Big 4 là một thuật ngữ quen thuộc đối với ngành kiểm toán, kế toán. Vậy Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 kiểm toán gồm những công ty nào? Làm gì để làm việc tại Big 4 kiểm toán Việt Nam? Cùng Langmaster khám phá chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Big 4 là gì?
1.1 Big 4 kiểm toán là gì?
Big 4 là một thuật ngữ dùng để chỉ tới bốn công ty kiểm toán hàng đầu có quy mô lớn trên toàn cầu. Bao gồm: PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst & Young (EY), KPMG. Đây đều là những tên tuổi uy tín, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính, tư vấn kinh doanh,...
Big 4 kiểm toán là gì?
1.2 Lịch sử hình thành big 4 kiểm toán
Trước năm 1989, thị trường kiểm toán thế giới bao gồm 8 công ty, còn được gọi là The Big Eight. Bao gồm: Arthur Andersen, Arthur Young, Deloitte Haskins & Sells, Ernst & Whitney, Peat Marwick Mitchell, Price Waterhouse, Touche Ross và Coopers & Lybrand.
Năm 1989, hai vụ sáp nhập lớn đã xảy ra, biến Big Eight thành Big Six:
- Ernst & Whinney sáp nhập với Arthur Young, tạo thành Ernst & Young.
- Deloitte Haskins & Sells và Touche Ross sáp nhập, tạo thành Deloitte Touche.
Đến năm 1998, Price Waterhouse và Coopers & Lybrand sáp nhập thành PricewaterhouseCoopers (PwC), trở thành Big Five. Sau đó, đến năm 2002, vụ gian lận tài chính của tập đoàn Enron được phát hiện, và Arthur Andersen - công ty thực hiện kiểm toán cho Enron - bị liên quan vào vụ việc này.
Sau khi vụ việc gian lận tài chính vỡ lở, Arthur Andersen đã tự nguyện nộp lại giấy phép hành nghề kiểm toán công do có hành vi phạm tội liên quan tới việc thực hiện kiểm toán tập đoàn Enron. Tuy sau đó Tòa án Tối cao Mỹ gỡ bỏ cáo buộc, nhưng Arthur Andersen không thể phục hồi hoạt động sau sự kiện này.
Kể từ đó đến nay, hình thành Big 4 kiểm toán với 4 công ty lớn hàng đầu thế giới, cụ thể: PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst & Young (EY), KPMG.
Lịch sử hình thành big 4 kiểm toán
Xem thêm: 150+ THUẬT NGỮ KẾ TOÁN TIẾNG ANH THÔNG DỤNG, ĐẦY ĐỦ NHẤT
2. Thông tin chi tiết về big 4 kiểm toán
2.1 Klynveld Peat Marwick Goerdeler (KPMG)
KPMG, viết tắt của Klynveld Peat Marwick Goerdeler, được hình thành thông qua sự hợp nhất của hai tập đoàn kiểm toán lớn là Klynveld Main Goerdeler (KMG) và Peat Marwick vào năm 1987. Hợp nhất này đã tạo nên tên viết tắt KPMG, đại diện cho tên gốc của các tập đoàn.
KPMG có trụ sở chính đặt tại Amstelveen, Hà Lan, tập đoàn kiểm toán này đã nhanh chóng phát triển mạng lưới quốc tế, hoạt động trên hơn 150 quốc gia và hơn 236.000 nhân viên trên toàn thế giới. KPMG đặc biệt tập trung vào ba lĩnh vực chủ chốt: tư vấn quản lý, tư vấn rủi ro và tư vấn giao dịch.
KPMG Việt Nam được thành lập vào năm 1994 với các văn phòng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. KPMG được Bộ Tài chính và VACPA công nhận là công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam.
Klynveld Peat Marwick Goerdeler (KPMG)
2.2 Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte)
Deloitte Touche Tohmatsu Limited, thường được gọi là Deloitte, là một tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới. Deloitte được thành lập vào năm 1845 bởi William Welch Deloitte tại Luân Đôn, Anh. Vào năm 1989, Deloitte sáp nhập với Touche Ross tại Hoa Kỳ, thành lập Deloitte & Touche.
Kể từ đó, Deloitte đã phát triển, mở rộng khắp thế giới trở thành một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, cung cấp một loạt các dịch vụ chất lượng, bao gồm kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn tài chính,...
CEO hiện tại của Deloitte là Joseph B. Ucuz Glu với hơn 412.000 nhân viên, quản lý (theo Forbes). Đồng thời, tính đến năm 2020, Deloitte là công ty tư nhân lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Theo Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam được thành lập vào năm 2007 với vốn điều lệ là 13 tỷ đồng.
Xem thêm:
=> TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG TRONG CV GIÚP CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
=> TỔNG HỢP 999+ MẪU CV ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte)
2.3 PriceWaterhouseCooper (PwC)
PricewaterhouseCoopers (PwC) là kết quả của cuộc sáp nhập công ty khác nhau vào năm 1988, bao gồm: Coopers & Lybrand, Price Waterhouse và William M. Mercer. Sự thay đổi này phản ánh sự hợp nhất của các đối tác chủ chốt. Vào tháng 9 năm 2020, PwC đã tiến hành định hình lại thương hiệu, quyết định rút gọn tên gọi thành PwC, thể hiện sự thay đổi, tinh thần đổi mới trong tập đoàn này.
PwC Việt Nam được thành lập vào năm 1994, bao gồm Tổng Giám đốc, 23 Phó Tổng Giám đốc và hơn 1.000 nhân sự. PwC Việt Nam có trụ sở chính tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ngoài ra, PwC Việt Nam còn có công ty luật 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp cấp phép.
PriceWaterhouseCooper (PwC)
2.4 Ernst & Young (E&Y)
Ernst & Young, viết tắt là E&Y, là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán. Ernst & Whinney là tiền thân đầu tiên của E&Y, được thành lập bởi A.C. Ernst và Arthur Young vào năm 1903. Đến năm 1989, E&Y chính thức sáp nhập từ hai công ty kiểm toán lớn là Ernst & Whinney và Arthur Young & Co. Từ đó, E&Y đã phát triển thành một trong những tập đoàn tư vấn kiểm toán hàng đầu thế giới.
E&Y cung cấp các dịch vụ bao gồm kiểm toán, tư vấn thuế, quản trị rủi ro, tư vấn tài chính và tư vấn chiến lược. Với trụ sở chính đặt tại London, Vương quốc Anh, E&Y đã xây dựng mạng lưới rộng khắp với hơn 150 quốc gia và hơn 700 văn phòng. Dưới sự lãnh đạo của CEO Carmine Di Sibio, E&Y đã thu hút một đội ngũ nhân viên ấn tượng, với quy mô lên đến 365.000 người (Theo Forbes).
Ernst & Young Việt Nam được thành lập vào năm 1992 với trụ sở chính tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, và chi nhánh ở Hà Nội. Hiện nay, Ernst & Young Việt Nam bao gồm 1.400 nhân sự bản địa và chuyên gia nước ngoài.
Ernst & Young (E&Y)
3. Tại sao các bạn trẻ mong muốn làm việc tại Big 4 kiểm toán?
3.1 Cơ hội nghề nghiệp phát triển
Một điểm cộng cực lớn khi làm việc tại Big 4 kiểm toán đó là cơ hội phát triển nghề nghiệp mở ra một tương lai đầy tiềm năng. Bởi tại các công ty Big 4 bạn không chỉ được đảm bảo sự thăng tiến sự nghiệp qua các bậc thang chức vụ, mà còn được khám phá đa dạng các lĩnh vực hoạt động như kiểm toán, tư vấn thuế, quản trị rủi ro và tài chính.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia vào các chương trình đào tạo, học hỏi liên tục từ đồng nghiệp, đối tác. Điều này giúp bạn rèn luyện, phát triển kỹ năng một cách liên tục, chuyên nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp phát triển
3.2 Học hỏi, phát triển liên tục
Một lý do quan trọng khi các bạn trẻ làm việc tại các tập đoàn Big 4 là khả năng học hỏi liên tục, nâng cao kỹ năng. Đội ngũ nhân viên tại đây luôn có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo, rèn luyện chuyên nghiệp. Để duy trì và phát triển sự nghiệp tại các tổ chức này, nhân viên thường phải đạt các chứng chỉ quan trọng như CPA, MBA, ACCA,...
Những công ty Big 4 đầu tư mạnh vào việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên thông qua các chương trình đào tạo tiên tiến. Đồng thời, đây là cũng môi trường cạnh tranh cao, nếu bạn không học hỏi, không cập nhật các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mới để đáp ứng công việc thì sẽ rất dễ bị “đào thải”.
Xem thêm:
=> KỸ NĂNG CỨNG LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CỨNG HIỆU QUẢ
=> KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ “UPDATE” BẢN THÂN MỖI NGÀY?
3.3 Uy tín và danh tiếng
Big 4 đại diện cho những tập đoàn kiểm toán hàng đầu toàn cầu, nổi tiếng với sự uy tín, danh tiếng không gì có thể thay thế trong ngành. Làm việc tại các công ty Big 4 kiểm toán không chỉ giúp bạn “làm đẹp” CV, danh tiếng của bản thân, mà còn cung cấp một nền móng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Uy tín và danh tiếng
3.4 Môi trường làm việc đa quốc gia
Các công ty kiểm toán Big 4 có mạng lưới văn phòng trải rộng khắp thế giới,tạo môi trường làm việc đa dạng, đa quốc gia. Môi trường làm việc đa quốc gia giúp nhân viên phát triển khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, học cách tương tác với người từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Vì thế, môi trường làm việc đa quốc gia tại các tập đoàn Big 4 là một trong những điểm thu hút nhiều người trẻ làm việc tại đây.
3.5 Mức lương hấp dẫn
Mức lương tại các tập đoàn Big 4 có phần “hấp dẫn” hơn so với các công ty khác trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán khác. Bên cạnh đó, Big 4 kiểm toán còn sở hữu các chế độ đãi ngộ hấp dẫn như bảo hiểm sức khỏe, chế độ nghỉ phép linh hoạt, chính sách thăng tiến rõ ràng, chương trình đào tạo chuyên môn,... Vì thế, Big 4 là một môi trường “lý tưởng” dành cho các bạn trẻ muốn phát triển sự nghiệp.
Xem thêm: TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG NET VÀ GROSS
Mức lương hấp dẫn
4. Mức lương của nhân viên Big 4 kiểm toán ở Việt Nam
Mức lương của nhân viên tại các tập đoàn Big 4 kiểm toán có thể biến đổi tùy theo vị trí, kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, mức lương của nhân viên tại Big 4 kiểm toán thường khá cạnh tranh, được đánh giá là ưu thế hơn so với các đối thủ trong ngành. Vậy mức lương của nhân viên Big 4 kiểm toán là bao nhiêu? Có thực sự “khủng” hay không?
4.1 Mức lương của thực tập sinh tại Big 4
Thường dành cho các bạn sinh viên năm 3, năm 4 hoặc mới ra trường, mức lương giao động từ 3 - 5 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cạnh tranh đối với vị trí thực tập sinh vừa học vừa làm.
Mức lương của thực tập sinh tại Big 4
4.2 Mức lương của nhân viên tại Big 4
Khi bạn làm việc với tư cách là một nhân viên chính thức tại các tập đoàn Big 4, mức lương sẽ dựa vào năng lực của bạn cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Tương ứng với các cấp độ:
- Fresher: 8 - 11 triệu VNĐ/tháng
- Junior: 10 - 15 triệu VNĐ/tháng
- Mid - level: 13 - 18 triệu VNĐ/tháng
- Senior: 15 - 20 triệu VNĐ/tháng
4.3 Mức lương của quản lý tại Big 4 kiểm toán
Đối với vị trí quản lý (Manager) tại các công ty Big 4 có thể nhận mức lương “khủng” từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm. Đây là một con số mà nhiều người trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán mơ ước. Tuy nhiên, để đạt được mức lương hấp dẫn này thì cũng yêu cầu cao về kinh nghiệm, năng lực, các đóng góp của bạn đối với doanh nghiệp.
Mức lương của quản lý tại Big 4 kiểm toán
5. Điều kiện để bạn ứng tuyển vào Big 4 kiểm toán
5.1 Học vấn
Học vấn là một yếu tố quan trọng khi bạn ứng tuyển vào các tập đoàn Big 4 kiểm toán. Thông thường, các tập đoàn này yêu cầu ứng viên có ít nhất bằng cấp Đại học hoặc Cao đẳng trong các lĩnh vực liên quan đến Kế toán, Tài chính, Kinh doanh hoặc có khả năng hiểu biết về chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, như IFRS (International Financial Reporting Standards), ISA (International Standards on Auditing).
Đối với một số vị trí quan trọng, cấp cao hơn có thể đòi hỏi ứng viên có bằng Thạc sĩ (Master's) hoặc MBA (Master of Business Administration), đặc biệt là khi bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp, đảm nhiệm các vị trí quản lý.
Điều kiện để bạn ứng tuyển vào Big 4 kiểm toán
5.2 Chứng chỉ
Sự sở hữu các chứng chỉ chuyên ngành như CMA, CPA, CFA, ACCA, CIA... đóng vai trò quan trọng trong quá trình ứng tuyển vào các tập đoàn Big 4 kiểm toán. Những chứng chỉ này không chỉ mang lại lợi thế đáng kể mà còn được đánh giá cao trong các vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán.
Hơn nữa, việc sở hữu các chứng chỉ chuyên ngành cũng mở ra cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tốt hơn. Các vị trí quản lý, chuyên gia yêu cầu kiến thức sâu rộng và năng lực đáp ứng các thách thức phức tạp trong ngành kiểm toán - tài chính.
5.3 Điểm số tốt
Trong quá trình tuyển dụng tại các công ty nhóm Big 4 như Deloitte, PwC, EY và KPMG, thì điểm số tốt cũng vô cùng quan trọng. Điểm trung bình (GPA) tối thiểu thường yêu cầu là 3.0 trên thang điểm 4.0 hoặc tương đương (GPA là một chỉ số đo lường chất lượng học tập của sinh viên trong các trường đại học).
Yêu cầu về GPA cho thấy các công ty trong Big 4 tìm kiếm những ứng viên có hiệu suất học tập tốt, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng không chỉ dựa vào GPA mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm, tinh thần làm việc tích cực và đam mê với ngành kế toán - kiểm toán. Những yếu tố này đồng thời đóng góp vào quyết định cuối cùng về việc lựa chọn nhân viên mới.
5.4 Kỹ năng làm việc
Để ứng tuyển vào các công ty Big 4 kiểm toán đòi hỏi bạn cần có sự cân đối giữa kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm quan trọng. Cụ thể:
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là nền tảng quan trọng không chỉ trong ngành kế - kiểm toán mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Khả năng lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của người khác, trình bày và truyền đạt thông tin đều đóng vai trò quan trọng.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Đa số dự án tại các công ty Big 4 được thực hiện bằng các nhóm nhỏ. Vì thế, khả năng hợp tác, chia sẻ thông tin, tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp và khả năng giải quyết xung đột đều rất quan trọng. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng cần có khi bạn muốn gia nhập vào Big 4.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình kiểm toán và tư vấn, việc giải quyết các vấn đề phức tạp là không thể tránh khỏi. Khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình huống, đưa ra giải pháp là điểm mạnh quan trọng.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Để hoàn thành các dự án trong thời hạn, đảm bảo chất lượng, bạn cần biết quản lý thời gian, công việc của mình. Điều này đòi hỏi sự tổ chức, ưu tiên công việc, khả năng thích nghi với thời gian hạn chế.
- Kỹ năng tư duy phản biện: Trong ngành kế toán và kiểm toán, khả năng tư duy phản biện là yếu tố quan trọng để đánh giá thông tin một cách khách quan, logic.
- Kỹ năng học tập chủ động: Với sự phát triển liên tục của ngành, ứng viên cần có khả năng tự học, tự đánh giá và phát triển kế hoạch học tập để cập nhật kiến thức, kỹ năng của mình.
Điều kiện để bạn ứng tuyển vào Big 4 kiểm toán
5.5 Kinh nghiệm làm việc
Thường thì, các tập đoàn Big 4 đặc biệt ưa thích tuyển dụng những chuyên gia có một vài năm kinh nghiệm trong ngành. Sự kết hợp giữa kiến thức học thuật và kinh nghiệm thực tiễn giúp ứng viên có thể bắt đầu công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các tập đoàn Big 4 vẫn thường xuyên tuyển vị trí thực tập sinh dành cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, nhằm “nuôi dưỡng nhân tài” với các chương trình đào tạo đa dạng.
5.6 Tiếng Anh tốt
Big 4 kiểm toán là môi trường làm việc đa quốc gia, do đó, yêu cầu tiếng Anh tốt là một điều cần thiết cho ứng viên. Trong ngành kiểm toán, tương tác với khách hàng, đối tác quốc tế là phổ biến và tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin khi thực hiện dự án.
Ngoài ra, tiếng Anh còn là chìa khóa để tham gia vào các dự án đa quốc gia, nơi mà ứng viên có thể làm việc với đồng nghiệp từ các quốc gia khác nhau và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của họ. Vì thế, nếu bạn muốn gia nhập Big 4 kiểm toán cũng như là phát triển sự nghiệp và tiến xa trong ngành, ứng viên cần phải có khả năng giao tiếp tốt.
Xem thêm: TỔNG HỢP 7 CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH PHỔ BIẾN NHẤT BẠN NÊN BIẾT
Điều kiện để bạn ứng tuyển vào Big 4 kiểm toán
Big 4 kiểm toán là môi trường làm việc đáng mơ ước đối với các bạn trẻ ngành kế toán, kiểm toán. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm việc, thăng tiến và phát triển bản thân nhé!