Trong cuộc sống, tinh thần kỷ luật là thứ giúp chúng ta đi vào nề nếp, hình thành những thói quen tốt để trở thành một phiên bản tốt hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng tính kỷ luật không hề dễ dàng và đòi hỏi phải có sự kiên trì. Cùng tham khảo bài viết sau đây của Langmaster để nắm được các cách kỷ luật bản thân sao cho hiệu quả và duy trì trong thời gian dài nhé!
1. Kỷ luật bản thân là gì?
Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát suy nghĩ và biết tiết chế hành vi của bản thân một cách có mục đích. Xây dựng các quy tắc nhất định và buộc bản thân phải tuân theo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tính kỷ luật cần mất nhiều thời gian để hình thành nhằm chống lại những sở thích, ham muốn và cám dỗ tức thời.
Như vậy, có thể thấy 2 đặc điểm cơ bản của tính kỷ luật bản thân gồm có:
- Chống lại thỏa mãn cá nhân
- Kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra trong thời gian dài.
Một hành động tự phát tại một thời điểm nhất định, không tuân theo quy tắc nào thì không được coi là kỷ luật bản thân. Kỷ luật bản thân không phải là điều ai cũng có thể làm được, vì nó thường phá vỡ những thói quen cũ, đi ngược lại những sở thích, mong muốn vốn có của một người.
Một người thiếu tính kỷ luật thường khó đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ động lực để sống một cuộc đời theo kỷ luật. Nếu bạn muốn thay đổi bản thân thì cần sẵn sàng đối mặt với khó khăn và chống lại cám dỗ, học hỏi những nguyên tắc cơ bản để hình thành tính kỷ luật bản thân.
Xem thêm: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? 7 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHANH CHÓNG
2. Biểu hiện của tinh thần kỷ luật bản thân
Vậy thế nào được coi là biết kỷ luật bản thân? Kỷ luật là một quá trình rèn luyện, tạo ra các quy tắc mang tính bắt buộc, kiểm soát để bạn không dễ dàng buông thả bản thân. Một người xây dựng kỷ luật bản thân tốt sẽ có những đặc điểm sau:
2.1 Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Một người sống có kỷ luật sẽ biết mục tiêu họ cần hướng tới là gì và làm cách nào để đạt được điều đó. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp chúng ta nghiêm túc thực hiện, sẵn sàng tìm mọi cách để vượt qua khó khăn và hoàn thành trong thời gian đề ra. Kỷ luật bản thân sẽ đưa bạn vào một guồng quay vận hành có hệ thống, nhất quán.
2.2 Có tính kiên trì
Kỷ luật bản thân thể hiện rõ ở tính kiên trì, bền bỉ. Khi quyết tâm làm một việc gì đó, bạn cần nỗ lực tiến tới, dành nhiều thời gian và công sức, không dễ dàng chùn bước trước khó khăn. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể phá vỡ giới hạn hiện tại của bản thân, tự tạo ra tính kỷ luật cao độ và vươn đến cái đích thành công.
2.3 Tự kiểm soát
Khi nhắc đến kỷ luật bản thân, chúng ta không thể bỏ qua tính tự kiểm soát. Điều này thể hiện ở việc bạn dũng cảm đi ngược lại những ham muốn cơ bản của bản thân. Ví dụ: Không rượu chè quá nhiều, không thức khuya lướt mạng xã hội…
Nếu không thể kiểm soát tốt chính mình, bạn sẽ rất dễ buông thả và dễ dàng chiều theo những nhu cầu không chính đáng. Và rõ ràng, một người có tính kỷ luật cao biết cách để vượt qua những ham muốn và đạt được thành công.
Xem thêm: KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? 12+ KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ TRONG CÔNG VIỆC
2.4 Ít bị phân tâm, quấy nhiễu
Nếu không dần tập tính kỷ luật cho bản thân, chúng ta sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Khi đã vạch ra kế hoạch và dự định cần làm, để có thể hoàn thành đúng hạn và đạt kết quả tốt, bạn cần tránh xa những thứ khiến bản thân bị phân tâm. Hãy cố gắng tạo sự kỷ luật bằng những thói quen như tắt các thiết bị điện tử trong quá trình học tập, làm việc; hoàn thành từng việc theo thứ tự ưu tiên…
2.5 Lặp đi lặp lại một công việc
Cuối cùng, để thay đổi thói quen cũ, xây dựng nếp sống mới có tính kỷ luật hơn, bạn cần thực hành thường xuyên một công việc hoặc nhiệm vụ, duy trì trong thời gian dài. Ví dụ: Nếu bạn đặt mục tiêu giảm cân trong 3 tháng thì trong suốt khoảng thời gian đó, bạn cần đảm bảo ngày nào cũng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ cũng như tập thể dục, thể thao đều đặn thì mới có thể thấy kết quả.
3. Vì sao cần xây dựng kỷ luật bản thân?
Những nỗ lực thay đổi thói quen cũ, rèn luyện tính kỷ luật đúng đắn của bạn nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng. Dưới đây sẽ là một số lý do vì sao chúng ta cần biết kỷ luật bản thân:
- Nhận được sự tin tưởng từ người khác: Đây là điều chắc chắn vì không ai có thể đi giao những nhiệm vụ, công việc quan trọng cho một kẻ lười biếng, thiếu kỷ luật. Vì vậy, khi đưa bản thân vào trong khuôn khổ kỷ luật, bạn sẽ tự khắc nhận được sự tin tưởng của người khác vì gắn với tính trách nhiệm cao.
- Tự kiểm soát cảm xúc: Đa số những ai biết cách kỷ luật bản thân thì thường là người có khả năng kiểm soát cảm xúc. Trong cuộc sống, việc biết kiềm chế những cơn nóng giận, cảm xúc nhất thời là điều vô cùng cần thiết. Bạn sẽ bình tĩnh suy xét mà không quyết định vội vàng hay thiếu sáng suốt.
- Đạt được mục tiêu đặt ra: Rõ ràng là để đạt được bất cứ mục tiêu trong cuộc sống, chúng ta cần không ngừng hành động và tuân theo kế hoạch đã đặt ra. Và kỷ luật bản thân chính là một phần không thể thiếu để bạn có thể liên tục giữ được định hướng ban đầu, phấn đấu mà không chùn bước.
- Loại bỏ những thói quen xấu: Một khi đã có ý thức và rèn luyện được tính tự giác thì các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Một số thói quen xấu vốn có trong cuộc sống hàng ngày của bạn như ngủ nướng, thức khuya, lười vận động, trì hoãn… sẽ dần dần biến mất.
Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG TRONG CV GIÚP CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
4. Các cách kỷ luật bản thân hiệu quả
Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản giúp bạn kỷ luật bản thân một cách hiệu quả:
4.1 Đưa ra mục tiêu rõ ràng
Việc định hình được mình muốn làm gì, đạt được điều gì trong tương lai sẽ giúp bạn bước đầu đưa bản thân vào sự kỷ luật. Mục tiêu càng cụ thể và rõ ràng, bạn càng có thêm động lực và quyết tâm để thực hiện. Vì vậy để có thể bắt đầu rèn luyện tính tự giác, trước tiên bạn hãy thử suy nghĩ và viết ra mục tiêu trong thời gian gần nhất.
Để đặt ra một mục tiêu phù hợp, tạo động lực phát triển bản thân và xây dựng tính kỷ luật tốt, bạn có thể thử tham khảo qua mô hình SMART:
- S = Specific (Tính cụ thể): Hãy cố gắng đặt ra mục tiêu cụ thể nhất có thể. Vì bạn sẽ có hướng đi đúng đắn và hình dung được mình cần làm gì.
- M = Measurable (Tính đo lường được): Bạn có thể đưa ra số liệu kèm theo khi xác định mục tiêu để tránh sự mơ hồ khi tính toán.
- A = Achievable (Tính khả thi): Cần cân nhắc xem mục tiêu của bạn có thể đạt được hay không? Mục tiêu không vượt quá khả năng của bản thân, cần có sự thách thức để tạo động lực nhưng không thể viển vông, quá sức.
- R = Realistic (Tính thực tế): Bạn cần xem xét hoàn cảnh thực tế của bản thân, các điều kiện sẵn có để có thể xác định mục tiêu phù hợp với thực tế.
- T = Timely (Thời gian): Để bản thân trở nên kỷ luật và nghiêm túc hơn, hãy đặt ra mốc thời gian hoàn thành, đảm bảo đúng hạn, không câu giờ.
4.2 Làm việc có kế hoạch cụ thể
Làm việc có kế hoạch cụ thể chính là nguyên tắc tiếp theo khi muốn rèn tính kỷ luật. Khi đã có mục tiêu, hãy hiện thực hóa bằng việc lập ra một kế hoạch hành động chi tiết, giúp bản thân biết nên làm những việc gì, ưu tiên thứ tự công việc như thế nào.
Một mục tiêu lớn có thể chia nhỏ ra thành mục tiêu phụ hoàn thành theo từng giai đoạn thời gian khác nhau. Và tất nhiên, khi đã vạch ra một kế hoạch kỹ lưỡng như vậy, bạn sẽ tự giác hình thành thói quen dựa vào “kim chỉ nam” đã có sẵn, lần lượt chinh phục từng cột mốc và đạt được mục tiêu bản thân luôn hướng tới.
Xem thêm: NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở ỨNG VIÊN? 10 ĐIỀU GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
4.3 Hành động ngay lập tức
Một trong những kẻ thù của kỷ luật bản thân chính là tính trì hoãn. Bạn cần thay đổi tư duy “để mai làm” và bắt tay vào hành động ngay lập tức. Với bất kỳ công việc nào, dù là nhỏ nhất, hãy tập cho bản thân thói quen giải quyết nó ngay khi có thể. Vì chỉ cần trì hoãn, bạn sẽ vô tình dần dần đánh mất nguồn năng lượng tích cực.
4.4 Duy trì thói quen
Để có thể thực hành kỷ luật bản thân, chúng ta cần phải hành động liên tục và có tính nhất quán. Bất kể nguyên nhân là gì, khó khăn ra sao, bạn hãy cố gắng tìm ra hướng giải quyết, tiếp tục thực hiện những gì còn dang dở. Đừng tìm cớ để thoái thác hoặc lười biếng, có như vậy bạn mới rèn luyện cho mình tính kỷ luật tốt.
4.5 Tránh xa những cám dỗ
Nguyên tắc tự kỷ luật tiếp theo bạn cần biết là tránh xa những cám dỗ. Là con người, bất kỳ ai cũng đều có những mong muốn và sở thích riêng. Và tất nhiên sẽ có vô số cám dỗ ngoài kia khiến bạn chao đảo và dễ dàng bị cuốn theo. Cách tốt nhất mà bạn nên làm là cố gắng tránh xa chúng. Vì dù có đủ mạnh mẽ để vượt qua, bạn cũng sẽ vì thế mà bị phân tâm và mất tập trung vào công việc đang làm.
4.6 Tập trung vào công việc
Nguyên tắc cần có tiếp theo để tạo tính tự kỷ luật là tập trung vào một công việc nhất định. Hãy tạo list các việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành từng việc một, có kế hoạch và kỷ luật cao.
4.7 Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi
Rèn luyện bản thân là một quá trình đòi hỏi thời gian và cần rất nhiều sự cố gắng. Do đó, nếu bạn đã đặt ra một guồng quay cố định và sắp xếp mọi công việc theo trật tự để thực hiện hàng ngày, thì cũng đừng lo lắng khi thỉnh thoảng bạn cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi và nhìn nhận lại chính mình trong suốt một khoảng thời gian.
Biết cách cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi cũng là một biểu hiện cho thấy bạn biết tự kỷ luật, cho phép mình khi nào được nghỉ, khi nào lại tiếp tục vì công việc. Tất nhiên, bạn không thể phá vỡ các quy tắc mà bản thân đã đặt ra. Hãy cho mình thời gian rảnh rỗi nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng, tiếp tục hành trình tiếp theo.
4.8 Tự thưởng cho bản thân
Rèn luyện kỷ luật là một quá trình không hề dễ dàng, do đó những nỗ lực của bạn hoàn toàn đáng được tán dương. Mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nào đó, dù lớn hay nhỏ, bạn có thể tự tưởng cho bản thân một phần quà. Cách này sẽ tạo ra cho bạn có thêm nhiều động lực hơn để phát triển bản thân và tiến lên phía trước.
4.9 Tìm bạn đồng hành
Nguyên tắc cuối cùng của kỷ luật bản thân là tìm cho mình một người đồng hành. “Muốn đi xa hãy đi cùng nhau.”- Hãy tìm cho mình những người bạn cùng chí hướng, chung mục đích để cùng nhau cố gắng. Họ sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và động lực để tiếp tục xây dựng tính kỷ luật bản thân trong thời gian dài.
Hãy chắc chắn rằng người đồng hành bên bạn cũng có khả năng tự kiểm soát, tinh thần tự giác cao. Chỉ khi đó, bạn mới có động lực để phấn đấu và hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất. Nếu chọn một người chỉ biết trì hoãn và vô kỷ luật, bạn sẽ rất dễ chán nản và sa đà như vậy.
Vậy là, bài viết trên của Langmaster đã tổng hợp những kiến thức hữu ích về các cách kỷ luật bản thân, rèn luyện tính tự giác một cách hiệu quả. Hy vọng với các nguyên tắc đã nêu ra, bạn có thể tự mình xây dựng một lối sống kỷ luật, phù hợp với những mục tiêu, dự định đã đặt ra. Chúc các bạn thành công nhé!
Xem thêm: