG
3. Tổng hợp 12+ thủ thuật bán hàng hiệu quả nhất 2023
3.1 Nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng là thủ thuật đơn giản nhưng quan trọng nhất trong bán hàng. Bởi với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì họ mới có thể tạo ra sản phẩm chất lượng, chiến lược phù hợp và giải pháp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, xây dựng lòng tin đối với khách hàng.
3.2 Bán hàng theo combo
Bán hàng theo combo là hình thức kích thích mua sắm, tăng doanh số bán hàng hiệu quả. Thông thường, doanh nghiệp sẽ kết hợp các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến nhau tạo thành các combo hấp dẫn, tạo giá trị tốt cho khách hàng. Từ đó giúp khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn combo để tăng doanh số bán hiệu quả.
Ví dụ tại các cửa hàng KFC, doanh nghiệp thường bán các combo bao gồm gà rán, khoai tây chiên, nước uống để kích thích khách hàng lựa chọn mua.
Bán hàng theo combo
3.3 Sắp xếp hàng hóa theo sự tương phản
Phần lớn các cửa hàng, siêu thị đều áp dụng thủ thuật bán hàng là sắp xếp hàng hóa theo sự tương phản. Nghĩa là sắp xếp những món hàng đắt tiền ngay khu vực đầu tiên, nơi khách hàng nhìn thấy đầu tiên. Khi đó, nếu những sản phẩm đó thu hút khách hàng thì sẽ kích thích họ mua ngay lập tức.
Bên cạnh đó, bạn có thể sắp xếp hàng hóa theo sự tương phản của giá trị mặt hàng. Ví dụ, sắp xếp những chiếc áo 200.000 VNĐ gần với những chiếc áo 300.000 VNĐ hay 400.000 VNĐ. Điều này sẽ khiến khách hàng nghĩ rằng đây là chiếc áo có giá rẻ nhất và lựa chọn mua chúng.
3.4 Xé nhỏ để bán trong chiến lược về giá
Thực tế, giá cả là điều quan trọng mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn một sản phẩm bất kỳ. Việc giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến hành vi, quyết định mua của người tiêu dùng. Vì thế, thay vì đưa sản phẩm với mức giá cao thì doanh nghiệp có thể tùy biến, tách biệt sản phẩm để bán chúng với mức giá trung bình hoặc thấp hơn.
Nghĩa là thay vì cho khách hàng biết tổng giá sản phẩm thì bạn có thể chia nhỏ sản phẩm, hoặc thuyết phục về chất lượng, lợi ích của họ khi mua cả bộ sản phẩm.
Xem thêm: MÔ HÌNH 4P LÀ GÌ? QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING
3.5 Tận dụng sự kiện, chương trình khuyến mãi
Một thủ thuật bán hàng phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng. Các chương trình sự kiện, khuyến mãi, flash sale sẽ giúp thu hút khách hàng, tạo sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, tăng doanh số hiệu quả.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần tính toán kỹ về việc giảm giá, quà tặng để không bị ảnh hưởng đến doanh thu.
Tận dụng sự kiện, chương trình khuyến mãi
3.6 Sắp xếp hàng hóa ngược chiều kim đồng hồ
Thực tế, phần lớn dân số trên thế giới sẽ đều thuận tay phải, vì thế, thủ thuật sắp xếp hàng hóa theo ngược chiều kim đồng hồ giúp tăng doanh số hiệu quả. Bởi nếu sắp xếp hàng hoá ngược chiều kim đồng hồ thì khách hàng sẽ thuận phía tay phải để cầm lên và xem hàng hoá.
3.7 Thủ thuật tăng giá ngẫu nhiên
Đối với các nhà bán lẻ, việc chênh lệch về giá nhập và giá bán là điều cần thiết để tạo nên lợi nhuận. Dựa vào điều này, bạn có thể tạo thủ thuật tăng giá ngẫu nhiên khi bán hàng. Nghĩa là bạn nâng giá lên một mức nhất định, sau đó đưa ra các chương trình khuyến mãi 20 %, 30%.
Tuy nhiên, đừng nên đưa ra khuyến mãi quá nhiều đến 50%, 70% vì sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
3.8 Xây dựng sự cá nhân hóa, phân loại khách hàng
Một cách hiệu quả giúp xây dựng tập khách hàng trung thành hiệu quả chính là xây dựng sự cá nhân hoá, phân loại khách hàng. Nghĩa là phân loại khách hàng dựa theo nhu cầu, mức độ tiềm năng, lịch sử mua hàng.
Ví dụ điển hình là phân loại khách hàng dựa theo số tiền khách hàng đã mua sản phẩm tại doanh nghiệp với cấp bậc: kim cương, bạch kim, vàng, bạc, đồng. Với mỗi cấp bậc thì doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá khác nhau nhằm tri ân khách hàng. Điều này sẽ giúp kích thích khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng, tăng doanh số bán hiệu quả.
Xây dựng sự cá nhân hóa, phân loại khách hàng
3.9 Thủ thuật thuyết phục khách hàng
Thủ thuật đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh bán lẻ chính là thuyết phục khách hàng. Nghĩa là bạn cần hiểu về nhu cầu, vấn đề của khách hàng, sau đó cung cấp sản phẩm cũng như lợi ích của sản phẩm.
Bạn có thể đưa ra sự so sánh với các sản phẩm giống nhau và cho khách hàng thấy sự nổi bật, ưu việt của sản phẩm mà bạn cung cấp, hướng khách hàng đến việc mua và sử dụng chúng.
3.10 Thủ thuật Cross sell hoặc Up sell
Cross sell và Up sell là thủ thuật bán hàng hiệu quả giúp tối ưu hoá lợi nhuận từ khách hàng, đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cụ thể:
- Cross sell: Đề xuất các sản phẩm, dịch vụ bổ sung có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng đã chọn mua. Ví dụ khi mua điện thoại di động thì doanh nghiệp có thể đề xuất khách hàng mua thêm phụ kiện như tai nghe, kính cường lực, ốp điện thoại,...
- Up sell: Là hình thức đề xuất các sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn so với các sản phẩm mà khách hàng đã chọn ban đầu. Ví dụ khi khách hàng muốn mua một chiếc điện thoại, thay vì giới thiệu các sản phẩm giá tầm trung thì doanh nghiệp sẽ giới thiệu các dòng điện thoại cao cấp với tính năng, chất lượng tốt hơn. Từ đó giúp tăng doanh thu hiệu quả.
Xem thêm: TỔNG HỢP 12+ KỸ NĂNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ
Thủ thuật Cross sell hoặc Up sell
3.11 Bán hàng đa kênh
Sau dịch bệnh Covid-19 cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 thù nhu cầu mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế, thay vì chỉ áp dụng bán hàng truyền thống thì doanh nghiệp nên sử dụng bán hàng qua đa kênh như: shopee, website, app giao hàng, titokshop,... Điều này có thể áp dụng với mọi mặt hàng như tiêu dùng, thời trang, thực phẩm,...
Việc bán hàng đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đa dạng tập khách hàng mục tiêu, tăng độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời còn giúp tối ưu quá trình mua sắm, tăng trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên, khi bán hàng đa kênh thì doanh nghiệp cần đồng bộ các thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mại, hình ảnh thương hiệu để đem đến chất lượng tốt nhất.
3.12 Tạo cảm giác khan hiếm
Tạo cảm giác khan hiếm là thủ thuật nhằm kích thích khách hàng mua hiệu quả. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ giới hạn về số lượng sản phẩm hoặc thời gian ưu đãi, điều này sẽ tạo cảm giác khan hiếm và hấp dẫn đối với khách hàng. Khi đó, khách hàng sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội và quyết định mua nhanh chóng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc khi áp dụng thủ thuật này, tránh áp dụng quá thường xuyên hoặc không đúng với chương trình đưa ra. Điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy bị lừa dối, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
3.13 Tận dụng con số 9
Chắc hẳn sẽ không ít lần bạn thấy các siêu thị, cửa hàng bán sản phẩm mới mức giá 99.000 VNĐ, hoặc 129.000 VNĐ thay vì 100.000 VNĐ và 130.000 VNĐ đúng không nào? Thực tế thì đây chính là một thủ thuật bán hàng hiệu quả.
Dựa vào việc tận dụng con số 9, sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy sản phẩm có “giá rẻ” hơn, nhưng thực tế thì số tiền mà khách hàng bỏ ra cũng tương đương mà không hề rẻ. Điều này đã đánh trực tiếp vào tâm lý mua hàng sẽ chú ý đến giá cả đầu tiên của người tiêu dùng Việt Nam.
Tận dụng con số 9
3.14 Làm mới sản phẩm liên tục
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu bạn chỉ bán một sản phẩm thì khách hàng sẽ cảm thấy nhàm chán, không còn hứng thú nữa. Vì thế, việc làm mới sản phẩm sẽ là thủ thuật bán hàng hiệu quả, giúp tăng doanh số bán, thu hút khách hàng mục tiêu.
Về cơ bản, có rất nhiều phương pháp để bạn có thể làm mới sản phẩm. Ví dụ như là đặt tên sản phẩm một cách mỹ miều hơn, từ cơm tấm thành Cơm Tấm Sài Gòn Chính Gốc, hay đổi mới ở công thức sản phẩm như thêm gia vị khác lạ, đổi màu sắc của món ăn.
Ví dụ dụ điển hình nhất chính là sản phẩm nồi chiên không dầu. Về cơ bản thì nồi chiên không dầu không quá khác biệt so với những chiếc lò nướng thông thường. Tuy nhiên, nhà sản xuất lại đặt tên đánh trực tiếp vào nhu cầu của khách hàng sợ dầu mỡ, mong muốn lối sống ăn uống “health”. Vì thế, nồi chiên không dầu trở thành sản phẩm bán chạy, được người tiêu dùng săn lùng mạnh mẽ.
Xem thêm: USP SẢN PHẨM LÀ GÌ? CÁCH THIẾT LẬP USP SẢN PHẨM HIỆU QUẢ
3.15 Sử dụng hiệu ứng chim mồi
Hiệu ứng chim mồi (Ưu thế bất cân xứng) là thủ thuật bán hàng phổ biến trong kinh doanh, marketing. Ở thủ thuật này, thay vì bắt khách hàng lựa chọn giữa hai sản phẩm lớn nhỏ với hai mức giá khác nhau thì bạn có thể đưa ra một mức giá thứ ba.
Khi đó, hãy để một sản phẩm trung bình giữa sản phẩm nhỏ và lớn đó. Trong đó, mức giá của sản phẩm trung bình sẽ có khoảng cách xa giá của sản phẩm nhỏ, nhưng lại gần với giá sản phẩm nhỏ. Điều này sẽ khiến cho khách hàng có xu hướng lựa chọn sản phẩm lớn, vì nghĩ rằng mình mua được sản phẩm to hơn nhiều mà mức giá lại “hời” hơn. Giúp khách hàng thoải mái hơn khi mua hàng.
Ví dụ ở Highland Coffee đặt mức giá cho sản phẩm Freeze Trà Xanh size S là 55.000 VNĐ, size M là 65.000 VNĐ nhưng size L chỉ 69.000 VNĐ. Như vậy, khách hàng đa phần sẽ chọn size L vì cho rằng mình mua được ly nước size lớn nhất với mức giá rẻ.
Sử dụng hiệu ứng chim mồi
3.16 Sử dụng bẫy tâm lý FOMO
FOMO (Fear of missing out) là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu đám đông. Bằng cách lợi dụng bẫy tâm lý FOMO thì doanh nghiệp có thể tạo sự khan hiếm của sản phẩm như: giới hạn số lượng sản phẩm, áp dụng thời gian ưu đãi,... Khi đó, khách hàng sẽ cảm thấy khẩn cấp, đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng để không bị bỏ lỡ cơ hội mua sản phẩm.
3.17 Sử dụng review, feedback để tăng uy tín của sản phẩm
Phần lớn người tiêu dùng thường có thói quen tìm hiểu các review, đánh giá của sản phẩm trước khi quyết định mua. Điều này giúp khách hàng có những đánh giá thực tế, khách quan hơn về sản phẩm trước khi quyết định mua.
Vì thế, doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để xây dựng thủ thuật thuê KOC, hoặc tăng review, đánh giá để tăng uy tín sản phẩm. Doanh nghiệp có thể đầu tư review qua các mạng xã hội hoặc trang thương mại điện tử như: Tiktok, Facebook, Shopee,... Từ đó giúp xây dựng hình ảnh tốt về sản phẩm, thương hiệu.
Xem thêm: QUY TRÌNH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUẨN, CHUYÊN NGHIỆP
4. Những lưu ý cần tránh khi áp dụng thủ thuật bán hàng
Khi sử dụng thủ thuật bán hàng, để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất bán hàng cũng như mối quan hệ với khách hàng thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tránh việc áp đặt sản phẩm/dịch vụ lên khách hàng mà không chú ý đến nhu cầu thực sự của khách hàng. Thay vào đó nên lắng nghe, thấu hiểu khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp.
- Tránh việc tiếp cận khách hàng quá dồn dập hoặc ép buộc khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu cũng như mối quan hệ của khách hàng và doanh nghiệp.
- Nhân viên bán hàng có đủ kiến thức về sản phẩm/dịch vụ, sự hiểu biết sâu sắc và thấu hiểu sẽ giúp xây dựng sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó tối ưu khả năng chốt giao dịch hiệu quả.
- Tránh bỏ qua các phản hồi từ khách hàng, điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn tạo ra một môi trường quan hệ khách hàng tích cực.
- Tránh chỉ tập trung vào việc bán ngắn hạn mà quên mất việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Mối quan hệ chặt chẽ có thể mang lại giá trị lâu dài và sự trung thành từ phía khách hàng.
- Việc không nhất quán trong thông điệp của thương hiệu trong quá trình bán hàng, quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Tránh việc không thiết lập các chỉ số và không đo lường hiệu suất bán hàng. Nó sẽ là một thiếu sót trong quá trình xây dựng chiến lược bán hàng, hoặc marketing
- Thị trường kinh doanh luôn biến động, vì thế doanh nghiệp cần thích ứng linh hoạt với những biến đổi đó để tồn tại và phát triển.
Những lưu ý cần tránh khi áp dụng thủ thuật bán hàng
Những thủ thuật bán hàng giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số hiệu quả, tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường mục tiêu. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các bí quyết kinh doanh này. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất nhé!