Hiện nay, công ty liên doanh đang là hình thức doanh nghiệp phổ biến, đã có một số đóng góp nhất định vào nền kinh tế nước nhà. Có rất nhiều công ty, tổ chức trong nước đang có ý định liên doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài. Để làm được điều đó, họ cần hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của loại hình công ty liên doanh. Cùng tìm hiểu cụ thể công ty liên doanh là gì trong bài viết sau đây bạn nhé!
1. Công ty liên doanh là gì?
Công ty liên doanh tiếng Anh là Joint Venture Company, là loại hình doanh nghiệp phổ biến với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Công ty liên doanh là do hai bên hoặc nhiều bên doanh nghiệp hợp tác với cùng thành lập dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Mỗi bên khi đăng ký liên doanh đều cam kết phải có trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp.
Công ty liên doanh thành lập dựa theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Mỗi bên liên doanh phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết đã đóng góp vào vốn pháp định của Công ty.
Một số ví dụ về công ty liên doanh tại Việt Nam như: Honda Việt Nam, Cửu Long JOC, Nhà Máy Bia Heniken Việt Nam, Unilever Việt Nam…
2. Công ty liên doanh có đặc điểm gì?
Sau đây sẽ là một số các đặc điểm pháp lý chủ yếu của công ty liên doanh:
- Thứ nhất, Công ty liên doanh là loại hình công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, tài sản của doanh nghiệp sẽ tách bạch với tài sản của các bên tham gia vào doanh nghiệp, chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào của mình.
- Thứ hai, Công ty liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập theo hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa nhà nước Việt Nam với nước ngoài. Công ty liên doanh ở Việt Nam là tổ chức kinh tế độc lập, có thể độc lập tham gia những hoạt động kinh doanh một cách bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác, cũng như chịu trách nhiệm về các hoạt động mà mình kinh doanh.
- Thứ ba, giấy phép đầu tư hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp liên doanh.
- Thứ tư, các doanh nghiệp liên doanh đảm bảo vốn pháp định tối thiểu phải đủ 30% vốn đầu tư thành lập công ty. Đối với những dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích kinh doanh thì số vốn có thể thấp hơn, tuy nhiên không được vượt quá 20% số vốn đầu tư và cần phải được cơ quan cấp phép chấp thuận.
- Thứ năm, công ty liên doanh là loại hình có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của nhiều nhà đầu tư đến từ nước ngoài và Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ có ảnh hưởng đến mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, quyết định tỷ lệ lợi nhuận được hưởng, cũng như rủi ro mỗi bên phải gánh chịu.
Xem thêm:
=> CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ?
=> CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LÀ GÌ? CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
3. Điều kiện thành lập công ty liên doanh
Để thành lập được công ty liên doanh, mỗi bên đầu tư góp vốn sẽ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp sau đây:
- Cá nhân chủ đầu tư đảm bảo đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không vi phạm các quy định của pháp luật hay bị phạt hành chính.
- Chủ đầu tư cần có sự cam kết đủ nguồn tài chính góp vốn.
- Vốn pháp định, hồ sơ đăng ký và ngành nghề kinh doanh của công ty liên doanh phải tuân thủ đúng như quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Thông tin và giấy tờ pháp lý những người tham gia góp vốn đầu tư công ty (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu)
- Điều lệ hoạt động của công ty
- Giấy xác nhận đăng ký góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài
- Biên bản họp các thành viên góp vốn
- Hợp đồng liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài
- Quyết định bổ nhiệm
5. Thủ tục đăng ký thành lập công ty
- Các nhà đầu tư góp vốn thỏa thuận về tỷ lệ đầu tư và xác nhận hợp đồng.
- Xin giấy chứng nhận đầu tư tại Sở kế hoạch đầu tư (đối với các công ty có nguồn vốn góp từ nhà đầu tư nước ngoài).
- Thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp.
Xem thêm:
=> CÔNG TY HỢP DANH LÀ GÌ? NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH BẠN NÊN BIẾT
=> 12+ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CẦN CÓ Ở MỘT NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
6. Một số quy định về công ty liên doanh
- Chủ thể đăng ký thành lập công ty liên doanh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc pháp nhân đang hoạt động và được thành lập hợp pháp.
- Người được ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bằng các hình thức như: trực tiếp tại cơ quan đăng ký, đăng ký qua cổng thông tin điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Cá nhân đăng ký kinh doanh sẽ được cấp cho tài khoản đăng ký trên cổng đăng ký điện tử. Cá nhân đó cần phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký thông tin cũng như sử dụng tài khoản đăng ký.
- Sau 3 ngày đăng ký, những hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp bởi phía cơ quan đăng ký. Những hồ sơ còn thiếu sẽ có thông báo bổ sung, còn hồ sơ bị từ chối sẽ được thông báo và ghi rõ lý do.
- Mỗi doanh nghiệp cần có mã số doanh nghiệp để thuận tiện các nghĩa vụ liên quan đến thủ tục hành chính, thuế…
- Tên doanh nghiệp gồm tên riêng và loại hình doanh nghiệp (có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh).
- Trụ sở chính/ chi nhánh/ văn phòng đại diện của công ty liên doanh phải gắn tên doanh nghiệp. Ngoài ra, các hồ sơ, giấy tờ giao dịch và sản phẩm của công ty phát hành cũng đều phải in tên công ty.
- Các doanh nghiệp mang tên nước ngoài có thể dịch nghĩa hoặc giữ nguyên.
7. Những ưu điểm, hạn chế của công ty liên doanh
7.1 Ưu điểm
Công ty liên doanh là hình thức Công ty đem đến nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư Việt Nam lẫn nhà đầu tư nước ngoài:
- Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khi tham gia Công ty liên doanh, bên cạnh việc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, họ còn có điều kiện tiếp cận với nền khoa học hiện đại, cũng như trình độ quản lý kinh tế tiên tiến.
- Đối với phía nước ngoài, lợi thế mà họ được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn vì trong môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ, nếu như không có bên Việt Nam hỗ trợ thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.
7.2 Hạn chế
Công ty liên doanh cũng có một số hạn chế nhất định, chẳng hạn như:
- Sự ràng buộc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải chặt chẽ. Việc điều hành và quản lý doanh nghiệp cần phải có các chuyên gia thực thụ.
- Vấn đề bất đồng ngôn ngữ: Việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải trau dồi ngôn ngữ quốc tế. Ngoài ra, sự khác biệt còn về truyền thống, phong tục, thời trang kinh doanh,... vì thế có thể sẽ phát sinh một số các mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.
Tóm lại, Công ty liên doanh là loại hình doanh nghiệp đang rất được quan tâm hiện nay. Hy vọng các kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi “Công ty liên doanh là gì?” và hiểu thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến hình thức kinh doanh này nhé!