Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hoá thì đàm phán bằng tiếng Anh là một phần không thể thiếu, đặc biệt khi bạn làm trong các doanh nghiệp hoặc đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, có những nguyên tắc khi đàm phán bằng tiếng Anh nào? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng đàm phán tiếng Anh? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
1. Nguyên tắc vàng giúp đàm phán bằng tiếng Anh thành công
1.1 Nghiên cứu về đối tác
Trước khi bắt đầu quá trình đàm phán, điều đầu tiên bạn cần làm chính là nghiên cứu về đối tác của mình, bởi “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ về các thông tin cơ bản của đối tác, phong cách làm việc, doanh nghiệp, tình hình kinh doanh,... Từ đó, có thể đưa ra các đề xuất phù hợp nhất, hạn chế việc tranh luận hoặc bất đồng quan điểm.
Nghiên cứu về đối tác
1.2 Xác định mục tiêu và giới hạn
Ở mỗi cuộc đàm phán, bạn cần đặt rõ về mục tiêu mà bạn muốn đạt được, đồng thời xác định giới hạn để chắc chắn bạn không vượt qua điều kiện cho phép của doanh nghiệp.
1.3 Xây dựng kế hoạch đàm phán
Để đảm bảo buổi đàm phán diễn ra hiệu quả nhất thì bạn cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể. Bao gồm các mục tiêu, nội dung đàm phán, thời gian, cách tiếp cận với đối tác,... Những điều này sẽ giúp bạn đảm bảo quá trình đàm phán diễn ra hiệu quả, thành công.
Xây dựng kế hoạch đàm phán
1.4 Không đưa ra lời đề nghị đầu tiên
Trong một số trường hợp, không đưa ra lời đề nghị đầu tiên khi đàm phán có thể là một chiến lược hữu ích cho bạn. Việc này cho phép thu thập thông tin kỹ lưỡng hơn, đánh giá tình hình một cách cẩn thận và giúp tăng lợi thế cạnh tranh trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, việc không đưa ra lời đề nghị trước cũng tạo ra sự linh hoạt trong quá trình đàm phán và làm tăng sự quan tâm và sức ép từ phía đối tác
Xem thêm:
HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CÔNG SỞ NHANH CHÓNG VỚI 200 MẪU CÂU THÔNG DỤNG
CÁCH GIỚI THIỆU CÔNG VIỆC BẰNG TIẾNG ANH NGẮN GỌN, CHUYÊN NGHIỆP
1.5 Đặt câu hỏi hiệu quả
Để cho cả hai bên hiểu rõ về nhau, hiểu rõ về quyền lợi và điều khoản hợp đồng thì hãy đặt câu hỏi một cách hiệu quả. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn đào sâu vào vấn đề, tìm ra cách khắc phục hoặc phương án dự phòng khi cần thiết.
Đặc biệt, đặt câu hỏi khi phỏng vấn tiếng Anh sẽ giúp xây dựng môi trường tương tác qua lại, tin tưởng lẫn nhau, thúc đẩy đàm phán thành công.
Đặt câu hỏi hiệu quả
1.6 Rèn luyện kỹ năng đàm phán bằng tiếng Anh
Không phải tự nhiên mà bạn sở hữu được kỹ năng đàm phán bằng tiếng Anh tốt, thay vào đó bạn cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện và cải thiện mỗi ngày. Đầu tiên, hãy cải thiện kỹ năng tiếng Anh bằng cách cải thiện kỹ năng nghe - nói qua các tài liệu, podcast hoặc tham gia các lớp học giao tiếp dành cho người đi làm của Langmaster. Đây là trung tâm tiếng Anh giao tiếp hàng đầu với 15 năm kinh nghiệm cùng phương pháp dạy giúp bạn rèn luyện khả năng phản xạ tiếng Anh hiệu quả.
1.7 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng giúp bạn truyền đạt thông điệp, thể hiện sự tự tin của bản thân. Vì thế, đừng quên sử dụng các ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ tay, cách di chuyển để thể hiện sự tích cực, chuyên nghiệp của mình khi đàm phán với đối tác nhé!
Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC MẪU BIÊN BẢN CUỘC HỌP HOÀN CHỈNH, CHÍNH XÁC NHẤT HIỆN NAY
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
2. Tổng hợp các mẫu câu đàm phán bằng tiếng Anh thông dụng
2.1 Mẫu câu tiếng Anh nêu mục đích của buổi đàm phán, thương lượng
- The purpose of today's meeting is…: Mục đích của cuộc họp hôm nay là….
- Before we dive in, let's outline our main objectives for today's discussion: Trước khi đi sâu vào nội dung, hãy phác thảo các mục tiêu chính của cuộc thảo luận ngày hôm nay.
- The goal of our discussion today is…: Mục tiêu của cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay là…
- Today's meeting is intended to…: Cuộc họp hôm nay nhằm mục đích…
- Our aim today is…: Mục đích của chúng tôi ngày hôm nay là…
- We are gathered here today to…: Chúng ta đã tụ họp ở đây hôm nay để….
2.2 Mẫu câu tiếng Anh đưa ra gợi ý
- I would like to suggest that….: Tôi muốn gợi ý rằng…
- Regarding your proposal, our position is…: Về đề xuất của bạn, quan điểm của chúng tôi là…
- I'd like to propose that…: Tôi muốn đề xuất rằng…
- Considering our goals, we suggest that…: Xem xét mục tiêu của chúng tôi, chúng tôi đề nghị rằng...
- There are several options you can consider in terms of adjusting the terms of the contract: Có một số lựa chọn bạn có thể xem xét trong việc điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng.
- One option to consider is…: Một lựa chọn cần xem xét là…
Mẫu câu tiếng Anh đưa ra gợi ý
2.3 Mẫu câu thể hiện sự đồng tình, đồng ý
- I'm in complete agreement with what you've suggested: Tôi đồng ý hoàn toàn với những gì bạn đã đề xuất.
- I agree with you on that point: Về điểm đó, tôi đồng ý với ông/bà.
- That’s a fair suggestion: Đó là một đề xuất hợp lý.
- I think we can both agree that…: Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều đồng ý rằng…
- I don’t see any problems with/ harm in…: Tôi không thấy có bất cứ vấn đề gì trong việc…
- Absolutely, I couldn’t agree more: Tất nhiên, tôi không đồng ý hơn được nữa.
- Your perspective aligns with mine: Quan điểm của bạn khớp với quan điểm của tôi.
- It seems like we're in accordance on this issue: Có vẻ như chúng ta đồng ý với nhau về vấn đề này.
Xem thêm: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG LÀ GÌ? HIỂU RÕ VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.4 Mẫu câu tiếng Anh thể hiện sự không đồng ý
- I take your point, however, I have a different perspective on this matter: Tôi hiểu ý bạn, tuy nhiên, tôi có quan điểm khác về vấn đề này.
- I’m afraid that’s not acceptable to us. We need to find a solution that meets both our needs: Tôi e rằng điều đó không được chúng tôi chấp nhận. Chúng ta cần phải tìm ra một giải pháp đáp ứng cả hai nhu cầu của chúng ta.
- I’m afraid we can’t agree with you there. Our priorities lie elsewhere: Tôi e rằng chúng tôi không thể đồng ý với bạn ở đó. Ưu tiên của chúng tôi nằm ở nơi khác.
- I’m afraid we have some reservations on that point… Perhaps we could explore other options: Tôi e rằng chúng ta có một số e dè về thời điểm đó... Có lẽ chúng ta có thể khám phá các lựa chọn khác.
- That’s not exactly as we see it. Could we discuss other perspectives?: Điều đó không chính xác như chúng tôi thấy. Chúng ta có thể thảo luận về các quan điểm khác không?
- Is that your best offer? We were hoping for something more favorable: Đó có phải là đề nghị tốt nhất của bạn không? Chúng tôi hy vọng có điều gì đó thuận lợi hơn.
- I’m prepared to compromise, but we need to ensure it's fair to both parties: Tôi đã chuẩn bị để thỏa hiệp, nhưng chúng ta cần phải đảm bảo nó công bằng cho cả hai bên.
Mẫu câu tiếng Anh thể hiện sự không đồng ý
2.5 Mẫu câu thể hiện sự nhượng bộ bằng tiếng Anh
- We understand your concerns, and we're willing to be flexible on this matter: Chúng tôi hiểu mối quan tâm của bạn và chúng tôi sẵn sàng linh hoạt trong vấn đề này.
- Let's see if we can find a middle ground that satisfies both parties: Hãy xem liệu chúng ta có thể tìm được một giải pháp trung gian làm hài lòng cả hai bên hay không?
- We're willing to make concessions to reach a mutually beneficial agreement: Chúng tôi sẵn sàng nhượng bộ để đạt được thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.
- We appreciate your proposal and are open to exploring options that work for both of us: Chúng tôi đánh giá cao đề xuất của bạn và sẵn sàng khám phá các lựa chọn phù hợp với cả hai chúng tôi.
- We're open to negotiation and are willing to listen to your suggestions: Chúng tôi sẵn sàng đàm phán và sẵn sàng lắng nghe đề xuất của bạn.
2.6 Mẫu câu tiếng Anh thương lượng
- In exchange for extending the contract duration, would you agree to a slightly higher price?: Đổi lại việc gia hạn thời gian hợp đồng, bạn có đồng ý trả một giá cao hơn một chút không?
- If we lower the quantity, would you be willing to consider reducing the cost per unit?: Nếu chúng tôi giảm số lượng, bạn có sẵn lòng xem xét giảm chi phí trên mỗi đơn vị không?
- We're prepared to accept your proposal; however, could we discuss adjusting the delivery schedule?: Chúng tôi sẵn lòng chấp nhận đề xuất của bạn; tuy nhiên, có thể chúng ta thảo luận về việc điều chỉnh lịch giao hàng không?
- We're willing to provide a discount on bulk orders. In return, could we negotiate a longer-term contract?: Chúng tôi sẵn lòng cung cấp giảm giá cho các đơn đặt hàng số lượng lớn. Đổi lại, có thể chúng ta thương lượng một hợp đồng dài hạn hơn không?
- If we agree to the proposal, could we discuss potential discounts for future orders as well?: Nếu chúng tôi đồng ý với đề xuất, có thể chúng tôi thảo luận về các khuyến mãi tiềm năng cho các đơn hàng trong tương lai không?
- We're open to considering your proposal, provided that we have the option for future upgrades. Would you agree?: Chúng tôi sẵn lòng xem xét đề xuất của bạn, miễn là chúng tôi có tùy chọn cho các nâng cấp trong tương lai. Bạn có đồng ý không?
- We understand your need for a lower price. However, could we discuss potential upgrades or added features?: Chúng tôi hiểu nhu cầu của bạn về một giá thấp hơn. Tuy nhiên, có thể chúng ta thảo luận về các nâng cấp tiềm năng hoặc tính năng bổ sung không?
Xem thêm: TÂM LÝ KHÁCH HÀNG LÀ GÌ? NHỮNG THỦ THUẬT NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG
Mẫu câu tiếng Anh thương lượng
2.7 Mẫu câu tiếng Anh chốt giá
- I’m afraid we can only go as low as $X: Tôi e rằng chúng ta chỉ có thể đi đến mức thấp nhất là $X.
- From where we stand, an acceptable price would be $Y: Từ phía chúng tôi, một mức giá có thể chấp nhận được sẽ là $Y.
- We've carefully assessed our costs and believe $A is the fairest price: Chúng tôi đã cẩn thận đánh giá các chi phí của chúng tôi và tin rằng $A là mức giá công bằng nhất.
- After careful deliberation, $L is the price that aligns with our objectives: Sau khi xem xét cẩn thận, $L là mức giá phù hợp với các mục tiêu của chúng tôi.
- We've reviewed our budget constraints, and $H is the maximum we can offer: Chúng tôi đã xem xét các hạn chế về ngân sách của chúng tôi, và $H là mức tối đa mà chúng tôi có thể đề xuất.
- Given the quality of our product, we believe $D is a competitive price: Với chất lượng của sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi tin rằng $D là một mức giá cạnh tranh.
2.8 Mẫu câu kết thúc đàm phán bằng tiếng Anh
- It sounds like we’ve found some common ground, which is a positive step forward: Có vẻ như chúng ta đã tìm thấy một số điểm chung, điều đó là một bước tiến tích cực.
- I’m willing to leave things there if you are, and we can proceed accordingly: Tôi sẵn lòng để mọi thứ ở đó nếu bạn, và chúng ta có thể tiến hành theo đúng như vậy.
- I'm satisfied with the outcome, and I hope you feel the same way: Tôi hài lòng với kết quả, và tôi hy vọng bạn cũng cảm thấy như vậy.
- It's been a productive negotiation, and I believe we've reached a favorable conclusion: Đây là một cuộc đàm phán sản xuất, và tôi tin rằng chúng ta đã đạt được một kết luận có lợi.
- It seems we've come to a satisfactory agreement. Shall we proceed accordingly?: Có vẻ như chúng ta đã đạt được một thỏa thuận hài lòng. Chúng ta sẽ tiến hành theo đúng như vậy?
- Thank you for a productive negotiation. Let's finalize the details and proceed as agreed: Cảm ơn bạn vì một cuộc đàm phán sản xuất. Hãy hoàn thiện các chi tiết và tiến hành theo như đã thỏa thuận.
Mẫu câu kết thúc đàm phán bằng tiếng Anh
3. Mẹo nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả
3.1 Làm người chèo lái cuộc đàm phán
Trong một cuộc đàm phán, bạn hãy là người chèo lái, điều hành, điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, để có thể “chèo lái” tốt thì bạn cần có khả năng khéo léo, sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề tốt.
Làm người chèo lái cuộc đàm phán
3.2 Sử dụng phương pháp BATNA
BATNA (Best Alternative to a Negotiated Agreement - Lựa chọn tốt nhất nếu không đạt được thỏa thuận) là phương pháp giúp bạn xác định, lựa chọn tốt nhất của mình trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận trong quá trình đàm phán. Để sử dụng phương pháp BATNA bạn cần thực hiện theo cách dưới đây:
- Xác định lựa chọn tốt nhất nếu không đạt được thỏa thuận (BATNA) của bạn, có thể là thỏa thuận với bên thứ ba, tiến hành một giao dịch khác hoặc không tiến hành giao dịch nào cả.
- So sánh BATNA của bạn với các thỏa thuận đang được đề xuất trong quá trình đàm phán. Nếu BATNA của bạn tốt hơn hoặc ít tốn kém hơn, bạn có thể đàm phán mạnh mẽ hơn.
- Khi bạn hiểu rõ về lựa chọn tốt nhất của mình, bạn có thể sử dụng BATNA như một đòn bẩy trong quá trình đàm phán.
- Nếu thỏa thuận đề xuất không tốt hơn hoặc không đáng giá so với BATNA của bạn, hãy sẵn lòng rút lui khỏi cuộc đàm phán. Điều này giúp bạn tránh việc đồng ý với thỏa thuận không hợp lý và thúc đẩy quá trình đàm phán tiếp theo.
3.3 Đặt câu hỏi kết hợp lắng nghe
Khi đàm phán bằng tiếng Anh hay tiếng Việt thì bạn cũng đừng quên đặt câu hỏi để đối tác hiểu rõ về mục tiêu, lợi ích của cả hai bên. Đồng thời, đảm bảo đối tác hiểu rõ về toàn bộ thỏa thuận. Mặt khác, điều này còn tạo sự tương tác qua lại giữa hai bên, thể hiện sự quan tâm, mong muốn hợp tác và thúc đẩy sự hợp tác lành mạnh.
Đặt câu hỏi kết hợp lắng nghe
3.4 Kiểm soát biểu cảm và cảm xúc
Trong quá trình đàm phán, biểu cảm và cảm xúc tạo nên sự thành/bại nhất định, vì thế việc kiểm soát biểu cảm, cảm xúc là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong các tình huống xung đột hoặc căng thẳng. Bên cạnh đó, đôi khi đối tác có thể dựa vào biểu cảm của bạn để đánh giá, chốt deal “trên cơ” của bạn.
Nên, nếu bạn đang muốn trở thành nhà đàm phán giỏi thì hãy học cách kiểm soát biểu cảm, cảm xúc của mình bằng cách hít thở sâu, tự tin hơn nhé!
3.5 Duy trì mối quan hệ dù đàm phán thành công hay thất bại
Trong kinh doanh, bạn luôn phải đảm bảo “chậm mà chắc” nhất là trong mối quan hệ với đối tác, khách hàng. Vì thế, dù cuộc đàm phán có thành công hay thất bại thì bạn vẫn nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng của mình. Bởi điều này sẽ tạo sự tin tưởng, tôn trọng và mở ra nhiều cơ hội hợp tác các dự án khác trong tương lai.
Duy trì mối quan hệ dù đàm phán thành công hay thất bại
3.6 Giục tốc bất đạt
“Giục tốc bất đạt” - đôi khi mọi thứ nhanh quá sẽ khiến cho bạn không đạt được kết quả tốt nhất. Vì thế, trong cuộc đàm phán thay vì vội vàng muốn chốt deal thì hãy kiên nhẫn và dành thời gian xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng của mình. Từ đó, tạo sự tin tưởng, gắn kết và có thể mang lại kết quả lâu dài.
Phía trên là chi tiết về nguyên tắc, mẫu câu đàm phán bằng tiếng Anh thông dụng nhất để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm việc, phát triển bản thân. Ngoài ra, đừng quên truy cập tiếng Anh giao tiếp Langmaster để cập nhật cơ hội việc làm, kiến thức nghề nghiệp mới nhất !