Freelancer là một công việc đang có xu hướng nở rộ trong những năm gần đây, đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới trẻ với nhiều cơ hội nghề nghiệp. Vậy nghề freelancer là gì? Top các công việc freelancer cho người mới đầu hiện nay? Cùng tìm hiểu chi tiết về công việc freelance trong bài viết chi tiết sau đây nhé!
1. Freelancer là gì?
Freelancer có thể hiểu là những người làm việc tự do, không thuộc bất kỳ công ty, tổ chức nào. Họ được trả tiền để hoàn thành công việc theo phân công hoặc dự án cụ thể, thường có thể trong vài ngày hoặc thậm chí kéo dài đến vài tháng. Công việc freelance hoàn toàn không bị giới hạn về địa điểm, thời gian làm việc.
Các freelancer hiện nay hầu hết thuộc lớp trẻ, với mong muốn làm việc một cách thoải mái, tự do. Đồng thời, họ có thể cùng lúc đảm nhận nhiều công việc freelance khác nhau để nâng cao thu nhập, tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân,...
Xem thêm: TOP 9 VIỆC LÀM FREELANCER TIẾNG ANH PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
2. Lợi ích và thách thức khi làm một Freelancer
2.1 Lợi ích
2.1.1 Sự linh hoạt
Thay vì mỗi ngày đều phải có mặt tại nơi làm việc trong khung thời gian cố định, khi trở thành một freelancer, bạn được phép lựa chọn làm việc vào khoảng thời gian mong muốn. Công việc tự do không yêu cầu thời gian làm việc khắt khe, bạn có thể vừa làm việc vừa nghỉ ngơi hoặc tìm thời gian bản thân cảm thấy tập trung nhất.
Ngoài ra, môi trường làm việc cũng không hề bó buộc khi dân freelancer có thể thoải mái, linh hoạt thay đổi địa điểm từ nhà ra quán cà phê, thư viện hay thậm chí là tranh thủ hoàn thành công việc, chạy deadline trong lúc đang đi du lịch.
2.1.2 Chủ động kiểm soát công việc
Nghề freelancer là lựa chọn lý tưởng khi cho phép bạn được toàn quyền lựa chọn công việc hay chủ dự án phù hợp, đáp ứng yêu cầu của bản thân. Hiện nay có rất nhiều công việc freelance cho người mới bắt đầu, vậy nên bạn có thể từ chối công việc không đúng chuyên môn hay mức thù lao thấp. Tất nhiên, giữa các bên không hề có bất kỳ ràng buộc gì và bạn được quyền tìm ngay công việc khác.
2.1.3 Thu nhập hấp dẫn
Công việc của một freelancer có thể mang lại cho bạn một khoản thu nhập đáng mơ ước nếu chăm chỉ và đủ giỏi. Lợi thế lớn nhất của nghề freelancer là cho phép cá nhân có thể tối ưu lịch trình của bản thân. Nếu biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, bạn hoàn toàn có thể nhận 2-3 job cùng lúc để tăng thêm nguồn thu nhập.
2.1.4 Cải thiện kỹ năng
Khi trở thành một freelancer, bạn sẽ có cơ hội được làm việc với nhiều chủ dự án và tiếp nhận yêu cầu khác nhau tùy theo từng nơi. Từ đó, bạn học được cách làm việc linh hoạt, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi các kỹ năng chuyên môn. Không chỉ vậy, làm freelancer còn giúp nâng cao các kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong quá trình tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn khác.
Xem thêm:
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN LÀ GÌ? CÁC TIPS ĐÀM PHÁN HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH
KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH: ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ, QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
2.1.5 Cơ hội làm việc rộng mở
Trong thời đại Internet phủ sóng hiện nay, hầu hết các công việc freelance được tuyển dụng theo hình thức online. Do đó, bạn có thể làm việc với các chủ dự án đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cũng như gặp gỡ nhiều người ở đa dạng các lĩnh vực, nhóm ngành liên quan. Từ đó mang đến cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp.
2.2 Thách thức
2.2.1 Đòi hỏi tinh thần kỉ luật và tự giác cao
Ưu điểm tự do về mặt thời gian của nghề freelancer đôi lúc cũng là “con dao hai lưỡi” khi khiến bạn rất dễ rơi vào tình trạng lười biếng, trì hoãn trong công việc. Nếu không biết cách quản lý thời gian, bạn sẽ không thể chủ động hoàn thành công việc đúng thời hạn hay đảm bảo hiệu quả cao nhất như trong cam kết.
Chính vì thế, mỗi người cần rèn luyện tính tự giác, đặt ra nguyên tắc làm việc cũng như học cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học và chịu trách nhiệm cập nhật, báo cáo tiến độ công việc liên tục với khách hàng.
2.2.2 Cạnh tranh cao
Môi trường freelancer mang tính cạnh tranh vì hầu như mọi người đều hội tụ đủ các kỹ năng, kinh nghiệm phong phú. Do đó, nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy khá bấp bênh và áp lực trong quá trình tìm kiếm một công việc tự do.
Để giành được mỗi dự án, freelancer luôn phải tìm hiểu kỹ về công việc, chào giá với chủ dự án cũng như không ngừng nỗ lực đem đến những dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, việc trau dồi kỹ năng và nâng cao bản thân là điều hết sức cần thiết nếu bạn muốn có chỗ đứng và tạo được giá trị thương hiệu cho bản thân.
3. Các công việc freelancer cho người mới bắt đầu tham khảo
3.1 Gia sư online – Dạy kèm trực tuyến
Nghề gia sư online đã không còn quá xa lạ trong thời buổi Internet phủ sóng hiện nay. Với các công việc freelance, bạn có thể soạn tài liệu và giảng dạy kiến thức cho học viên ở bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối mạng nên vô cùng thuận tiện. Mức thu nhập nhận được rơi vào khoảng 5-10 triệu, tùy theo từng khóa học.
Hiện tại, Langmaster cũng đang tuyển dụng các bạn freelance có đam mê công việc giảng dạy cho các vị trí giảng viên và trợ giảng, bạn có thể tham khảo thêm thông tin công việc lại link này nhé: THÔNG TIN TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN
3.2 Content Writer
Viết lách là một trong các công việc Freelancer cho người mới bắt đầu phổ biến nhất. Bởi vì việc viết content thường không yêu cầu nhiều kinh nghiệm. Bạn chỉ cần sở hữu khả năng tư duy ngôn ngữ tốt, cẩn thận trau chuốt về mặt từ ngữ. Vậy là đã đủ hành trang cơ bản để bước chân vào nghề Content Writer rồi đấy!
Ngoài ra, nghề freelance content cũng rất đa dạng về hình thức công việc như copywriting, viết blog, viết bài pr, viết bài đăng mạng xã hội,… Vậy nên các bạn freelancer mới bắt đầu cũng có nhiều cơ hội để thử nghiệm. Mức lương khởi điểm cho nghề content cũng khá ổn, khoảng từ 4-5 triệu đồng.
3.3 Freelance kế toán
Doanh nghiệp nào cũng có vị trí kế toán nhưng không phải tất cả đều có kế toán nội bộ hay có thể xử lý được hết khối lượng công việc ở văn phòng. Do đó, nhu cầu tìm kiếm freelancer kế toán trở nên tăng cao. Công việc này chủ yếu làm vào buổi tối, thời gian rảnh và không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm.
Đây là cơ hội tốt cho những ai tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, biết cách xử lý số liệu, làm bảng cân đối kế toán... Các doanh nghiệp có thể chi trả mức lương hằng tháng từ 1,000.000 – 5,000.000 VND/tháng cho mỗi hợp đồng hợp tác. Để làm tốt công việc kế toán đòi hỏi bạn phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, cẩn thận trong quá trình phân loại, sắp xếp tài liệu hồ sơ rõ ràng, minh bạch.
3.4 Digital Marketing Freelancer
Cùng với sự phát triển của Internet và các nền tảng mạng xã hội, Digital Marketing Freelancer là lĩnh vực mang đến những cơ hội không thể tuyệt vời hơn. Chạy quảng cáo, seeding, SEO, tối ưu hóa và marketing tích hợp là những công việc chủ yếu của các freelancer khi hoạt động trong môi trường này.
Mức lương Digital Marketing thay đổi dần qua các năm, độ khó của công việc theo đó cũng tăng dần theo mức độ phát triển của công nghệ. Các freelancer Digital Marketing có mức lương phụ thuộc vào số giờ họ làm việc và năng suất công việc đạt được. Tuy nhiên con số này cũng rất hấp dẫn khoảng 5 - 12 triệu đồng.
3.5 Freelancer thiết kế đồ họa
Thiết kế logo, banner hay các poster quảng cáo,… là công việc hằng ngày của các freelancer thiết kế đồ họa. Nếu bạn có đam mê về design, khả năng tư duy sáng tạo và đôi mắt thẩm mỹ thì đây chính là công việc freelance không thể bỏ qua.
Đặc thù của công việc thiết kế theo hình thức freelancer là nhận lương theo sản phẩm. Khi làm việc, bạn sẽ được thoải mái về mặt thời gian, không chịu sự gò bó như khi phải đến công ty. Ngoài ra, các freelancer sẽ được hưởng nhiều thù lao và lợi ích nếu sở hữu khả năng thiết kế tốt và nhận nhiều job cùng lúc.
3.6 Tiktok Content Creator
Nhiều cá nhân lựa chọn trở thành Tiktoker, Influencer,… hoạt động tự do, không thuộc bất kỳ tổ chức, đơn vị nào. Ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thuê freelancer Tiktok Content Creator để phát triển kênh Tiktok của họ, giúp quảng bá thương hiệu cho việc tuyển dụng nhân sự, bán các sản phẩm/ dịch vụ.
Mức thu nhập của một Tiktok Content Creator tự do rất đáng mơ ước. Nếu chỉ cần lên kịch bản với nội dung đơn giản, trung bình bạn có thể nhận được 70.000 – 200.000/kịch bản. Nếu sở hữu một lượng lớn follower và tạo clip quảng cáo sản phẩm, thu nhập của bạn có thể lên đến 5 – 20 triệu đồng/clip. Nghề này gắn liền với độ nổi tiếng, với sức ảnh hưởng càng lớn, thu nhập của bạn sẽ càng cao.
3.7 Freelancer Affiliate Marketing
Affiliate Marketing là một mô hình cộng tác viên đang trở nên phổ biến ở các shop bán hàng online hiện nay. Trong đó, Advertiser là chủ shop (hoặc doanh nghiệp, nhà cung cấp) còn các cộng tác viên được gọi là Publisher, có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và nhận hoa hồng với mỗi đơn mua thành công.
Đây là loại hình kiếm tiền online thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ vì tính hiệu quả và nhanh chóng, có cơ hội trở thành đối tác của nhiều đơn vị cung cấp, phân phối sản phẩm. Một số hình thức Affiliate Marketing phù hợp với freelancer có thể kể đến:
- Đăng ký các chiến dịch Mobile App (tải app kiếm tiền)
- Tự mua hàng qua link affiliate của bản thân
- Gửi link affiliate cho bạn bè, người thân
- Dẫn link affiliate trên các hội nhóm Facebook, kênh Youtube,...
- Sử dụng Email marketing, quảng cáo Google Adwords,...
Xem thêm: AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ
3.8 Freelancer Reviewer
Reviewer là những người chia sẻ trải nghiệm thực tế đến người xem khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó (đồ ăn, mỹ phẩm,...) dưới hình thức chữ viết hoặc sản xuất video và đăng tải lên các nền tảng xã hội. Freelancer Reviewer sẽ hoạt động tự do và có thể kiếm thêm thu nhập từ lượt người xem video.
3.9 Accountant/Financial Consultant
Nếu bạn có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản,… Accountant/Financial Consultant (Tư vấn tài chính) là một trong số các công việc freelancer cho người mới bắt đầu rất tiềm năng.
Bạn có thể nhận làm từ kế toán thuế, kế toán sổ sách cho đến các công việc liên quan đến tài chính khác. Vì yêu cầu về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cao, nghề này sẽ mang lại cho bạn mức thu nhập rất hấp dẫn, khoảng 100 USD/giờ.
3.10 Freelancer thiết kế website
Một công việc freelancer thông dụng không thể bỏ qua hiện nay chính là thiết kế website. Nếu có khả năng lập trình, thiết kế web nhưng lại không muốn làm việc tại văn phòng công ty, bạn có thể chọn hình thức tự làm việc ở nhà.
Để bắt đầu, bạn hãy chọn các trang tuyển dụng freelancer trong nước và quốc tế và đăng lên dịch vụ thiết kế website của mình. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và làm việc với nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước. Tất nhiên, yêu cầu bắt buộc là bạn cần phải giỏi tiếng Anh để trao đổi thông tin, thỏa thuận với khách hàng.
Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà bạn đưa ra các mức giá thiết kế website khác nhau. Đa số khách hàng thuê freelancer là những chủ cửa hàng, công ty nhỏ, nên sẽ không đòi hỏi quá cao về các chức năng trên website. Do đó, để có thu nhập cao hơn, bạn có thể chủ động nhận cùng lúc nhiều dự án trong một tháng.
3.11 Video Editor Freelancer
Nếu có niềm đam mê chỉnh sửa, biên tập video, bạn có thể cân nhắc đến việc trở thành một Video Editor Freelancer trong danh sách các công việc freelancer cho người mới bắt đầu này. Sau khi nhận yêu cầu từ khách hàng, bạn sẽ sử dụng các phần mềm edit video để bắt đầu cắt ghép, chỉnh sửa nội dung.
Công việc này đòi hỏi bạn phải trang bị một chiếc máy tính cấu hình đủ mạnh, cùng kỹ năng thao tác thành thạo trên các phần mềm edit video. Mức thu nhập trung bình mà một freelancer edit video có thể nhận được là từ 15-50 triệu/tháng, thậm chí lên đến 100 triệu/tháng tùy vào tính chất dự án.
3.12 Dịch thuật
Đây là công việc freelance giúp các bạn giỏi ngoại ngữ có thể “hái ra tiền” dễ dàng. Ngoài việc nâng cao thu nhập, chắc chắn bạn sẽ tiếp thu và tích lũy được không ít kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình biên, phiên dịch.
Các công ty, doanh nghiệp thường có nhu cầu thuê các freelancer để dịch thuật văn bản, tài liệu, hợp đồng, dịch sách,… Một số ngôn ngữ dịch thuật phổ biến có thể kể đến tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp,... tạo cơ hội cho các bạn làm công việc biên, phiên dịch tự do kiếm thu nhập trung bình khoảng 5-20 triệu/tháng.
3.13 Công việc trợ lý ảo
Virtual Assistant là công việc phù hợp với những ai đã từng đảm nhận vai trò trợ lý cá nhân, hành chính hoặc quản lý văn phòng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tương tự với nhiều khách hàng khác ngay tại nhà, với tư cách là trợ lý ảo freelancer.
Nhiệm vụ chính của trợ lý ảo là hỗ trợ khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại, Internet, giúp họ lập sổ sách kế toán, sắp xếp tài liệu, quản lý nội dung mạng xã hội,... Mức lương của một Virtual Assistant sẽ phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm, trình độ hiện có, dao động từ 10$ đến 60$ cho một giờ làm việc.
3.14 Freelancer chăm sóc khách hàng
Công việc chủ yếu của bạn là hỗ trợ khách hàng qua email, điện thoại hoặc chat trực tuyến, cung cấp các thông tin về sản phẩm, giải đáp thắc mắc cũng như giúp đỡ khách hàng khi họ gặp phải vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
Để trở thành một freelancer chăm sóc khách hàng, bạn cần trang bị kiến thức và kỹ năng về sản phẩm/dịch vụ một cách kỹ lưỡng. Chỉ khi nắm được toàn bộ các tính năng, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ, bạn mới có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách chính xác và chi tiết nhất.
3.15 Chuyên viên tư vấn pháp lý
Nếu đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, bạn có thể chọn con đường freelancer để cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề luật doanh nghiệp, tài sản hoặc luật hôn nhân và gia đình. Đây là công việc mang lại thu nhập rất cao, để tạo sự uy tín, trước tiên bạn nên tạo một website chia sẻ kiến thức chuyên môn.
3.16 Freelancer quản lý dự án
Đây cũng là một công việc freelancer cho người mới bắt đầu đáng tham khảo. Bạn có thể hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp quản lý các dự án bằng cách lập kế hoạch, điều phối tài nguyên, theo dõi tiến độ và đảm bảo dự án được thực hiện đúng thời hạn, đạt hiệu quả. Khi mới bắt đầu, bạn có thể nhận các dự án nhỏ và tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nâng cao kỹ năng.
Xem thêm: TOP 10+ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆU QUẢ, PHỔ BIẾN NHẤT
3.17 Freelancer tuyển dụng
Freelancer trong lĩnh vực tuyển dụng đảm nhận việc tìm ra những ứng viên phù hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp đang cần nhân sự. Nhiệm vụ chính của bạn khá đơn giản, chỉ cần cung cấp hồ sơ của các ứng viên tiềm năng, không cần chịu trách nhiệm tiến hành phỏng vấn hay các vấn đề liên quan khác.
3.18 Diễn viên lồng tiếng
Nếu có chất giọng đẹp, độc đáo, bạn có thể tự tin tìm ngay việc làm freelancer lồng tiếng cho các video minh họa, quảng cáo, sản xuất radio, ghi âm cho audiobook, video bài giảng trực tuyến hay hợp tác với chương trình truyền hình,... Đây là công việc freelancer cho người mới bắt đầu khá thú vị bạn cũng nên thử trải nghiệm!
3.19 Freelancer makeup artist
Để trở thành một chuyên viên trang điểm tự do chuyên nghiệp, bạn cần sở hữu kỹ thuật trang điểm tốt và niềm đam mê với nghề makeup. Hiện nay nhu cầu về làm đẹp, ăn diện ngày càng tăng nên đây là một công việc rất đáng để bạn xem xét.
Chỉ cần chăm chỉ, kiên trì học hỏi và nắm bắt xu hướng là bạn có thể tạo được tên tuổi, thương hiệu để khách hàng tự tìm đến bạn. Mức thu nhập trung bình của nghề makeup tầm 7-10 triệu/tháng. Với các makeup artist dân chuyên thì có thể kiếm được nhiều hơn nữa, thu nhập có thể lên tới 20-50 triệu/tháng.
3.20 Photographer
Bạn có thể thử sức với công việc chụp ảnh, quay video với một chiếc máy ảnh được đầu tư. Môi trường làm việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, thường phải di chuyển đến nhiều nơi để chụp hình, quay phim tại các sự kiện, sản phẩm, quảng cáo… nên sẽ rất thích hợp với những bạn trẻ yêu thích sự mới mẻ. Công việc freelancer này đem lại mức thu nhập hấp dẫn từ 10-30 triệu/tháng và thậm chí có thể cao hơn.
3.21 Nhập dữ liệu – Data entry freelancer
Công việc nhập dữ liệu không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, vì tính chất lặp đi lặp lại không phải vận dụng trí não nhiều. Tuy nhiên, bạn cần phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận để tránh xảy ra sai sót không đáng có. Ngoài ra, kỹ năng đánh máy thành thạo, chính xác cũng là một lợi thế giúp bạn hoàn thành tốt công việc này. Nhập dữ liệu xuất hiện trong nhiều ngành nghề như xử lý văn bản, dịch giả, đánh máy,...
3.22 Data Analyst
Công việc freelance này phù hợp với những bạn thích làm việc với những con số và có khả năng tư duy, phân tích tốt. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đang cần tìm người phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính ngân hàng, marketing, sản xuất,... do đó bạn không cần phải lo không tìm được việc.
Những công việc đơn giản như nhập dữ liệu thường được trả mức thù lao thấp. Tuy nhiên, nếu trở thành một data analyst, bạn sẽ kiếm được thu nhập $30 – $55 mỗi giờ/dự án, vì tính chất công việc này đòi hỏi kiến thức và tính chuyên môn cao.
3.23 Quản lý mạng xã hội (Social Media Manager)
Các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tìm người quản lý các trang MXH như một kênh truyền thông cũng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để tạo dựng, duy trì các tài khoản trên Instagram, Tiktok,... Nếu bạn yêu thích và có kinh nghiệm trong mảng này thì hoàn toàn có thể ứng tuyển, hỗ trợ công việc quản lý và phát triển kênh để kiếm được nhu nhập cao.
3.24 Chỉnh sửa tài liệu
Công việc freelance này tập trung vào chỉnh sửa tổng thể nội dung tài liệu và kiểm tra câu từ đúng cấu trúc, trôi chảy, không sai lỗi chính tả. Một biên tập viên giỏi sẽ đưa ra ý kiến giúp cải thiện nội dung của tài liệu sao cho dễ đọc, dễ hiểu. Bạn cần có một một đôi mắt tinh tường để có thể xem xét toàn bộ chi tiết và phát hiện ra bất kỳ lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp nào một cách kịp thời.
4. Một số trang web freelancer dành cho người mới bắt đầu
4.1 Upwork
Là trang web tìm kiếm công việc freelance lớn nhất hiện nay, Upwork hỗ trợ nhiều dự án với quy mô và lĩnh vực đa dạng như lập trình website, viết lách, dịch thuật, thiết kế, marketing, dịch vụ khách hàng, kế toán, nhân sự,…
Ưu điểm của Upwork là sở hữu hệ thống bảo mật thanh toán an toàn, đảm bảo chi trả đầy đủ cho công việc bạn đã làm. Trước khi bắt đầu, chủ dự án sẽ tiến hành thanh toán cho Upwork và khoản tiền này sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của bạn sau khi công việc hoàn thành.
Vì số lượng tài khoản người dùng rất lớn, bạn cần làm hồ sơ của mình đủ ấn tượng để nhận được sự phê duyệt từ Upwork. Khi làm công việc freelance này, bạn sẽ phải trả 10% phí dịch vụ cho khoản thu nhập bạn kiếm được từ Upwork.
4.2 People Per Hour
PeoplePerHour cho phép các freelancer tạo tài khoản và hồ sơ miễn phí. Sau khi hồ sơ mới được quản trị viên phê duyệt, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm công việc phù hợp, cũng như cho phép chủ dự án xem được hồ sơ của bạn. Bạn cũng sẽ thường thấy chủ dự án đăng tải cụ thể về mức ngân sách họ sẽ chi trả cho mỗi dự án.
Các công việc trên PeoplePerHour rất đa dạng, từ lập trình, thiết kế, content writing đến dịch thuật, lồng tiếng... Phí trung gian bạn cần trả sẽ được tính như sau:
- 20% cho mỗi 250 Bảng Anh bạn kiếm được từ mỗi khách hàng.
- Sau đó giảm còn 7.5% khi bạn kiếm được từ 250 - 5000 Bảng Anh.
- 3.5% khi bạn kiếm vượt 5000 Bảng Anh từ mỗi khách hàng.
4.3 Fiverr
Fiverr là một trong những website đáng tin cậy để bạn tìm kiếm các công việc freelancer cho người mới bắt đầu với nhiều dự án đa dạng từ sáng tạo nội dung, sản xuất video đến dịch thuật, thiết kế ứng dụng,...
Freelancer sẽ chủ động đăng tải dịch vụ mình cung cấp và báo giá cụ thể trên Fiverr. Các khách hàng có thể nghiên cứu hồ sơ và chọn dịch vụ của bạn nếu cảm thấy phù hợp. Phí dịch vụ phải trả là 20% mức thù lao bạn được nhận từ khách hàng.
4.4 Freelancer
Freelancer là một trang web hỗ trợ tìm kiếm công việc tự do với giao diện thân thiện với người dùng. Bạn có thể đăng ký tài khoản trên Freelancer một cách dễ dàng qua Facebook và liệt kê tối đa 20 kỹ năng công việc bạn hiện có. Sau đó, Freelancer sẽ tự động đưa ra một số gợi ý công việc phù hợp nhất với bạn.
Trang web này có lợi cho các chủ dự án vì họ có thể đăng tải một cuộc cạnh tranh đấu giá công khai, cho phép nhận được nhiều ý tưởng khác nhau từ các freelancer. Tiếp đó, họ sẽ chỉ phải thanh toán cho một ý tưởng mà họ cảm thấy ưng ý nhất.
Freelancer.com tạo ra một môi trường cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sự phát triển và đổi mới liên tục trong cộng đồng người làm việc tự do. Phí dịch vụ cần trả cho các dự án ở mức cố định là 10% hoặc 5 USD.
4.5 Toptal
Toptal tạo ra một mạng lưới kết nối chủ dự án và các freelancer trình độ cao trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm, chuyên gia tài chính, thiết kế, quản lý dự án. Nền tảng này nổi bật với quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt, sàng lọc những ứng viên ưu tú nhất (chỉ 3%) nhằm đảm bảo chất lượng lao động trong cộng đồng.
Khác với những nền tảng khác, Toptal sẽ thu phí dịch vụ từ chủ dự án thay vì những người làm việc tự do. Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ nhận được 100% mức thù lao do chủ dự án chi trả cho công việc mình đã làm.
Xem thêm: TỔNG HỢP 15+ TRANG TÌM VIỆC UY TÍN NHẤT TẠI VIỆT NAM
5. Lưu ý dành cho freelancer “mới vào nghề”
5.1 Xác định kỹ năng và lĩnh vực chuyên môn
Để trở thành một freelancer giỏi, trình độ chuyên môn cao trong công việc là điều không thể thiếu. Trước tiên, bạn cần xác định lĩnh vực chuyên môn bản thân muốn theo đuổi và tập trung trau dồi các kỹ năng liên quan. Trong quá trình làm việc, hãy cố gắng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để ngày càng nâng cấp bản thân.
Ví dụ: Nếu muốn trở thành một freelancer content, bạn có thể bắt đầu bằng việc làm cộng tác viên, chọn viết nội dung trên mạng xã hội (ví dụ như Facebook). Để tăng độ tương tác cho bài viết, các kiến thức về marketing, cách dẫn dắt, tạo vấn đề, nắm bắt xu hướng... là những điều bạn bắt buộc phải trang bị.
5.2 Xây dựng mạng lưới công việc
Mặc dù các freelancer có thể tìm công việc tự do ở rất nhiều trang web khác nhau nhưng để gắn bó với nghề lâu dài, bạn cần phải xây dựng giá trị cho bản thân. Đừng chỉ chăm chăm làm việc để nhận tiền, vì điều bạn hướng đến là sự phát triển lâu dài.
Hãy cố gắng xây dựng một mạng lưới networking để tăng cơ hội nhận job sau này. Ngoài ra, đừng quên tìm kiếm những cơ hội quảng bá bản thân. Một khi đã tạo được sự uy tín trong cộng đồng, công việc chẳng mấy chốc sẽ tự động tìm đến bạn.
5.3 Quản lý thời gian và chủ động trong công việc
Nghề freelancer cho phép bạn có quyền tự chủ trong công việc. Tuy nhiên, nếu không có sự kỷ luật và khả năng quản lý thời gian hiệu quả, bạn sẽ không tránh khỏi việc trễ deadline hoặc không đảm bảo chất lượng công việc như mong đợi.
Vì không có sự quản lý từ cấp trên, khi làm freelancer bạn sẽ phải chủ động sắp xếp mọi thứ để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ. Hãy tự đặt ra cho bản thân một khung giờ làm việc bạn cảm thấy tập trung nhất, sắp xếp các đầu việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, đồng thời cho bản thân khoảng nghỉ hợp lý để cân bằng và tiếp tục sau đó. Bạn nên nhớ nghề freelancer “tự do cũng có nghĩa là tự lo”.
5.4 Tìm hiểu kỹ đơn vị tuyển dụng
Hiện nay, hình thức tuyển dụng qua mạng xã hội ngày càng phổ biến, kéo theo đó là nhiều đối tượng xấu giả danh các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện hành vi lừa đảo. Tình trạng này không hề hiếm gặp trên nền tảng như Facebook.
Do đó, bạn cần phải tìm hiểu kỹ bên tuyển dụng là ai, hoạt động có hợp pháp hay không bằng cách tra cứu thông tin trên Google, hỏi mọi người trong cộng đồng việc làm,... Đặc biệt tránh hình thức tuyển freelancer phải nộp một khoản phí đầu vào mới được nhận việc vì đây chính là dấu hiệu của hành vi lừa đảo.
5.5 Chọn không gian làm việc phù hợp
Dù biết rằng làm nghề freelancer, bạn được quyền thoải mái chọn làm việc ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, tiến độ công việc, bạn cần tìm một không gian tương đối yên tĩnh để dễ tập trung. Ngoài làm việc tại nhà, bạn có thể đến thư viện, quán cà phê,... những nơi không quá đông người để thay đổi không khí.
Bài viết trên đã tổng hợp khá chi tiết và đầy đủ top các công việc freelancer cho người mới bắt đầu để bạn đọc tham khảo. Hy vọng qua đây, mọi người sẽ tìm được một công việc freelance phù hợp để vừa có thêm nguồn thu nhập, vừa phát huy được những sở trường và tài năng của bản thân nhé!