Khi muốn đầu tư kinh doanh trực tiếp tại một nước khác thì thường sẽ sử dụng loại hình công ty đa quốc gia. Vậy bạn đã biết công ty đa quốc gia là gì chưa? Đặc điểm của công ty đa quốc gia là gì? Hôm nay hãy cùng Langmaster tìm hiểu và giải đáp các vấn đề về “Công ty đa quốc gia” ở bài viết dưới đây nhé!
1. Công ty đa quốc gia là gì?
Công ty đa quốc gia (Multinational company) là tổ chức doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở quốc gia khác với quốc gia của mình. Khía cạnh quan trọng của công ty đa quốc gia đó là kiểm soát để có thể dễ dàng phân biệt với các tổ chức đầu tư danh mục quốc tế. Ví dụ có một số quỹ tương hỗ quốc tế đầu tư vào các tập đoàn ở nước ngoài chỉ đơn giản là để đa dạng hóa rủi ro tài chính.
Công ty đa quốc gia thường sẽ có văn phòng hoặc nhà máy tại những quốc gia khác và một trụ sở chính để tập trung, nơi các cấp lãnh đạo quản lý toàn cầu. Có những công ty đa quốc gia lớn thậm chí có được nguồn vốn lớn hơn nhiều lần nguồn ngân sách của một quốc gia trên thế giới.
Một số ví dụ về công ty đa quốc có lẽ bạn đã quá quen như: Microsoft, IBM, Unilever, P&G, Samsung, Nétle,…
2. Đặc điểm của công ty đa quốc gia
2.1 Phạm vi hoạt động của công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia thì có điểm đặc trưng là về quy mô và phạm vi phân bổ tài sản của nó. Để một công ty đa quốc gia có thể tồn tại thì phải dựa vào khả năng dễ di chuyển của một số nhân tố sản xuất nhất định giữa các nước. Thay vì giới hạn việc xây dựng và quản lý nhà máy trong nước, công ty đa quốc gia có thể đặt vấn đề ở phạm vi là toàn thế giới.
Các bộ phận quản lý marketing, bộ phận tìm kiếm vốn đầu tư hoặc cơ hội đầu tư sẽ tìm kiếm thị trường tại quốc tế chứ không chỉ giới hạn ở trong nước. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các hoạt động tìm kiếm, sản xuất và quản lý trên thị trường quốc tế này là nhân tố quan trọng để nhận biết một công ty đa quốc gia.
Ví dụ:
- Vốn được tập trung ở Luân Đôn trên thị trường đô la châu Âu, có thể được sử dụng bởi một nhà máy mỹ phẩm ở Hà Lan để tài trợ việc mua thiết bị của Pháp bởi công ty con ở Italia.
- Một chiếc túi xách có thể được làm ở nhiều nước: Được thiết kế tại Ý, với những vật liệu từ Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, được hoàn thành tại Pháp và được bán trên 122 nước trên thế giới.
Bên cạnh đó yếu tố linh hoạt và tốc độ cũng là một nhân tố cần thiết cho việc hợp nhất hoạt động toàn cầu. Nếu có tốc độ thì sẽ có một vũ khí cạnh tranh lợi hại trong cuộc chiến tranh giành thị trường tại quốc tế. Tốc độ sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh chóng phát triển, có thể cho phép các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn khách hàng lớn ngay từ đầu và dễ đổi mới linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
Xem thêm:
=> CÔNG TY LIÊN DOANH LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH
=> CÔNG TY ĐẠI CHÚNG LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
2.2 Động lực phát triển
Không phải tất cả các công ty đa quốc gia đều có động lực chung để tấn công ra thị trường quốc tế. Thật ra mỗi công ty đa quốc gia khác nhau sẽ tìm kiếm những cơ hội, động lực khác nhau. Dưới đây là những nguồn động lực phổ biến của một công ty đa quốc gia:
2.2.1 Tìm kiếm vật liệu thô
Những công ty Anh, Hà Lan và Đông Ấn Độ, Pháp, công ty Bay Trading Hudson và Union Miniere Haut Katanga là những người đầu tiên tìm kiếm vật liệu thô. Ban đầu phát triển nhờ có sự che chở, bảo vệ của các đế chế thực dân Pháp, Anh, Hà Lan và Bỉ. Mục tiêu của việc này là có thể khai thác các vật liệu thô được tìm thấy ở nước ngoài. Hiện nay vẫn có rất nhiều công ty đa quốc gia khai thác mỏ, dầu lửa và kim loại.
Ví dụ:
- Các công ty đa quốc gia dầu lửa lớn như British Petroleum và Standard Oil.
- Những công ty đa quốc gia khai thác kim loại như International Nickel. Anaconda Copper, Kennecott Copper.
2.2.2 Tìm kiếm thị trường
Các công ty đa quốc gia hiện đại thường tìm kiếm thị trường ở nước ngoài để có thể sản xuất, bán hàng và đạt được nguồn doanh thu lớn ở thị trường này.
Ví dụ: IBM, Unilever, Nestle, Levi Strauss, MacDonald’s, P&G, Coca-Cola đang kinh doanh khắp mọi nơi trên thế giới, nơi mà chúng có thể đạt được doanh thu lớn.
Phần lớn các công ty đa quốc gia đầu tư tại nước ngoài là thông qua việc mua lại những tài sản hữu hình như trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng sẵn có tại nước ngoài.
Ban đầu, công ty đa quốc gia là loại hình đầu tư theo dòng chảy một chiều từ Mỹ tới Tây Âu, mãi tới những năm gần đầu thập niên 60 của thế kỷ 19. Sau đó, đầu tư theo hướng ngược chiều mới bắt đầu, nhưng chủ yếu là các công ty Tây Âu mua lại các công ty của Mỹ.
Hiện nay, các công ty Nhật đã đầu tư vào Mỹ và Tây Âu, chủ yếu để đối phó với những rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu sang những thị trường này.
2.2.3 Tối thiểu hóa chi phí
Những doanh nghiệp lập công ty đa quốc gia nhằm mục đích tối thiểu hóa chi phí sẽ tìm kiếm và đầu tư vào những quốc gia có chi phí sản xuất thấp. (Ví dụ: Đài Loan, Ireland và Hồng Kông) để duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí ở trong và ngoài nước. Thông thường các công ty đa quốc gia có mục đích tối thiểu chi phí này sẽ là công ty thuộc ngành công nghiệp điện tử. (Ví dụ: các công ty Atari, Zenith và Texas Instruments.)
2.3 Cơ chế chuyển giao nội bộ của công ty đa quốc gia
- Các công ty đa quốc gia hoạt động trong hệ thống tài chính quốc tế chứ không phải hệ thống tài chính của một nước cụ thể nào. Những cơ chế của công ty đa quốc gia bao gồm việc chuyển giao giá cả về hàng hóa, dịch vụ được trao đổi trong nội bộ, thanh toán lợi tức cổ phần, đẩy nhanh hoặc làm chậm lại các khoản thanh toán liên công ty, các khoản tín dụng liên công ty,phí và các khoản tiền phải trả cho bản quyền.
- Thông qua những quỹ và lợi nhuận được phân bổ hoặc di chuyển mà các công ty đa quốc gia sẽ có được sự tự do đáng kể trong việc lựa chọn các kênh tài chính. (Ví dụ đối với những bản quyền và nhãn hiệu thương mại sẽ có thể bán thẳng hoặc bàn giao để thu các khoản tiền về bản quyền.)
- Công ty đa quốc gia cũng có thể chuyển lợi nhuận và tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác thông qua việc điều chỉnh giá cả chuyển giao đối với các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ liên công ty. Trong dòng đầu tư, vốn có thể được chuyển ra ngoài nước dưới hình thức tín dụng với những lựa chọn khác nhau về lãi suất, kế hoạch thanh toán và đồng tiền sử dụng. Những công ty đa quốc gia có thể sử dụng những kênh khác nhau hay từng kênh kết hợp lại với nhau, để chuyển giao quỹ trên bình diện quốc tế, tùy tình hình ở từng quốc gia mà nó đã đặt chi nhánh.
- Những công ty đa quốc gia lớn mạnh có thể tạo ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế khi chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà nhà chính trị đại diện, chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị.
Xem thêm:
=> 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
=> KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ “UPDATE” BẢN THÂN MỖI NGÀY?
3. Phân loại công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia có thể được sắp xếp thành ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất như sau:
- Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang”: những công ty sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác.
Ví dụ: Công ty McDonalds, công ty Cocacola.
- Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc”: những công ty có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác.
Ví dụ: Công ty Adidas.
- Công ty đa quốc gia “nhiều chiều”: những công ty có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau, chúng kết hợp theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Ví dụ: Công ty Microsoft.
4. Lợi ích của công ty đa quốc gia
- Sự tồn tại của những công ty đa quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, có khoảng 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thương mại của thế giới. Trong đó, phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Ngoài ra, 100 công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm khoảng một phần ba tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới.
- Công ty đa quốc gia còn góp phần tạo công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập quốc nội, góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý của các nước đang phát triển.Ngoài ra, các công ty đa quốc gia cũng có thể giúp các quốc gia thay đổi cơ cấu nền kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
- Các công ty đa quốc gia còn được ca ngợi là những nhà tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, là một lực lượng quan trọng để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quan hệ quốc tế và là nguồn hy vọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở các nước thuộc Thế giới thứ ba.
Xem thêm:
=> ĐÀM PHÁN LÀ GÌ? 7 MẸO PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN HIỆU QUẢ
=> VĂN HÓA ĐÀO TẠO NỘI BỘ: SINH TRẮC VÂN TAY CHUYÊN SÂU
5. Một số công ty đa quốc gia lớn nhất ở Việt Nam
5.1 Unilever
Unilever là công ty đa quốc gia chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu sử dụng như sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm kem đánh răng, hóa chất giặt tẩy, dầu gội,… Unilever có hơn 400 nhãn hàng có tiếng trên thế giới như Signal, OMO, Knorr, Ponds, Surf, Lux, Dove, Comfort, Vaseline, P/S, Close Up,…
Unilever là doanh nghiệp đa quốc gia của Hà Lan và Anh. Hiện nay, công ty đa quốc gia này có khá nhiều chi nhánh và công ty con, có nguồn lao động lớn khoảng hơn 200 nghìn nhân lực.
5.2 Microsoft
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ do Paul Allen và Bill Gates thành lập. Microsoft có trụ sở chính tại Redmond, Washington. Doanh nghiệp này chuyên phát triển, sản xuất và bán hàng bản quyền phần mềm, hỗ trợ sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến máy tính. Công ty này là một trong những công ty có giá trị lớn nhất trên thế giới. Microsoft có chính sách tuyển chọn khá nghiêm ngặt về trình độ, trí sáng tạo và sự thông minh.
5.3 IBM
IBM là từ được viết tắt của International Business Machines. IBM là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở ở Armonk, New York. IBM rất để ý đến việc bảo đảm ích lợi công bằng của các nhân sự, kể cả các nhân viên thấp nhất. Hiện nay, IBM có hơn 350 nghìn nhân viên và đã trở thành doanh nghiệp tin học lớn nhất toàn cầu. Doanh nghiệp này đã chi khoảng 1700 USD để đào tạo các kỹ năng trong công việc cho nhân viên mới.
5.4 Samsung
Tập đoàn đa quốc gia Samsung được thành lập vào năm 1938. Có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc. Samsung là tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ. Ở Việt Nam, Samsung thuộc top những công ty đa quốc gia là nơi làm việc mơ ước.
5.5 Honda
Honda là một trong những công ty đa quốc gia lớn đang kinh doanh tại Việt Nam. Ô tô và xe máy là sản phẩm chính mà công ty này đang kinh doanh tại Việt Nam.
Qua bài viết mà Langmaster đã tổng hợp ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ được công ty đa quốc gia là gì và nắm được những đặc điểm của công ty đa quốc gia rồi đúng không. Hãy áp dụng những kiến thức bổ ích này để cuộc sống của bản thân trở nên thuận lợi hơn các bạn nhé!